Tái sinh hay tái sanh, tái kiếp trong Phật giáo đề cập đến giáo lý cho rằng nghiệp của một con người sẽ dẫn dắt đến một cuộc sống mới sau khi chết, trong một vòng không bao giờ chấm dứt gọi là luân hồi (saṃsāra).[1][2] Vòng luân hồi này được xem là khổ (dukkha), không thỏa mãn và đau đớn. Vòng luân hồi chỉ dừng lại nếu đạt được giải thoát bằng giác ngộ và dập tắt tham, sân, si.[3][4] Tái sinh là một trong những học thuyết quan trọng của Phật giáo, cùng với nghiệp (Karma), niết bàn (nirvana) và giải thoát (moksha).[1][3][5]
Học thuyết tái sinh trong Phật giáo đôi khi được đề cập đến như là đầu thai hoặc luân hồi, xác nhận rằng việc tái sinh không nhất định phải thành một con người, mà vào một trong sáu cõi (Gati) gọi là hữu luân (Bhavachakra).[4] Sáu cõi luân hồi bao gồm Thiên (Deva), A-tu-la (Asura), Nhân (Manusya), Súc sanh (Tiryak), Ngạ quỷ (Preta), và Địa ngục (Naraka).[4][6][note 1] Theo những truyền thống Phật giáo thì sự tái sinh này được quyết định bởi nghiệp lực, với thiện nghiệp (Kushala) thì sinh vào cõi tốt, và ác nghiệp (Akushala) thì bị sinh vào cõi xấu.[4] Trong khi Niết Bàn mới là mục đích sau cuối của giáo lý Phật giáo, nhiều pháp môn Phật giáo lại tập trung vào việc đạt được phước đức và hồi hướng công đức, nhờ đó con người có thể tái sinh vào cõi thiện và tránh tái sinh vào cõi ác.[4][8][9][note 2]
^Điều này được thảo luận rất nhiều trong nhiều kinh trong Bộ Kinh. Xem, ví dụ, Kinh Thiên Sứ (Devaduta Sutta) trong Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya) (iii.178).[7]
^Việc có được công đức có thể nhờ vào những thân nhân của một người.[4][8][9]
^Trainor 2004, tr. 58, Quote: "Buddhism shares with Hinduism the doctrine of Samsara, whereby all beings pass through an unceasing cycle of birth, death and rebirth until they find a means of liberation from the cycle. However, Buddhism differs from Hinduism in rejecting the assertion that every human being possesses a changeless soul which constitutes his or her ultimate identity, and which transmigrates from one incarnation to the next..
Mullin, Glenn, H. (1998). Living in the Face of Death: The Tibetan Tradition. 2008 reprint: Snow Lion Publications, Ithica, New York. ISBN978-1-55939-310-2.
Vicki MacKenzie, Reborn in the West, HarperCollins, 1997. ISBN0-7225-3443-4
Tom Shroder, Old Souls: Scientific Search for Proof of Past Lives, Simon and Schuster, 2001. ISBN0-684-85193-8
Francis Story, Rebirth as Doctrine and Experience: Essays and Case Studies, Buddhist Publication Society, 1975. ISBN955-24-0176-3
Robert A.F. Thurman (trans.), The Tibetan Book of the Dead: Liberation Through Understanding in the Between, HarperCollins, 1998. ISBN1-85538-412-4
Martin Willson, Rebirth and the Western Buddhist, Wisdom Publications, 1987. ISBN0-86171-215-3
Nagapriya, Exploring Karma and Rebirth, Windhorse Publications, Birmingham 2004. ISBN1-899579-61-3
Keno Fasris Invern, trước đây được gọi là Chúa tể ma cà rồng huyền thoại, Landfall, và hiện được gọi là Evileye, là một nhà thám hiểm được xếp hạng adamantite và người làm phép thuật của Blue Roses cũng như là bạn đồng hành cũ của Mười Ba Anh hùng.