Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Dự trữ ngoại hối nhà nước, thường gọi tắt là dự trữ ngoại hối hoặc dự trữ ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu trách về tiền tệ của một quốc gia hay lãnh thổ nắm giữ. Đây là một loại tài sản của Nhà nước được cất giữ dưới dạng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh như: Dollar Mỹ, Euro, Yên Nhật, v.v...) nhằm mục đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia.
Ngoại hối có thể được dự trữ dưới hình thức:
Có ba tiêu chí chính:
Nói cách khác, quy mô dự trữ ngoại hối được tính bằng số tuần nhập khẩu. Tiêu chí này cho thấy mức độ hỗ trợ thanh toán quốc tế của dự trữ ngoại hối. Theo đánh giá của IMF, dự trữ ngoại hối có quy mô tương đương 12 đến 14 tuần nhập khẩu thì quốc gia sẽ được coi là đủ dự trữ ngoại hối.
Tiêu chí này cho thấy khả năng đối phó của quốc gia khi có hiện tượng tấn công ngoại tệ hoặc rút tiền ra nước ngoài.
Tiêu chí này cho thấy khả năng can thiệp tỷ giá hối đoái của ngân hàng trung ương. Tỷ lệ từ 10% đến 20% được coi là đủ dự trữ ngoại hối.
Quốc gia/lãnh thổ | Tương đương tỷ USD (tính đến cuối tháng) |
---|---|
Trung Quốc | 1066 (tháng 12) |
Nhật Bản | 895 (tháng 12) |
Nga | 303 (19/1/2007) |
Đài Loan (Đài Loan) | 266 (tháng 12) |
Hàn Quốc | 239 (tháng 12) |
Ấn Độ | 177 (12/1/2007) |
Singapore | 137 (tháng 12) |
Hồng Kông ( Trung Quốc) | 133 (tháng 12) |
Đức | 113 (tháng 11) |
^ Dự trữ ngoại hối của Việt Nam tính đến tháng 10/2019 đạt tương đương 71 tỷ USD.[1]