Entacmaea quadricolor

Entacmaea quadricolor
Xúc tu và củ của E. quadricolor
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Cnidaria
Lớp (class)Anthozoa
Bộ (ordo)Actiniaria
Họ (familia)Actiniidae
Chi (genus)Entacmaea
Loài (species)E. quadricolor
Danh pháp hai phần
Entacmaea quadricolor
(Leuckart, 1828)
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
    • Actinia adhaerens Hemprich & Ehrenberg, 1834
    • Actinia ehrenbergii Brandt, 1835
    • Actinia erythrosoma Hemprich & Ehrenberg, 1834
    • Actinia helianthus Hemprich & Ehrenberg, 1834
    • Actinia quadricolor Leuckart, 1828
    • Actinia vas
    • Actinia vasa Quoy & Gaimard, 1830
    • Actinia vasum
    • Anemonia adhaerens Ehrenberg
    • Anemonia adherens
    • Anemonia erythrosoma Ehrenberg
    • Anemonia kwoiam Haddon & Shackleton, 1893
    • Antheopsis carlgreni Lager, 1911
    • Cereactis quadricolor Leuckart
    • Condylactis ramsayi Haddon & Shackleton, 1893
    • Corynactis quadricolor Leuckart
    • Corynactis vas Quoy & Gaimard
    • Crambactis arabica Haeckel, 1876
    • Crambractis arabica
    • Cymbactis maxima Wassilieff, 1908
    • Entacmaea actinostoloides
    • Entacmaea adhaerens Hemprich & Ehrenberg
    • Entacmaea quadricolour
    • Gyrostoma haddoni Lager, 1911
    • Gyrostoma heliantus
    • Gyrostoma hertwigi Kwietniewski, 1897
    • Gyrostoma quadricolor
    • Gyrostoma stuhlmanni Carlgren, 1900
    • Gyrostoma sulcatum Lager, 1911
    • Melactis vas
    • Paracicyonis maxima
    • Paractis adhaerens
    • Paractis ehrenbergii Br.
    • Paractis erythrosoma
    • Paractis helianthus
    • Physobrachia douglasi Saville-Kent, 1893
    • Physobrachia ramsayi Mariscal, 1970
    • Psychobrachia douglasi
    • Ropalactis vas Quoy & Gaimard

Entacmaea quadricolor là một loài hải quỳ thuộc chi Entacmaea trong họ Actiniidae. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1828.

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Biển Đỏ, phạm vi của E. quadricolor xuất hiện trải dài trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, giới hạn phía bắc đến Nhật Bản, phía nam đến Úc, xa về phía đông đến tiểu vùng MicronesiaMelanesia[1].

Độ sâu tối thiểu mà loài này được tìm thấy là 200 m[2]. Hải quỳ nhỏ sống ở vùng nước nông, có xu hướng hợp thành cụm nhóm, thường sống trên đỉnh các rạn san hô, bám mình vào các khe hốc. Hải quỳ trưởng thành thường sống đơn độc ở vùng nước sâu hơn[3].

Hải quỳ thường giấu thân mình trong hốc kẽ, có màu nâu, đôi khi phớt đỏ hoặc xanh lục nhạt. Đĩa miệng màu nâu, cùng màu với xúc tu. Xúc tu dài đến 10 cm, thường phình ở gần ngọn tạo thành "củ" hoặc một phần bên dưới; bao quanh củ là một vòng trắng. Ngọn của xúc tu màu đỏ, hiếm khi màu xanh lam. Xúc tu có thể xẹp xuống khi có động và chuyển sang màu lục xám[1].

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở vùng nước nông, E. quadricolor có kích thước nhỏ (đường kính đĩa miệng khoảng 5 cm), thường hợp lại với nhau thành các nhóm bám trên khe đá hoặc gần các nhánh san hô; còn ở vùng nước sâu, E. quadricolor sống đơn độc và có kích thước lớn (đường kính đến 40 cm)[1]. Phần củ trên xúc tu có liên quan đến sự xuất hiện của cá hề, và có thể biến mất nếu cụm hải quỳ đó không có cá hề sống cộng sinh[1].

E. quadricolor là hải quỳ được nhiều loài cá hề chọn làm vật chủ để sống cộng sinh nhất, bao gồm:

Tôm Ancylomenes longicarpus cộng sinh với E. quadricolor

Ngoài cá hề, nhiều loài sinh vật khác cũng chọn hải quỳ E. quadricolor làm nơi cư trú, như cá thia con Dascyllus trimaculatus[4], bàng chài con Thalassoma amblycephalum[5] hay tôm Periclimenes brevicarpalis[6].

Một nghiên cứu khảo sát về cá hề A. bicinctus và hai loài hải quỳ cộng sinh của chúng, E. quadricolorHeteractis crispa, được tiến hành dọc theo bờ biển bán đảo Sinai (phía bắc Biển Đỏ). Tại khu vực có mật độ H. crispa cao, loài hải quỳ này được chiếm giữ bởi A. bicinctus non, hoặc không có bất kỳ cá thể nào cư trú trong hải quỳ; ở khu mật độ thấp, H. crispa là nơi cư trú của những nhóm A. bicinctus non. Ngược lại, E. quadricolor lại là nhà của những cá thể trưởng thành sống đơn lẻ (nơi có mật độ E. quadricolor cao) hoặc những cặp cá sinh sản cùng bầy cá con (mật độ E. quadricolor thấp). Bởi vì H. crispa không đủ lớn để bảo vệ cá hề khỏi những loài ăn thịt khi trưởng thành nên chúng đã di cư sang E. quadricolor[7]. H. crispa có thể chỉ đóng vai trò là nơi trú ẩn tạm thời dành cho cá con[8].

Độc tố và tác dụng dược học

[sửa | sửa mã nguồn]

Nọc độc của hải quỳ E. quadricolor có tác dụng ức chế đáng kể tế bào A431 gây ung thư da[9].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Daphne Gail Fautin, Gerald R. Allen (1997). “Chapter 1. Sea anemones”. Anemone fishes and their host sea anemones: a guide for aquarists and divers. Perth, Tây Úc: Western Australian Museum. ISBN 978-0730983651. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ M. L. D. Palomares và D. Pauly (chủ biên). Thông tin Entacmaea quadricolor trên SeaLifeBase. Phiên bản tháng 8 năm 2021.
  3. ^ Daphne Gail Fautin; S. H. Tan; Ria Tan (2009). “Sea anemones (Cnidaria: Actiniaria) of Singapore: Abundant and well-known shallow-water species” (PDF). The Raffles Bulletin of Zoology. 22: 128.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Daphne Gail Fautin, Gerald R. Allen (1997). “Chapter 2. Anemonefishes”. Anemone fishes and their host sea anemones: a guide for aquarists and divers. Perth, Tây Úc: Western Australian Museum. ISBN 978-0730983651. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Arvedlund, Michael; Iwao, Kenji; Brolund, Thea Marie; Takemura, Akihiro (2006). “Juvenile Thalassoma amblycephalum Bleeker (Labridae, Teleostei) dwelling among the tentacles of sea anemones: A cleanerfish with an unusual client?”. Journal of Experimental Marine Biology and Ecology. 329 (2): 161–173. doi:10.1016/j.jembe.2005.08.005. ISSN 0022-0981.
  6. ^ D. G., Fautin; C. C., Guo; J. S., Hwang (1995). “Costs and benefits of the symbiosis between the anemoneshrimp Periclimenes brevicarpalis and its host Entacmaea quadricolor (PDF). Marine Ecology Progress Series. 129: 77–84. doi:10.3354/meps129077. ISSN 0171-8630.
  7. ^ Chadwick, Nanette E.; Arvedlund, Michael (2005). “Abundance of giant sea anemones and patterns of association with anemonefish in the northern Red Sea”. Journal of the Marine Biological Association of the United Kingdom. 85 (5): 1287–1292. doi:10.1017/S0025315405012440. ISSN 1469-7769.
  8. ^ Huebner, L. K.; Dailey, B.; Titus, B. M.; Khalaf, M.; Chadwick, N. E. (2012). “Host preference and habitat segregation among Red Sea anemonefish: effects of sea anemone traits and fish life stages” (PDF). Marine Ecology Progress Series. 464: 1–15. doi:10.3354/meps09964. ISSN 0171-8630.
  9. ^ Ramezanpour, M.; Burke da Silva, K.; Sanderson, B. J. S. (2012). “Differential susceptibilities of human lung, breast and skin cancer cell lines to killing by five sea anemone venoms” (PDF). Journal of Venomous Animals and Toxins including Tropical Diseases. 18 (2): 157–163. doi:10.1590/S1678-91992012000200005. ISSN 1678-9199.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan