Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. (tháng 5 năm 2015) |
Ở Canada, trách nhiệm pháp lý ở các trường đại học thuộc về các tỉnh và vùng lãnh thổ Canada. Quyết định phân trách nhiệm đào tạo ở các trường đại học cho các cơ quan lập pháp địa phương được ban hành trong Đạo luật Anh Bắc Mỹ vào năm 1867, sau đó đổi tên thành Luật Hiến pháp năm 1982; trong đó tuyên bố:"mỗi tỉnh, Cơ quan Lập pháp độc quyền trong xây dựng các luật liên quan đến Giáo dục".[1] Với nội dung đã thỏa thuận trong bản Hiến pháp, một hệ thống giáo dục dành cho các trường đại học đã được phát triển khác nhau ở mỗi tỉnh.[2] Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ là cơ cấu trình độ đại học tỉnh được sắp xếp cho người thiểu số ở Canada. Với trách nhiệm pháp lý cho thổ dân theo hiệp ước Status thuộc liên bang chính phủ Canada dưới Hiến pháp Canada năm 1982, chính phủ Liên bang chịu trách nhiệm tài trợ cơ hội học tập giáo dục cho cộng đồng thổ dân.[3]
Liên đoàn các trường đại học và cao đẳng ở Canada (AUCC), là tổ chức bao gồm các trường đại học ở Canada, định nghĩa hai loại riêng biệt của các trường sau trung học ở Canada: đại học & cao đẳng. Đại học cấp bằng đại học, bao gồm bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ; trong khi đó cao đẳng chỉ cấp văn bằng tốt nghiệp.[4] Trong một số trường hợp, đại học phải là thành viên của AUCC để có thể cấp bằng chứng chỉ.[5] Tuy nhiên, các tỉnh thành viên sẽ không có sự bảo đảm về tình trạng đại học. Chính phủ ở tỉnh và vùng lãnh thổ cung cấp phần lớn kinh phí cho các trường đại học công lập, với phần còn lại của kinh phí từ chính phủ liên bang,[6] học phí, và kinh phí nghiên cứu.[7] Điểm các nhau cơ bản giữa đại học ở tỉnh là lượng kinh phí mỗi trường nhận được. Các đại học ở Quebec nhận nhiều tài trợ nhất và có học phí thấp nhất, trong các đại học ở Đại Tây Dương Canada nhận tài trợ ít nhất [7]. Trong số các quốc gia G7, Canada có tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học, sau đại học cao nhất trong lực lượng lao động đất nước. Canada cũng là quốc gia có tỉ lệ phần trăm sinh viên đại học tốt nghiệp trong lực lượng lao động cao nhất với 22%.[8] Có khoảng xấp xỉ 1.2 triệu sinh viên đại học ở Canada theo tổng số dưới đây.
Có tổng cộng 83 đại học ở Canada là các viện đại học độc lập với cấp bậc giáo dục trên trung học và có thẩm quyền cấp các chứng chỉ và bằng cấp cho học viên.[cần dẫn nguồn] 7 trong số các đại học này tọa lạc ở Montreal, Quebec - đây cũng là thành phố có nhiều trường đại học nhất ở Canada. 6 đại học khác nằm ở Halifax, Nova Scotia. Từ năm 2008 trở đi, có 5 đại học được công nhận ở quận khu vực Đại Vancouver. 5 đại học khác tọa lạc ở Toronto, Ontario, thành phố đông dân cư nhất của đất nước. Thủ đô Ottawa sở hữu 3 đại học. Đại học lâu đời nhất ở Canada, Université Laval, được thành lập vào năm 1663 với tư cách là một trường dòng và sau đó cấp quy chế đại học vào năm 1852. Đại học Quest là đại học nhỏ nhất Canada với số sinh viên là 80 người, trong khi đó Đại học Quebec là lớn nhất với 87.000 sinh viên.
Bảng viết tắt:
Có 5 trường đại học ở Alberta và 13 trường cao đẳng. Hầu hết các trường cao đẳng tự xem là các trường "cao đẳng đại học", tuy nhiên vẫn không phải là đại học mang tính hợp pháp, mặc dù bằng cấp tương đương đại học.[9]
Giáo dục sau cấp bậc Trung học ở Alberta được quy định bởi Bộ Giáo dục và Công nghệ nâng cao [9] Hiện có 2 trường ở Calgary: Đại học Calgary và Đại học Mount Royal (mặc dùng trường đại học Lethbridge cũng có khuôn viên tại trung tâm thành phố). Edmonton, thủ phủ tỉnh Alberta, là nơi có Đại học Alberta, trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất tỉnh.
Năm 2009, một dự luật được thông qua bởi Lập pháp Alberta cho phép 2 trường công lập cấp chứng chỉ (Cao đẳng MacEwan ở Edmonton và Cao đẳng Mount Royal ở Calgary) đổi tên thành đại học.[10] Cao đẳng Mount Royal đổi tên thành đại học Mount Royal vào ngày 3 tháng 9 năm 2009 [11] vào cao đẳng Grant MacEwan trở thành đại học Grant MacEwan vào ngày 24 tháng 9 năm 2009.[12]
Tên trường | Địa điểm(s) | Ngôn ngữ | Thành lập | Đại học | Sau đại học | Tổng | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại học Alberta | Edmonton, Camrose | B | 1906 | 29.250 | 6.930 | 36.180 | [13] |
Đại học Athabasca | Athabasca | E | 1970 | 36.240 | 3.460 | 39.700 | [14] |
Đại học Calgary | Calgary | E | 1966 | 23.320 | 6.540 | 29.860 | [15] |
Đại học Lethbridge | Lethbridge, Edmonton, Calgary | E | 1967 | 7.930 | 300 | 8.230 | [16] |
Đại học Mount Royal | Calgary | E | 1910 | 10.670 | 0 | 10.670 | [17] |
Đại học Grant MacEwan | Edmonton | E | 1971 | 11.721 | 0 | 11.721 | [18] |
Có 4 trường nghiên cứu chuyên sâu ở British Columbia, đó là: Đại học British Columbia, Đại học Vitoria, Đại học Simon Fraser và Đại học Northern British Columbia. Tổng cộng, có 11 trường đại học công lập & 4 trường tư thục.
Chương trình chứng chỉ mới cho tất cả trường đào tạo văn bằng phải được chứng thực bởi bộ Kinh tế Vùng miền & Phát triển Kỹ năng hoặc bộ Khoa học & Đại học. Bộ Khoa học & Đại học cũng đưa ra các thỏa thuận với trường tư thục cấp chứng chỉ ở British Columbia và sử dụng cụm từ "trường đại học" chỉ dành cho mục đích giáo dục.[19] Sáu trường bao gồm – Đại học Capilano, Đại học Nghệ thuật & Thiết kế Emily Carr, Đại học Fairleigh Dickinson, Đại học Kwantlen Polytechnic, Đại học Simon Fraser, và Đại học British Columbia – nằm ở vùng Metro Vancouver, vùng đông dân nhất British Columbia, và 4 trường – Đại học Vancouver Island, Đại học Royal Roads, Đại học Victoria, và Đại học Canada West – nằm ở đảo Vancouver. Hai trường công lập, Đại học Capilano và Đại học Kwantlen Polytechnic và một trường tư thục Đại học Quest là các trường chủ yếu dành cho hệ đại học.
Đại học lâu đời là Đại học British Columbia, thành lập năm 1908,[20] theo sau là Đại học Victoria, cũng thành lập năm 1908. Có 5 trường chính thức được chỉ định là trường đại học vào ngày 1 tháng 9 năm 2008:[21] Đại học Capilano, Đại học Nghệ thuật & Thiết kế Emily Carr, Đại học Kwantlen Polytechnic, Đại học Fraser Valley, và Đại học Vancouver Island. Số lượng tuyển sinh tại British Columbia từ 80 sinh viên (Đại học Quest) đến 45,484 sinh viên (Đại học British Columbia).
Có 5 trường đại học ở Manitoba,[37] dưới sự quản lý của Bộ Giáo dục & Văn học Nâng cao.[38] Bốn trường này là—Đại học Manitoba, Đại học Saint-Boniface, Đại học Canadian Mennonite và Đại học Winnipeg—nằm ở Winnipeg, thành phố thủ phủ và lớn nhất tỉnh. Cao đẳng Saint-Boniface, thành lập năm 1818, là trường lâu đời nhất nói dạy bằng tiếng Pháp, và Đại học Brandon, thành lập năm 1899 ở Brandon, Mb., là đại học mới nhất.
Tên trường | Địa điểm | L | E | U | P | T | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại học Brandon | Brandon | E | 1899 | 3.140 | 120 | 3.260 | [39] |
Đại học Canadian Mennonite | Winnipeg | E | 1944 | 1.600 | 0 | 1.600 | [40] |
Đại học Manitoba | Winnipeg | B | 1877 | 23.640 | 3.160 | 26.800 | [41] |
Đại học Saint-Boniface | Winnipeg | F | 1818 | 930 | 54 | 984 | [42] |
Đại học Winnipeg | Winnipeg | E | 1871 | 9.010 | 0 | 9.010 | [43] |
Có 7 trường đại học điều lệ ở New Brunswick; 4 trường đại học công lập,[37] quản lý bộ Giáo dục Trung học, Đào tạo và Lao động,[44] và 3 trường tôn giáo. New Brunswick có trường đại học tiếng Anh đầu tiên ở Canada và trường công lập đầu tiên ở Bắc Mỹ, đó là (Đại học New Brunswick);[45] và cũng có trường đại học đầu tiên của Đế Chế Anh quốc có trao bằng giải thưởng cho phụ nữ vào năm 1875, đó là Đại học Mount Allison.[46] Đại học St. Thomas và Đại học New Brunswick có trụ sở tại thành phố thủ phủ Fredericton và UNB cũng có trụ sở tại Saint John. Đại học Thomas là đại học duy nhất trong tỉnh không có tuyển chương trình đại học. Được thành lập năm 1785, New Brunswick là đại học lâu đời nhất tỉnh, và Đại học Moncton là đại học non trẻ nhất, thành lập năm 1963. Trường công lập tuyển sinh sinh viên từ Đại học Mount Allison với 2,48 sinh viên tới Đại học New Brunswick với 10,587 sinh viên. Đại học Crandall là một trong 3 trường tư thục lớn nhất mong đợi sẽ có số lượng tuyển sinh vào khoảng 1,200 sinh viên.
Tên trường | Địa điểm(s) | L | E | U | P | T | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại học Kingswood | Sussex | E | 1945 | 300 | 0 | 300 | [47]Bản mẫu:Cập nhật sau |
Đại học Crandall | Moncton | E | 1949 | 685 | 0 | 685 | [48]Bản mẫu:Cập nhật sau |
Đại học Moncton | Moncton, Shippagan, Edmundston | F | 1963 | 5.184 | 738 | 5.922 | [49]Bản mẫu:Cập nhật sau |
Đại học Mount Allison | Sackville | E | 1839 | 2.648 | 12 | 2.660 | [49][cần cập nhật] |
Đại học New Brunswick | Fredericton & Saint John | E | 1785 | 9.253 | 1.444 | 10.697 | [49]Bản mẫu:Cập nhật sau |
Đại học St. Stephen | St. Stephen | E | 1975 | 100 | 0 | 100 | [50][cần cập nhật] |
St. Thomas University | Fredericton | E | 1910 | 2.655 | 0 | 2.655 | [49]Bản mẫu:Cập nhật sau |
Đạo luật về bằng cấp ở Newfoundland và Labrador quy định mức độ cấp bằng các đại học trong tỉnh.[51] Chỉ có trường đại học ở Newfoundland và Labrador,[37] Đại học Memorial Newfoundland, có trụ sở ở 2 thành phố, ở St. John's, thủ phủ của Newfoundland và Labrador,và ở thành phố biển phía Tây tỉnh, Corner Brook. Với lượng sinh viên tuyển sinh là 18,172, Đại học Memorial Newfoundland là trường lớn nhất ở Atlantic Canada.[52]
Tên trường | Địa điểm(s) | L | E | U | P | T | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại học Memorial Newfoundland | St. John's, Corner Brook & Harlow, UK | E | 1925 | 15.454 | 3.118 | 18.572 | [49]Bản mẫu:Cập nhật sau |
Có 11 trường đại học ở tỉnh nằm trong Canada thuộc Nova Scotia.[53] Sáu trường đại học bao gồm – the Trường Thần học Đại Tây Dương, Đại học Dalhousie, Đại học Mount Saint Vincent, the Đại học NSCAD, Đại học Saint Mary, và trường Đại học Cao đẳng King – nằm ở khu vực đô thị Halifax, thành phố thủ phủ của Nova Scotia và là khu vực đô thị lớn nhất vùng Đại Tây dương Canada. Đại học lâu đời nhất là Đại học cao đẳng King, thành lập năm 1789, và đại học mới nhất là đại học Cape Breton, thành lập năm 1974. Tuyển sinh đại học ở Nova Scotia từ 125 sinh viên ở Trường Thần học Đại Tây Dương đến 15,970 sinh viên ở trường đại học Dalhousie.
Một vài trường đại học ở Nova Scotia có sự liên kết mạnh mẽ với tôn giáo. Trường đại học cao đẳng King, thành lập đầu tiên ở Windsor, giữ sự phân biệt của việc trở thành trường đầu tiên có quyền hạn đại học ở Anh Bắc Mỹ, vào thời điểm thời gian tiền Canada khi không có sự kiểm soát của chính phủ. Trường đặt dưới sự quản lý của Nhà thời Anh quốc. Đại học Dalhousie, tiền thân là cao đẳng Dalhousie, thành lập ở Halifax năm 1820 với sự giúp đỡ của nhà thờ Presbyterian và Đại học Acadia được thành lập bởi nhà thờ dòng Baptists. Công giáo đã hình thành đại học Saint Mary và đại học Saint Francis Xavier.[54]
Tên trường | Địa điểm (s) | L | E | U | P | T | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại học Acadia | Wolfville | E | 1838 | 3.437 | 519 | 3.956 | [49]Bản mẫu:Cập nhật sau |
Trường Thần học Đại Tây Dương | Halifax | E | 1971 | 0 | 147 | 147 | [49]Bản mẫu:Cập nhật sau |
Đại học Cape Breton | Sydney | E | 1974 | 2.987 | 181 | 3.168 | [49]Bản mẫu:Cập nhật sau |
Đại học Dalhousie | Halifax | E | 1818 | 13.478 | 3.783 | 17.261 | [49]Bản mẫu:Cập nhật sau |
Đại học Cao đẳng King | Halifax | E | 1789 | 1.250 | 7 | 1.257 | [49]Bản mẫu:Cập nhật sau |
Đại học Mount Saint Vincent | Halifax | E | 1873 | 2.898 | 959 | 3.857 | [49]Bản mẫu:Cập nhật sau |
Cao đẳng Nông nghiệp Nova Scotia | Bible Hill | E | 1905 | 910 | 84 | 994 | [49]Bản mẫu:Cập nhật sau |
Đại học NSCAD | Halifax | E | 1887 | 986 | 27 | 1.013 | [49]Bản mẫu:Cập nhật sau |
Đại học Saint Francis Xavier | Antigonish | E | 1853 | 4.571 | 356 | 4.927 | [49]Bản mẫu:Cập nhật sau |
Đại học Saint Mary | Halifax | E | 1802 | 6.682 | 575 | 7.257 | [49]Bản mẫu:Cập nhật sau |
Đại học Sainte-Anne | Church Point | F | 1890 | 438 | 63 | 501 | [49]Bản mẫu:Cập nhật sau |
Có khoảng 23 trường công lập được tài trợ ở Ontario có quyền cấp bằng chứng chỉ.[55] Ngoài ra có 17 đại học tư nhân được tài trợ và đại học tôn giáo.[56] Mỗi trường đều được thành lập thông qua Viện Lập pháp Ontario hoặc thông qua Hiến pháp.[57] Sinh viên đăng ký hồ sơ vào các đại học công lập Ontario thông qua Trung tâm Hồ sơ đại học Ontario. Đại học Toronto là đại học lâu đời nhất, thành lập năm 1827, và đại học Algoma là đại học mới nhất, thành lập năm 2008. Trường có lượng sinh viên tuyển sinh lớn nhất là đại học Toronto, với 3 trụ sở: trụ sở tại St. George (trụ sở chính), trụ sở Scarborough, và trụ sở Mississauga.[58]
Chỉ có một đại học ở đảo Prince Edward cấp bằng chứng chỉ.[37] Giáo dục đại học trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền của Cục Giáo dục Đại học và Dịch vụ Cộng tác thuộc Bộ Giáo dục và Phát triển Mầm non.[83] Đại học đảo Prince Edward là đại học duy nhất ở thành phố trung tâm Charlottetown. Đại học là sự kết hợp của Cao đẳng Hoàng tử xứ Wales, từng là trường đại học được thành lập năm 1834 và đại học Saint Dunstan, thành lập năm 1855.[84]
Học viện | Địa điểm | L | E | U | P | T | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại học đảo Prince Edward | Charlottetown | E | 1969 | 4.276 | 324 | 4.600 | [49][cần cập nhật] |
Có 17 trường trong cộng đồng tiếng Pháp ở Quebec. Trong số 17 trường có 14 trường tiếng Pháp và 3 trường tiếng Anh, tất cả được công nhận bởi 'Conférence des recteurs et des principaux des universités de Québec.[85]
Bảy trường – Đại học University, École de technologie supérieure, École Polytechnique de Montréal, HEC Montréal, Đại học McGill, Université de Montréal, và Université du Québec à Montréal – nằm ở Montreal, thành phố đông dân nhất Quebec, và 3 trường – École nationale d'administration publique, Institut national de la recherche scientifique, và Đại học Laval – ở Quebec City, thủ phủ tỉnh Quebec.
Đại học lâu đời nhất là Đại học Laval, thành lập năm 1663. Có 2 trường thành lập năm 1974, là các trường gần đây đó là: École de technologie supérieure và đại học Concordia. Các trường ở Quebec tuyển sinh từ 480 sinh viên (Institut national de la recherche scientifique) đến 55,540 sinh viên (Université de Montréal).
Có 3 trường đại học tại Saskatchewan.[37] Chính phủ Saskatchewan thiếp lập quy chế riêng cho từng các đại học cấp chứng chỉ; điều này dựa vào thẩm quyền của các tổ chức, các quy định và các văn bản luật.[103] Đại học Đệ nhất Quốc gia Canada và Đại học Regina cùng ở Regina, thành phố thủ phủ tỉnh Saskatchewan. Đại học Regina là đại học lâu đời nhất, thành lập năm 1907, còn Đại học Đệ nhất Quốc gia Canada là đại học mới nhất, thành lập năm 1976.
Đại học Saskatchewan là đại học lớn nhất ở Saskatchewan với 18,620 sinh viên, và Đại học Đệ nhất Quốc gia Canada là đại học nhỏ nhất với 840 sinh viên. Đại học Đệ nhất Quốc gia Canada là đại học Canada duy nhất phục vụ cho nhu cầu của sinh viên Đệ Nhất Quốc gia. Nó có nguồn gốc từ tên gọi Liên đoàn Quốc gia Ấn Độ Saskatchewan, và khi thành lập, trường đã thỏa thuận với đại học Regina tạo ra cao đẳng liên đoàn Ấn Độ Saskatchewan (SIFC). Bản thỏa thuận cho phép FNUC trở nên độc lập và phục vụ cho nhu cầu của sinh viên Đệ Nhất Quốc gia (First Nation).[104]
Tên trường | Địa điểm(s) | L | E | U | P | T | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại học Đệ nhất Quốc gia Canada | Regina, Saskatoon & Prince Albert | E | 1976 | 840 | 0 | 840 | [105] |
Đại học Regina | Regina, Saskatoon & Swift Current | E | 1911 | 10.690 | 1.480 | 12.170 | [106] |
Đại học Saskatchewan | Saskatoon | E | 1907 | 16.430 | 2.190 | 18.620 | [107] |
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp)