Họ Hút mật

Họ Hút mật
Hút mật đỏ đực (Aethopyga siparaja)
Phân loại khoa học e
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Aves
Bộ: Passeriformes
Liên họ: Passeroidea
Họ: Nectariniidae
Vigors, 1825
Các chi

16 chi, xem trong bài

Họ Hút mật (danh pháp khoa học: Nectariniidae), là một họ trong bộ Sẻ (Passeriformes) chứa các loài chim nhỏ. Tổng cộng đã biết 132 loài trong 15 chi. Họ này chứa các loài chim có tên gọi chung trong tiếng Việt là hút mật, bắp chuối. Họ phân bố rộng khắp tại châu Phi, miền nam châu Á và có cả ở miền bắc Australia. Phần lớn các loài hút mật có thức ăn là mật hoa, mặc dù chúng cũng ăn cả sâu bọ, đặc biệt là khi nuôi chim non. Quả cũng là một phần thức ăn của một số loài. Chúng bay nhanh và thẳng bằng hai cánh ngắn.

Chim hút mật có các bản sao tương tự trong 2 nhóm có mối quan hệ họ hàng rất xa: chim ruồi ở châu Mỹ và ăn mật tại Australia. Sự tương tự bề ngoài chỉ là do tiến hóa hội tụ vì kiểu sống tương tự với thức ăn là mật hoa[1]. Một vài loài hút mật có thể lấy mật hoa trong khi hai cánh vẫn vỗ và lơ lửng như chim ruồi, nhưng thông thường thì chúng đậu để ăn.

Miêu tả

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài chim trong họ này có khối lượng từ 5 gam như ở hút mật bụng đen tới 30 gam như ở bắp chuối bụng vàng. Giống như chim ruồi, hút mật có dị hình giới tính mạnh, với chim trống thường có bộ lông sáng màu ánh kim[2]. Ngoài ra, đuôi của chim trống thuộc nhiều loài là dài hơn, và về tổng thể thì chim trống to lớn hơn. Chim hút mật có mỏ cong xuống phía dưới, dài và mỏng, lưỡi hình ống với chóp dạng chổi, cả hai đều là sự thích nghi cho cuộc sống ăn mật hoa[3].

Các loài bắp chuối của chi Arachnothera có bề ngoài khác biệt với các thành viên khác của họ. Chúng thông thường lớn hơn các loài chim hút mật khác, với bộ lông màu nâu xám xịt và mỏ to cong xuống dưới.

Các loài hút mật sống tại các cao độ lớn sẽ rơi vào trạng thái lịm đi khi chúng đậu để nghỉ đêm, hạ thấp nhiệt độ cơ thể và đi vào trạng thái ít hoạt động, phản ứng chậm.[2][4]

Phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Hút mật là họ chim nhiệt đới Cựu thế giới, với các đại diện tại châu Phi, châu Á và Australasia. Tại châu Phi chúng chủ yếu được tìm thấy tại khu vực châu Phi hạ-Sahara và Madagascar nhưng cũng thấy có tại Ai Cập. Tại châu Á, hút mật sống tại khu vực duyên hải Hồng Hải và xa về phía bắc tới Israel, với khoảng hở trong sự phân bố của chúng kéo dài tới Iran, và từ đây chúng phân bố liên tục xa tới tận miền nam Trung QuốcIndonesia. Tại Australasia, họ này có tại New Guinea, đông bắc Australia và quần đảo Solomon. Chúng nói chung không thấy có tại các đảo trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, ngoại trừ trên Seychelles. Sự đa dạng lớn nhất về loài có tại châu Phi, nơi có lẽ là nguồn gốc phát sinh ra họ này. Phần lớn các loài là chim không di trú theo mùa hoặc di trú theo mùa trên một khoảng cách ngắn. Hút mật sinh sống trong toàn bộ khu vực phân bố của họ trong khi bắp chuối chỉ sinh sống tại châu Á[2].

Hút mật và bắp chuối chiếm lĩnh một khoảng rộng các môi trường sống, với phần lớn các loài chủ yếu tìm thấy trong các rừng mưa, nhưng các môi trường sống khác mà họ này chiếm lĩnh còn bao gồm các rừng thứ sinh bị con người tác động, các đồng rừng thưa, các trảng cây bụi thưa và xavan, vùng cây bụi duyên hải và các rừng miền núi cao. Một vài loài nhanh chóng thích nghi với các cảnh quan bị con người biến đổi như các đồn điền, vườn và vùng đất nông nghiệp. Nhiều loài có thể chiếm lĩnh một khoảng rộng các môi trường sống, từ mực nước biển tới độ cao 4.900 m[2].

Hút mật là chim hoạt động ban ngày, nói chung xuất hiện từng cặp hoặc đôi khi thành các nhóm gia đình nhỏ. Một vài loài đôi khi tụ tập thành các nhóm lớn, và hút mật có thể gia nhập cùng các loài chim khác để ồ ạt tấn công những kẻ thù săn mồi tiềm năng; mặc dù nó cũng có thể tấn công gây hấn với các loài chim khác, ngay cả khi chúng không phải là chim săn mồi, khi hút mật cần bảo vệ lãnh thổ của mình.

Sinh sản

[sửa | sửa mã nguồn]
Hút mật họng tím non trong tổ

Những loài hút mật sinh sản ngoài khu vực xích đạo nói chung sinh sản theo mùa, với phần lớn các loài này sinh sản trong mùa mưa. Nó phản ánh sự có nhiều của côn trùng, sâu bọ để nuôi con non. Trong khi đó các loài sinh sản trong mùa khô, như hút mật họng vàng da bò, lại gắn liền với mùa ra hoa của các loại thức ăn thực vật ưa thích. Các loài chim hút mật sinh sản tại khu vực xích đạo thì sinh sản quanh năm. Chúng nói chung là chim có quan hệ tình dục kiểu một vợ một chồng và thường chiếm giữ lãnh thổ, mặc dù một số loài hút mật có hành vi cầu ngẫu trường.

Tổ của chim hút mật nói chung có hình dạng như một cái bọng, được bao quanh và treo lơ lửng từ các cành cây nhỏ. Tổ của bắp chuối là khác biệt với tổ hút mật và đôi khi là khác với các loài bắp huối khác. Một số, như bắp chuối mỏ dài, đan kết tổ hình chén nhỏ gắn vào mặt dưới của các chiếc lá to; tổ của bắp chuối má vàng là hình ống gắn tương tự vào mặt dưới lá cây to. Ở phần lớn các loài, chim mái tự mình làm tổ và đẻ tới 4 trứng. Hút mật mái làm tổ và ấp trứng một mình nhưng hút mật trống cũng hỗ trợ nuôi nấng chăm sóc con cái sau khi chúng nở[5]. Ở bắp chuối thì cả chim trống lẫn chim mái đều ấp trứng[5]. Tổ của cả hút mật lẫn bắp chuối đều là mục tiêu của các loài chim đẻ trứng nhờ, như cu cudẫn mật.

Quan hệ với con người

[sửa | sửa mã nguồn]

Về tổng thể họ này ở tình trạng tốt hơn so với các họ khác, chỉ có 7 loài được coi là bị đe dọa tuyệt chủng. Phần lớn các loài có khả năng thích nghi tốt với các thay đổi trong môi trường sống, và mặc dù hấp dẫn nhưng những người nuôi chim không thích nuôi nhốt chúng vì chúng được coi là có giọng hót không hay và khó nuôi nhốt. Hút mật được coi là chim hấp dẫn và sẵn sàng bay vào các khu vườn nơi có trồng hoa để thu hút chúng. Có một số tác động tiêu cực từ các loài chim này, chẳng hạn hút mật ngực đỏ thắm được coi là chim có hại trong các đồn điền trồng ca cao do chúng lan truyền tầm gửi ký sinh.

Hệ thống hóa

[sửa | sửa mã nguồn]
HỌ NECTARINIIDAE

Thư viện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ R. Prinzinger & Schafer T. & Schuchmann K. L. (1992). “Energy metabolism, respiratory quotient and breathing parameters in two convergent small bird species: the fork-tailed sunbird Aethopyga christinae (Nectariniidae) and the chilean hummingbird Sephanoides sephanoides (Trochilidae)”. Journal of thermal biology. 17 (2): 71–79. doi:10.1016/0306-4565(92)90001-V.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ a b c d Cheke, Robert; Mann, Clive (2008), “Family Nectariniidae (Sunbirds)”, trong Josep, del Hoyo; Andrew, Elliott; David, Christie (biên tập), Handbook of the Birds of the World. Quyển 13, Penduline-tits to Shrikes, Barcelona: Lynx Edicions, tr. 196–243, ISBN 978-84-96553-45-3
  3. ^ Tom Cade & Lewis Greenwald (1966). “Drinking Behavior of Mousebirds in the Namib Desert, Southern Africa”. Auk (pdf) |format= cần |url= (trợ giúp). 83 (1). Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Colleen Downs & Mark Brown (2002). “Nocturnal Heterothermy And Torpor In The Malachite Sunbird (Nectarinia famosa)”. Auk. 119 (1): 251–260. doi:10.1642/0004-8038(2002)119[0251:NHATIT]2.0.CO;2.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
  5. ^ a b Lindsey Terence (1991). Forshaw Joseph (biên tập). Encyclopaedia of Animals: Birds. London: Merehurst Press. tr. 207. ISBN 1-85391-186-0.
  6. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p Có mặt tại Việt Nam.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan