Họ Hamamelidaceae từng phân bố rộng tại Bắc bán cầu trong Creta muộn và đầu kỷ Đệ Tam.[3][4] Băng hà kỷ đệ Tứ trên khắp Bắc bán cầu đã làm một loạt loài tuyệt chủng và hạn chế sự phân bố của các loài khác trong họ này. Họ Hamamelidaceae đã bị xóa sạch khỏi châu Âu cùng một loạt các chi thực vật khác do không thể thoát khỏi các dải băng vì yếu tố địa lý (Địa Trung Hải và dãy Alps tạo thành các rào cản trong khi ở châu Á và Bắc Mỹ chúng không vấp phải)[5]
Phân họ lớn nhất, Hamamelidoideae, hiện nay phân bố ở Bắc Mỹ cũng như miền tây và đông châu Á. Phân tông Dicoryphinae của Hamamelidoideae hiện nay chỉ hạn chế ở châu Phi (gồm cả Madagascar và Comores) và Australia.[5][6][7] Disanthoideae và Rhodoleioideae (nếu tách riêng) chỉ hạn chế ở miền nam Trung Quốc và khu vực Kavkaz.[5] Mytilarioideae chỉ hạn chế ở miền đông châu Á. Altingioideae (nếu gộp vào họ này) chỉ hạn chế ở miền đông, miền tây châu Á và Bắc Mỹ trong khu vực từ miền trung Mexico tới Belize.[5][8]
Hamamelidoideae Burnett: 22-23 chi, khoảng 78 loài. Vùng nhiệt đới tới ôn đới, đặc biệt khu vực Đông Á tới Australia, không có ở Nam Mỹ. Phân họ này từng được Harms (1930)[9] phân chia thành 5 tông và sau đó được Shulze-Menz (1964) sửa đổi và phân chia lại. Bốn tông hiện được công nhận là theo nghĩa Endress (1989).
Một số tác giả coi chi Rhodoleia (hồng quang) như là một họ riêng của chính nó, gọi là Rhodoleiaceae, mặc dù nghiên cứu di truyền học do Angiosperm Phylogeny Group tiến hành cho thấy tốt nhất nên gộp nó vào họ Hamamelidaceae.
Các chi Tô hạp (Altingia), Sau sau (Liquidambar) và Bán phong hạ (Semiliquidambar), trước đây được gộp trong họ Hamamelidaceae, nhưng hiện nay được coi là một họ riêng gọi là Họ Tô hạp (Altingiaceae).[8][10][11][12][13] Tuy nhiên, một số tác giả vẫn coi nó là phân họ Altingioideae.[14][15]
^Lấy theo chi Liquidambar trước đây được đặt trong họ này, nhưng hiện nay chi này đã bị chuyển sang họ Tô hạp (Altingiaceae), không có lý do gì để giữ tên gọi Sau sau cho họ này.
^ abcdZhi-yun, Z., and An-ming, L. (1995). “Hamamelidaceae: Geographic distribution, fossil history and origin”. Acta Phytotaxonomica Sinica. 33 (4): 313–339.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^Endress P. K. (1989). “Aspects of evolutionary differentiation of the Hamamelidaceae and the Lower Hamamelididae”. Plant Systematics and Evolution. 162: 193–211. doi:10.1007/BF00936917.
^Li J., Bogle A. L., & Klein A. S. (1999). “Phylogenetic relationships in the Hamamelidaceae: evidence from the nucleotide sequences of the plastid gene matK”. Plant Systematics and Evolution. 218: 205–219. doi:10.1007/bf01089228.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^ abIckert-Bond, S.M., Pigg, K.B. & Wen, J. (2005). “Comparative infructescence morphology in Liquidambar (Altingiaceae) and its evolutionary significance”. American Journal of Botany. 92: 1234–1255. doi:10.3732/ajb.92.8.1234. PMID21646145.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^Harms H. 1930. "Hamamelidaceae". In Prantl K., Engler A. [eds.], Die nattirlichen Pflanzenfamilien, 2nd edn., 18a. Engetmann, Leipzig.
^Judd W.S., Campbell C.S., Kellogg E.A., Stevens P.F. & Donoghue M.J. 2010. "Plant Systematics: A Phylogenetic Approach, 3rd ed.". In [eds.], Plant Systematics: A Phylogenetic Approach, 3rd ed. In [eds.]. Sinauer Associates, Inc., Massachusetts.
^Angiosperm Phylogeny Group II (2003). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG II”. Botanical Journal of the Linnean Society. 141: 399–436. doi:10.1046/j.1095-8339.2003.t01-1-00158.x.
^Pan, K.-Y., Lu, A.-M. & Wen, J. (1990). “Characters of Leaf Epidermis in Hamamelidaceae (s. l.)”. Sunyatsenia. 28: 10–26.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^Takhtajan, A. 1997. "Diversity and classification of flowering plants". In [eds.], Diversity and classification of flowering plants. Columbia University Press, New York.