Họ Chim sâu

Họ Chim sâu
Chim sâu mỏ nhạt (Dicaeum erythrorhynchos)
Phân loại khoa học e
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Aves
Bộ: Passeriformes
Liên họ: Passeroidea
Họ: Dicaeidae
Bonaparte, 1853
Các chi

Họ Chim sâu (danh pháp khoa học: Dicaeidae) là một họ trong bộ Sẻ (Passeriformes). Họ này bao gồm 2 chi là PrionochilusDicaeum, với tổng cộng 44-48 loài. Họ này đôi khi cũng được gộp vào trong họ mở rộng là họ Hút mật (Nectariniidae). Các loài chim của họ Melanocharitidae và họ Paramythiidae, từng có thời được gộp trong họ này. Các loài chim trong họ được tìm thấy ở vùng nhiệt đới miền nam châu ÁAustralasia, từ Ấn Độ kéo dài về phía đông tới Philippines và phía nam tới Australia. Họ này là phổ biến trong các môi trường sống ưa thích của chúng, chiếm một khoảng rộng môi trường, từ các môi trường ở sát mực nước biển tới các khu vực miền núi. Một vài loài, như chim tầm gửi của Australia, được ghi nhận như là loài chim sống du cư trên các khu vực thuộc khoảng phân bố của chúng[1].

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Đầu lưỡi có dạng lông chim ở nhiều loài, như ở Dicaeum nigrilore[2]

Có ít sự biến đổi giữa các loài trong họ. Chim sâu là các loài chim mập mạp, với cổ và chân ngắn. Các loài chim nhỏ này có kích thước từ 10–18 cm, 5,7- 12 gam (từ nhỏ như ở chim sâu lùn tới lớn như ở chim sâu đốm). Các loài chim sâu có đuôi ngắn, mỏ ngắn, cong và dày cùng chiếc lưỡi hình ống. Đặc trưng cuối cùng phản ánh tầm quan trọng của mật hoa trong khẩu phần ăn của nhiều loài. Chúng cũng có hệ tiêu hóa đã tiến hóa để thích nghi với việc tiêu hóa có hiệu quả các loại quả mọng của tầm gửi[1]. Chúng thường có màu lông xỉn màu, mặc dù ở một vài loài thì chim trống có bộ lông màu đỏ tươi hay đen bóng.

Mật hoa tạo thành một phần của khẩu phần ăn, mặc dù chúng cũng ăn quả mọng, nhện và sâu bọ[3]. Quả của 21 loài tầm gửi trong 12 chi cũng được tìm thấy như là một phần thức ăn của chim sâu, và người ta cho rằng tất cả các loài chim sâu có sự thích nghi trong việc ăn các loại quả mọng này và thải hạt của chúng rất nhanh. Chim sâu có thể xuất hiện trong các bầy kiếm ăn hỗn hợp loài với chim hút mật và vành khuyên, cũng như với các loài chim sâu khác.

Người ta còn biết rất ít về cơ sở sinh học trong sinh sản của chim sâu[1]. Ở các loài có sự thu thập dữ liệu thì chúng dường như tạo thành các cặp một vợ một chồng để sinh sản, nhưng sự phân chia lao động thì có thay đổi; ở chim sâu ngực đỏ cả hai bố mẹ đều tham gia vào việc xây tổ, ấp trứng và chăm sóc nuôi dưỡng chim con, nhưng ở Mistletoebird thì chỉ một mình chim mái đảm nhận hai công việc đầu tiên. Chim sâu đẻ 1-4 trứng, thường trong tổ hình bọng làm từ các loại sợi thực vật, treo lơ lửng trên các cây nhỏ hay cây bụi. Thời gian ấp trứng đã ghi nhận có rất ít, nhưng nằm trong khoảng 10-12 ngày, với chim con đủ lông đủ cánh sau 15 ngày.

Phần lớn các loài chim sâu là nhanh nhẹn trong môi trường sống của chúng và không bị đe dọa bởi các hoạt động của con người[1]. Năm loài được IUCN coi là gần bị đe dọa, 2 loài được liệt kê là dễ thương tổn và một loài, chim sâu Cebu, được liệt kê là cực kỳ nguy cấp. Sự mất môi trường sống là nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm của các loài này.

Các chi và loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chi Dicaeum: 38-42 loài.

Chi Prionochilus: 6 loài

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân tích của Nyári A. S. và ctv (2009)[5] cho thấy 4 loài trong chi DicaeumD. chrysorrheum, D. melanoxanthum, D. agileD. everetii có quan hệ gần gũi với Prionochilus hơn, mặc dù các thử nghiệm các cấu trúc liên kết khác không thể loại bỏ tính đơn ngành tương hỗ của hai chi này. Vì thế một số tác giả đề xuất tách 4 loài này và 4 loài có quan hệ họ hàng gần với chúng là D. vincens, D. annae, D. aeruginosumD. proprium sang chi Pachyglossa (Blyth 1843), với loài điển hình sẽ là P. melanoxantha.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Cheke, Robert; Mann, Clive (2008), “Family Dicaeidae (Flowerpeckers)”, trong Josep, del Hoyo; Andrew, Elliott; David, Christie (biên tập), Handbook of the Birds of the World. Quyển 13, Penduline-tits to Shrikes, Barcelona: Lynx Edicions, tr. 350–367, ISBN 978-84-96553-45-3
  2. ^ Rand Austin (1961) The tongue and nest of certain flowerpeckers (aves:dicaeidae). Fiediana Zoology 39:53 văn bản quét vào máy
  3. ^ Lindsey Terence (1991). Forshaw Joseph (biên tập). Encyclopaedia of Animals: Birds. London: Merehurst Press. tr. 205–208. ISBN 1-85391-186-0.
  4. ^ a b c d e f g Có mặt tại Việt Nam.
  5. ^ Phylogenetic relationships of flowerpeckers (Aves: Dicaeidae): novel insights into the evolution of a tropical passerine clade. Mol Phylogenet Evol. 2009 Dec; 53(3):613-9. PubMed: 19576993, Tóm tắt

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan