Giáo phận Rôma

Giáo phận Roma

Dioecesis Urbis seu Romana

Diocesi di Roma
Huy hiệu Giáo phận Roma
Huy hiệu
Vị trí
Quốc gia
Địa giới
Giáo tỉnh
Tổng giáo phận đô thànhRoma
Toạ độ41°53′9,26″B 12°30′22,16″Đ / 41,88333°B 12,5°Đ / 41.88333; 12.50000
Thống kê
Khu vực881 km2 (340 dặm vuông Anh)
Dân số
- Địa bàn
- Giáo dân
(tính đến 2022)
Giữ nguyên3.163.100
Giữ nguyên2.592.300 (Giữ nguyên82%)
Giáo xứ331
Nhà thờ711
Thông tin
Giáo pháiGiáo hội Công giáo
Giáo hội Sui iurisGiáo hội Latinh
Nghi chếNghi chế Rôma
Thành lậpThế kỷ 1
Nhà thờ chính tòaTổng lãnh vương cung thánh đường Thánh Ioannes tại Laterano
Thánh bổn mạng
Linh mục giáo phận1.219
Lãnh đạo hiện tại
Quản lýTòa Thánh
Giám mụcGiáo hoàng Franciscus
Giám mục phụ tá
Nguyên giám mục
Trang mạng
diocesidiroma.it
Nguồn: Niên giám Tòa Thánh năm 2012

Giáo phận Roma (Latinh: Dioecesis Urbis seu Romana;[2] Ý: Diocesi di Roma) là một giáo phận Công giáo tại ItaliaThành Vatican, thuộc quyền tài phán trực tiếp của Giáo hoàng, là Giám mục Roma và là Thượng giáo hoàng của Giáo hội Công giáo hoàn vũ.[3] Ngai tòa của Giám mục Roma đặt tại Tổng lãnh vương cung thánh đường Thánh Ioannes tại Laterano, thành phố Roma.

Theo truyền thống của Giáo hội Công giáo, vị giám mục chính tòa đầu tiên của giáo phận Roma là thánh Petrus Tông đồ, tựu nhiệm vào thế kỷ 1 CN. Giám mục Roma đương nhiệm là Giáo hoàng Franciscus, kể từ ngày 13 tháng 3 năm 2013.

Về phương diện lịch sử, từng có rất nhiều đàn ông gốc Roma cũng như đàn ông gốc Italia làm giám mục Roma. Tuy nhiên kể từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay, chỉ có một người gốc Roma làm giám mục Roma là Giáo hoàng Pius XII (ở ngôi từ năm 1939 đến năm 1958). Bên cạnh đó, cũng có nhiều vị giám mục Roma không xuất thân từ đất Italia, mà một trong số đó là thánh Petrus Tông đồ.

Giáo phận Roma là giáo phận đô thành của giáo tỉnh Roma và là tòa giáo trưởng của nước Italia. Vị giáo trưởng nước Italia luôn là một vị giáo hoàng, và ông nắm quyền ưu tiên về mặt danh dự so với các giám mục nước Italia và nắm quyền tối thượng về mặt thẩm quyền đối với tất cả các tòa giám mục theo truyền thống của Giáo hội Công giáo.

Tước hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hoàng là giám mục của giáo phận Roma. Một số tước hiệu của Giáo hoàng bắt nguồn từ chức vụ chủ chăn của giáo phận Roma. Trong số các tước hiệu trên, những tước hiệu dành cho Giáo hoàng được liệt kê cách chính thức trong Niên giám Tòa Thánh là:[4]

Cụm từ "giáo hoàng" không xuất hiện trong danh sách các tước hiệu chính thức của giáo hoàng, tuy vậy tước hiệu trên lại được sử dụng rất phổ biến.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Bằng chứng mạnh nhất hiện có về nguồn gốc của Giáo hội Roma là Thư gửi tín hữu Roma của thánh Paulus Tông đồ. Bản văn chỉ ra rằng Giáo hội Roma có lẽ được thiết lập từ đầu thập niên 40 CN. Thánh Petrus Tông đồ được liên hệ với Giáo hội Roma vào một thời điểm nào đó trong khoảng từ năm 58 CN đến đầu thập niên 60 CN.[5]

Một nhà sử học từng cho rằng:

Những năm cuối thế kỷ 1 và đầu thế kỷ 2 cấu thành nên cái mà tôi gọi là thời kỳ "hậu tông đồ", được phản ánh qua các trước tác ngoài Thánh Kinh của Clements thành RomaIgnatius thành Antiochia. Trong thời kỳ này, Giáo hội Roma đã thực hiện công tác mục vụ với quy mô vượt ra khỏi biên giới của cộng đoàn mình, thành công thay thế Jerusalem để trở thành trung tâm trên thực tế của Giáo hội hoàn vũ đang ngày càng triển nở. Rất nhiều người đã kêu cầu Tông đồ Petrus và Tông đồ Paulus – những vị có tên tuổi gắn bó cách mật thiết với Giáo hội Roma.[5]

— Richard P. McBrien, The Church: The Evolution of Catholicism

Thời hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2023, Giáo hoàng Franciscus ban hành tông hiến In Ecclesiarum Communione, theo đó ông xúc tiến việc tái thiết giáo phận Roma để tăng tính đồng nghị của giáo phận cũng như làm nổi bật vai trò của giáo hoàng trong cơ cấu quản trị của giáo phận.[6]

Lãnh thổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo phận Roma có diện tích 881 km2, bao trùm toàn bộ Thành quốc Vatican (0,49 km2) và phần lớn thủ đô Roma của Italia (880,51 km2). Giáo phận Roma là nơi cư trú của 1.219 linh mục triều trực thuộc giáo phận, 2.331 linh mục thuộc giáo phận khác, 5.072 linh mục dòng, 140 linh mục thuộc Giám hạt Opus Dei và 2.266 nữ tu.[7] Vào năm 2022, giáo phận Roma phục vụ 2.592.300 tín hữu, chiếm 82% tổng dân số sinh sống trong địa giới giáo phận.

Địa giới của thành phố Roma, về sau, đã được nới rộng ra, và ngày nay bao trùm toàn bộ lãnh thổ giáo phận Roma. Một phần diện tích đáng kể của thành phố Roma nằm trong hai giáo phận OstiaPorto-Santa Rufina. Giáo phận hiệu tòa Ostia nằm dưới sự quản lý trực tiếp của Giáo phận Roma, do một vị tổng đại diện thừa hành cai quản, còn giáo phận Porto-Santa Rufina thì được cai quản bởi một vị giám mục chính tòa. Giáo phận Roma được chia ra làm hai giáo hạt, mỗi giáo hạt do một vị tổng đại diện phụ trách.

Hai vị tổng đại diện trên thực thi thừa tác vụ giám mục và quản trị mục vụ trong địa phận giáo hạt tương ứng của mình. Trừ khi vị giám mục dành riêng cho mình một số công việc, thì vị tổng đại diện, chiếu theo chức vụ, trong toàn giáo phận có quyền thực hiện tất cả mọi công việc hành chính mà theo luật thuộc về giám mục giáo phận, ngoại trừ những công việc mà luật đòi phải có sự ủy nhiệm đặc biệt của Giám mục.[8]

Giáo hạt Thành Vatican

[sửa | sửa mã nguồn]
Vương cung thánh đường Thánh Petrus

Giáo hạt Thành Vatican phụ trách việc đạo trên toàn bộ lãnh thổ Thành Vatican và bao gồm 2 giáo xứ: giáo xứ Vương cung thánh đường Thánh Petrusgiáo xứ Sant'Anna dei Palafrenieri.[9][10] Sứ vụ mục vụ của giáo hạt đối với cư dân của Thành Vatican là không đáng kể. Chức năng chủ yếu của giáo hạt bao gồm cung cấp dịch vụ thích hợp cho du khách, người hành hương, và những người sinh sống tại Roma có nhu cầu sử dụng dịch vụ do Thành Vatican cung cấp. Kể từ năm 1991, vị tổng đại diện phụ trách giáo hạt Thành Vatican luôn là Hồng y Giám quản Vương cung thánh đường Thánh Petrus, mà vị đương nhiệm là Hồng y Mauro Gambetti O.F.M.Conv..

Các đời Tổng đại diện phụ trách Giáo hạt Thành Vatican
STT Ảnh Họ và tên
(năm sinh–năm mất)
Nhiệm kỳ
1 Agostino Zampini [it], O.S.A.
(1858–1937)
30 tháng 5 năm 1929 – 7 tháng 6 năm 1937
(7 năm)
2 Alfonso Camillo De Romanis [it], O.S.A.
(1885–1950)
20 tháng 8 năm 1937 – 18 tháng 1 năm 1950
(12 năm)
3 Petrus Canisius Van Lierde, O.S.A.
(1907–1995)
13 tháng 1 năm 1951 – 14 tháng 1 năm 1991
(40 năm)
Aurelio Sabattani
(1912–2003)
14 tháng 1 năm 1991 – 1 tháng 7 năm 1991
(tạm quyền)
4 Virgilio Noè
(1922–2011)
1 tháng 7 năm 1991[11] – 24 tháng 4 năm 2002[12]
(10 năm)
5 Francesco Marchisano
(1929–2014)
24 tháng 4 năm 2002[12] – 5 tháng 2 năm 2005[13]
(2 năm)
6 Angelo Comastri
(1943–)
5 tháng 2 năm 2005[13] – 20 tháng 2 năm 2021[14]
(15 năm)
7 Mauro Gambetti, O.F.M.Conv.
(1965–)
20 tháng 2 năm 2021[14] – nay
(3 năm)


Giáo hạt Roma

[sửa | sửa mã nguồn]
Ngai tòa của Giáo hoàng tại Tổng lãnh vương cung thánh đường Thánh Ioannes tại Laterano

Vị tổng đại diện phụ trách Giáo hạt Roma, tức phần lãnh thổ của Giáo phận Roma bên trong nước Italia, có trụ sở tại Tổng lãnh vương cung thánh đường Thánh Ioannes tại Lateranonhà thờ chính tòa của giáo phận Roma. Theo tập tục từ hàng thế kỷ nay, vị tổng đại diện của Giáo hạt Roma được gọi bằng tước hiệu hồng y đại diện (Ý: Cardinale Vicario). Giáo hạt Roma bao gồm 334 giáo xứ đang hoạt động (chưa tính 2 giáo xứ thuộc giáo phận Ostia do vị Tổng đại diện phụ trách giáo hạt Roma cai quản), được chia làm 36 quận, và 5 giáo xứ đã bị giải thể.[15] Kể từ năm 1970, các vị hồng y tổng đại diện phụ trách Giáo hạt Roma luôn được phong chức Giám quản Tổng lãnh vương thánh đường Thánh Gioan Latêranô – nơi có trụ sở của giáo phủ giáo phận Roma. Về phương diện mục vụ theo nghĩa nghiêm ngặt, giáo phận Roma được chia làm 4 khu vực: khu vực phía Đông, khu vực phía Nam, khu vực phía Tây, khu vực phía Bắc;[16] mỗi một khu vực do một vị giám mục phụ tá cai quản. Các vị giám mục phụ tá trên cộng tác với vị tổng đại diện và vị phó giám quản của giáo phận trong Hội đồng mục vụ giáo phận.

Vào tháng 1 năm 2023, Giáo hoàng Franciscus tiến hành tái thiết Giáo phận Roma, theo đó ông cắt giảm nhiều quyền hạn của các vị tổng đại diện trong giáo phận. Ông cũng quy định lại vai trò của mỗi vị giám mục phụ tá và trực tiếp phụ trách việc ra quyết định trong nhiều vấn đề của giáo phận.[17][18] Ông xác định rằng vai trò của vị tổng đại diện là điều phối công việc của các cơ quan trực thuộc giáo phận, tức tương đương một vị phụ tá, và hạn chế phạm vi trách nhiệm của vị tổng đại diện ngang qua một nguyên tắc: "Vị tổng đại diện không được thi hành các sáng kiến quan trọng hoặc những sáng kiến vượt ra khỏi phạm vi quản trị thông thường chừng nào vị ấy chưa báo cáo với tôi".[19]

Giáo tỉnh Roma

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo tỉnh Roma bao gồm giáo phận Roma và 7 giáo phận được gọi là giáo phận ngoại thành (Latinh: sedes suburbicaria). Mỗi một giáo phận ngoại thành do một vị hồng y đẳng giám mục cai quản trên danh nghĩa (hiệu tòa)[20] và một vị giám mục chính tòa cai quản trên thực tế.[21] Dưới đây là danh sách 7 giáo phận ngoại thành:[20]

Giáo phận ngoại thành Ostia

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo phận ngoại thành Ostia ngày nay chỉ còn là một giáo phận hiệu tòa, do vị hồng y giữ chức Niên trưởng Hồng y đoàn cai quản về mặt danh nghĩa; tuy vậy, vị này vẫn cai quản giáo phận hiệu tòa mà mình được phong từ trước.[22] Giáo phận ngoại thành Ostia đã được sáp nhập vào giáo phận Roma vào năm 1962, và nay được coi sóc bởi một vị tổng đại diện; vị tổng đại diện này cộng tác cách chặt chẽ với vị tổng đại diện phụ trách giáo hạt Roma. Giáo phận này từng chỉ nắm duy nhất giáo xứ Sant'Aurea – giáo xứ chính tòa của giáo phận, tuy nhiên đến năm 2012 thì giáo xứ này được tách ra làm hai giáo xứ và cùng thuộc giáo phận Ostia: giáo xứ Sant'Aurea và giáo xứ Sant'Agostino Vescovo.[23]

Các giáo phận trực thuộc khác tại Italia

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách các giáo phận nằm trong lãnh thổ nước Italia và coi giáo phận Roma là giáo phận đô thành; dù vậy, các giáo phận này không thuộc địa phận giáo tỉnh Roma mà thuộc địa phận giáo miền Lazio.[24]

Các giáo phận được miễn trừ khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số giáo hạt tòng nhân (kỳ thực là một địa hạt được đứng đầu bởi một giám mục) và giám hạt tòng nhân, nằm ngoài lãnh thổ của giáo tỉnh Roma cùng trên khắp thế giới, được phú tư cách "miễn trừ", có nghĩa là các giáo phận ấy "được quản lý trực tiếp bởi Tòa Thánh" và không trực thuộc một giáo tỉnh nào cả. Các giáo phận ấy bao gồm:

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Toàn cầu, Hiệp thông trọn vẹn, Giáo hội Latinh, Giáo hội Công giáo.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Rinunce e Nomine, 07.03.2015” [Resignations and Appointments, 07.03.2015] (Thông cáo báo chí) (bằng tiếng Ý). 7 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2017.
  2. ^ Niên giám Tòa Thánh năm 2012, trang 1
  3. ^ a b “Pope Benedict appoints new Vicar General for his Rome diocese”. www.archivioradiovaticana.va. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2024.
  4. ^ Annuario pontificio (2009) (bằng tiếng Ý). Libreria Editrice Vaticana. 2009. tr. 23. ISBN 978-88-209-8191-4.
  5. ^ a b McBrien, Richard P. (2008). The Church: The Evolution of Catholicism. New York: HarperOne. tr. 6, 45.
  6. ^ “Pope Francis reorganises Vicariate of Rome to be more collegial - Vatican News”. www.vaticannews.va (bằng tiếng Anh). 6 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2023.
  7. ^ “Vicariatus Urbis: Persone” [Tòa giám quản Roma: Nhân sự] (bằng tiếng Ý). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2017.
  8. ^ “Giáo lý Hội Thánh Công giáo, Điều 479, Khoản 1”. Augustino.net. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  9. ^ Annuario Pontificio 2012, p. 1386
  10. ^ “Enti Gruppo”. Vicariatus Urbis. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2012.
  11. ^ Acta Apostolicae Sedis (PDF). LXXXIII. 1991. tr. 631. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2022.
  12. ^ a b “Rinunce e Nomine, 24.04.2002” [Resignations and Appointments, 24.04.2002] (Thông cáo báo chí) (bằng tiếng Ý). Holy See Press Office. 24 tháng 4 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2022.
  13. ^ a b “Rinunce e Nomine, 05.02.2005” [Resignations and Appointments, 05.02.2005] (Thông cáo báo chí) (bằng tiếng Ý). Holy See Press Office. 5 tháng 2 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2022.
  14. ^ a b “Resignations and Appointments, 20.02.2021” (Thông cáo báo chí). Holy See Press Office. 20 tháng 2 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2022.
  15. ^ “Vicariatus Urbis: Parrocchie” [Vicariate of Rome: Parishes] (bằng tiếng Ý). Diocesi di Roma. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2017.
  16. ^ Giáo hoàng, Franciscus (1 tháng 10 năm 2024). “Il motu proprio "La vera bellezza" [Vẻ đẹp đích thực]. diocesidiroma.it (bằng tiếng Ý).
  17. ^ Gagliarducci, Andrea (15 tháng 1 năm 2023). “Analysis: Pope Francis centralizes authority with reform of Diocese of Rome”. Catholic News Agency. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2024.
  18. ^ Brockhaus, Hannah (7 tháng 1 năm 2023). “Pope Francis reorganizes Diocese of Rome in face of 'epochal change'. Catholic News Agency. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2024.
  19. ^ Cernuzio, Salvatore (6 tháng 1 năm 2023). “Pope Francis reorganises Vicariate of Rome to be more collegial”. Vatican News. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2024.
  20. ^ a b Ioannes XXIII, Tự sắc Suburbicariis sedibus (1962), Điều 1
  21. ^ Ioannes XXIII, Tự sắc Suburbicariis sedibus (1962), Điều 5
  22. ^ Bộ Giáo luật 1983, Điều 350, Khoản 4
  23. ^ “Sắc lệnh Quo aptius christifidelium (PDF). Acta Apostolicae Sedis. CV, n° 2 (ngày 1 tháng 2 năm 2013): 224–225. 17 tháng 7 năm 2012. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2024.
  24. ^ “Regione ecclesiastica Lazio” [Giáo miền Lazio]. Chiesa Cattolica (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2024.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nàng công chúa mọt sách Vietsub
Nàng công chúa mọt sách Vietsub
Eliana là một người yêu sách và cũng là vị hôn thê của hoàng tử Christopher. Một ngày nọ cô biết một cô gái đã có tình cảm với hoàng tử
Tóm tắt chương 221: Cho và nhận - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 221: Cho và nhận - Jujutsu Kaisen
Bài viết sẽ tiết lộ nội dung truyện tuy nhiên thì các bạn chắc cũng biết luôn rồi: Gojo Satoru quay trở lại
Review phim Lật mặt 6 - Tấm vé định mệnh
Review phim Lật mặt 6 - Tấm vé định mệnh
Phần 6 của chuỗi series phim Lật Mặt vẫn giữ được một phong cách rất “Lý Hải”, không biết phải diễn tả sao nhưng nếu cắt hết creadit
Chúng ta có phải là một thế hệ “chán đi làm”?
Chúng ta có phải là một thế hệ “chán đi làm”?
Thực tế là, ngay cả khi còn là lính mới tò te, hay đã ở vai trò đồng sáng lập của một startup như hiện nay, luôn có những lúc mình cảm thấy chán làm việc vcđ