Grêgôriô thành Nazianzus

Thánh Grêgôriô thành Nazianzô
Icon Thánh Grêgôriô Nhà thần học
Bích họa từ Giáo đường Chora, Istanbul
Tổng giám mục, Thần học gia, Tiến sĩ Hội thánh
Sinhnăm 329 CN
Arianzum, Cappadocia
Mất25 tháng 1, năm 389 / 390
Arianzum, Cappadocia
Tôn kínhKitô giáo Đông phươngKitô giáo Tây phương
Đền chínhNhà thờ chính tòa Thánh GeorgeFanar
Lễ kínhChính thống giáo Đông phương: 25 tháng 1
Công giáo Rôma: 2 tháng 1
Anh giáo: 2 tháng 1
Lutheran: 14 tháng 6
Biểu trưngLễ phục Giám mục, khoác khăn omophorion, tay cầm sách Phúc âm; thường được vẽ trán hói và râu trắng rậm

Grêgôriô thành Nazianzô (329 - 25 tháng 1, 389 hoặc 390[1]), còn được gọi là Grêgôriô Nhà thần học hay Grêgôriô Nazianzênô hoặc Grêgôriô Nazianzen (tiếng Hy Lạp: Γρηγόριος Ναζιανζηνός Grēgorios Nazianzēnos) là một Tổng giám mục thành Constantinopolis thế kỷ thứ 4. Ông được xem là một trong những Giáo phụ điển hình về tài hùng biện.[2]:xxi Là một nhà triết học và nhà giảng thuyết được huấn luyện cách kinh điển, ông đã tích hợp triết học Hy Lạp vào Giáo hội, là một điển hình trong số các chức sắc và nhà thần học Byzantine.[2]:xxiv

Grêgôriô có tác động quan trọng lên khuôn mẫu của thần học về Ba Ngôi, trong cả phạm vi tiếng Hy Lạptiếng Latinh. Nhiều tác phẩm thần học của ông tiếp tục ảnh hưởng tới các nhà thần học ngày nay, đặc biệt về vấn đề sự tương quan giữa ba Ngôi vị.

Grêgôriô là một vị thánh được tôn kính trong cả Kitô giáo Đông phương và Tây phương. Cùng với hai anh em Basiliô CảGrêgôriô thành Nyssa, ông được biết đến là Giáo phụ miền Cappadocia. Trong Công giáo Rôma, ông được coi là Tiến sĩ Hội thánh; trong Chính Thống giáo Đông phươngCông giáo Đông phương, ông được tôn vinh là một trong Tam Thành Thánh Giả cùng với Basiliô Cả và Gioan Kim Khẩu.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Liturgy of the Hours Volume I, Proper of Saints, January 2.
  2. ^ a b McGuckin, John (2001) Saint Gregory of Nazianzus: An Intellectual Biography, Crestwood, NY.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan