Họ Chuột sóc

Họ Chuột sóc
Thời điểm hóa thạch: 50–0 triệu năm trước đây Eocen sớm - gần đây
Chuột sóc mập, loài chuột mập mạp được bắt dùng làm thực phẩm
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Rodentia
Phân bộ (subordo)Sciuromorpha
Họ (familia)Gliridae
Muirhead trong Brewster, 1819
Các phân họ và chi

Chuột sóc là tên gọi chung để chỉ các loài động vật gặm nhấm thuộc họ Gliridae. Các loài này chủ yếu được tìm thấy ở châu Âu, nhưng có một vài loài ở châu Phichâu Á. Chúng được biết đến với thời gian ngủ đông dài, có thể tới 6 tháng nếu như nhiệt độ còn đủ thấp.[1]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Chuột sóc là các loài động vật gặm nhấm nhỏ, với chiều dài cơ thể khoảng 6–19 cm (2,4-7,5 inch), cân nặng 15-200 g (0,53-7,1 oz). Bề ngoài của chúng giống như chuột, nhưng đuôi có lông che phủ chứ không phải là vảy. Nói chung, chúng chủ yếu sống trên cây, nhanh nhẹn và thích nghi tốt với việc leo trèo. Phần lớn các loài kiếm ăn ban đêm, với thính giác tốt và chúng báo hiệu cho nhau bằng nhiều loại tiếng kêu.[1] Đây là những loài động vật có vú nhỏ nhất, lười nhất và nhát nhất trong thế giới động vật. Chuột sóc hoạt động chủ yếu vào cuối mùa xuân, mùa hèmùa thu bằng cách ăn trái cây, mật hoa, côn trùng và các loại hạt để vỗ béo cho giấc ngủ sâu của chúng xuyên suốt mùa đông.[2]

Chuột sóc ăn tạp. Thức ăn của chúng là hạt các loại quả, quả mọng, quả hạch, hoa và côn trùng, chẳng hạn như quả phỉ, mâm xôi, quả cây cơm cháy, tầm xuân thậm chí cả táo gaimận gai. Đầu mùa thu, trọng lượng cơ thể chúng thường đạt từ 15-22 g, và tăng lên 25-40g khi bắt đầu đợt ngủ đông trong lòng đất. Chuột sóc ngủ đông suốt 8 tháng. Chúng thường chui lên mặt đất vào mùa xuân với trọng lượng như lúc đầu thu.[3] Chuột sóc không có ruột tịt, một bộ phận của ruột, mà ở các loài khác có tác dụng lên men các loại thức ăn nguồn gốc thực vật. Công thức bộ răng của chúng như ở các loài sóc, nhưng thường thì chúng không có các răng tiền hàm.

Công thức bộ răng:

1.0.0–1.3
1.0.0–1.3

Chuột sóc đẻ khoảng 1-2 lần mỗi năm, mỗi lứa khoảng bốn con, sau thời kỳ mang thai kéo dài 21-32 ngày. Con sơ sinh không lông và yếu ớt, chỉ mở mắt sau khoảng 18 ngày kể từ khi ra đời. Tuổi thọ của chuột sóc tới 5 năm. Thường thì chúng thuần thục sinh sản sau kỳ ngủ đông đầu tiên. Chúng sống thành các nhóm nhỏ theo gia đình. Phạm vi hoạt động và chiếm giữ lãnh thổ của chúng tùy theo từng loài và phụ thuộc vào độ sẵn có của nguồn thức ăn.[1]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Họ Chuột sóc bao gồm 29 loài còn sinh tồn, được chia ra trong 3 phân họ và 9 chi (có tranh cãi):

Một con chuột sóc
Một con chuột sóc

HỌ GLIRIDAE – Chuột sóc

Hóa thạch

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Baudoin Claude (1984). Macdonald D. (biên tập). The Encyclopedia of Mammals. New York: Facts on File. tr. 678–680. ISBN 0-87196-871-1.
  2. ^ “Chuột sóc trở thành "sao" trên internet”. Thanh Niên Online. Truy cập 2 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ “Nguy cơ mới cho chuột sóc - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 25 tháng 1 năm 2016.
  4. ^ "Systematic Revision of Sub-Saharan African Dormice (Rodentia: Gliridae: Graphiurus) Part II: Description of a New Species of Graphiurus from the Central Congo Basin, Including Morphological and Ecological Niche Comparisons with G. crassicaudatus and G. lorraineus", Bulletin of the American Museum of Natural History 331:314–355. 2009.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan