監察院 Jiānchá Yuàn (Quan thoại) Kam-chhat Yen (Khách gia) | |
Tổng quan Cơ quan | |
---|---|
Thành lập | Tháng 2 năm 1931 |
Quyền hạn | Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) |
Trụ sở | Trung Chính, Đài Bắc, Đài Loan 25°02′43″B 121°31′12″Đ / 25,04528°B 121,52°Đ |
Lãnh đạo Cơ quan | |
Website | www.cy.gov.tw |
Giám sát viện | |||||||||||||||||||||||||||
Phồn thể | 監察院 | ||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Giản thể | 监察院 | ||||||||||||||||||||||||||
|
Giám sát viện, một trong năm nhánh của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, là cơ quan điều tra giám sát các nhánh chính phủ khác, có thể so với Thẩm kế viện Liên minh châu Âu hay Văn phòng vấn trách chính phủ Mỹ, nhưng tương đương nhất với Thẩm kế viện quốc gia Israel, như Giám sát viện, là thể hỗn hợp của thẩm kế viên và giám sát viên chính trị.
Giám sát viện thành lập tháng 2 năm 1931, kế nhiệm Thẩm kế viện (chữ Hán phồn thể: 審計院), hạ cấp thành bộ vào kết hợp vào Giám sát viện.[1]
Ý tưởng thành lập Giám sát viện bắt nguồn từ truyền thống giám sát của các vương triều trước, như Ngự sử do Nhà Tần và Hán thành lập, Đài và Gián của nhà Tùy và Đường (đài giám sát văn quan quân quan, gián khuyên bảo Hoàng đế về vấn đề giám sát) và Đô sát viện của nhà Minh và Thanh. Hầu hết các cơ quan này có nhánh địa phương và tỉnh để giám sát chính quyền địa phương.
Dưới thời nhà Thanh, Đô sát viện bao gồm 40 hay 50 thành viên và hai viện trưởng, một là người Mãn, một người Hán.[2][2] Hai người, theo lý thuyết, được gửi một Đô sát viên tham dự phiên họp của mọi cơ quan chính phủ, đến khi thời kỳ loạn lạc chính trị trước khi Đế quốc kết thúc thì quyền hành của Đô sát viện đã giảm thiểu.
Ý tưởng giám sát, thẩm kế chính phủ cộng hòa, Tôn Trung Sơn lấy làm một trong năm nhánh của chính phủ khi có chân trong Đồng minh hội, sau khi chính phủ cộng hòa lâm thời thành lập, ba nhánh truyền thống được tổ chức đầu tiên, đến năm 1928 thì hai nhánh Giám sát viện cùng Khảo thí viện được chính phủ lâm thời thành lập. Có nhánh thứ sáu Thẩm kế viện, được thành lập tháng 2 năm 1928, nhưng vào tháng 2 năm 1931 thì hạ cấp xuống Thẩm kế bộ kết hợp vào Giám sát viện.
Giám sát viện khóa thứ nhất do hội đồng tỉnh, huyện, Mông Cổ, Tây Tạng và kiều chính bầu và chính thức triệu tập năm 1948 sau khi Hiến pháp 1947 ban hành, hầu hết các nhánh của Giám sát viện đóng cửa sau khi chính quyền Quốc dân đảng rút lui về Đài Loan.
Năm 1992, cách thức chọn thành viên Giám sát viện được tu chính án hiến pháp thay đổi, hội đồng địa phương bầu thay bằng Tổng thống bổ nhiệm có Quốc hội đồng ý, khi Quốc hội bị bãi bỏ năm 2000 thì việc đồng ý do Lập pháp viện đảm nhiệm.
Cuối năm 2004, Tổng thống Trần Thủy Biển gửi danh sách ứng viên Giám sát viện đến Lập pháp viện cho đồng ý, Liên minh phiếm lam, đương thời có đa số trong Lập pháp viện, từ chối phê chuẩn danh sách của và yêu cầu nộp danh sách mới. Bế tắc chính trị đình chỉ Giám sát viện từ tháng 2 năm 2005 đến tháng 7 năm 2008, sau khi Tổng thống Mã Anh Cửu của Liên minh phiếm lam đắc cử thì Lập pháp viện phê chuẩn danh sách ứng viên và Vương Kiến Huyên được bổ nhiệm làm Viện trưởng.
Giám sát viện bao gồm Viện trưởng, Phó viện trưởng, hội đồng 27 thành viên và Thẩm kế bộ
Hội đồng Giám sát viện, do Viện trưởng đứng đầu, chia thành nhiều ủy ban để hoàn thành nhiệm vụ của viện.
Bảy Ủy ban thường vụ là:
Ngoài ra, Giám sát viện có năm Ủy ban đặc biệt:
Ủy ban thẩm nghị tố nguyện ưng thiết, hoạt động theo quyền Giám sát viện nhưng gồm ủy viên giám sát lẫn người khác, xem xét thượng tố hành chính không trong quyền hạn Giám sát viện và Thẩm kế bộ.
Ủy viên giám sát không thể kiêm nhiệm công chức hay tư vụ nào khác khi tại chức (theo Điều 103 Hiến pháp) và phải làm việc vô tư, độc lập. Ủy viên có thể bỏ phiếu nhiều nhất chỉ trong ba ủy ban và có thể gia nhập ủy ban khác làm thành viên không bầu. Mỗi ủy ban có thể có đến 14 thành viên và bầu chủ tịch chủ trì phiên họp ủy ban.
Thẩm kế bộ do Thẩm kế trưởng mà Tổng thống bổ nhiệm có Lập pháp viện đồng ý hành sử quyền thẩm kế của Giam sát viện, bao gồm năm
Các cơ quan trực thuộc sau đây chủ yếu là Bộ nới rộng ra: