HMS Raider (H15)

Tàu khu trục HMS Raider (H15) vào tháng 11 năm 1942
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Raider (H15)
Xưởng đóng tàu Cammell Laird & Company
Hạ thủy 1 tháng 4 năm 1942
Số phận Bán cho Ấn Độ, 1948
Lịch sử
Ấn Độ
Tên gọi INS Rana (D115)
Trưng dụng 1948
Nhập biên chế 1949
Xuất biên chế 1976
Số phận Bán để tháo dỡ
Đặc điểm khái quát[1]
Lớp tàu Lớp tàu khu trục R
Trọng tải choán nước
  • 1.705 tấn Anh (1.732 t) (tiêu chuẩn)
  • 2.425 tấn Anh (2.464 t) (đầy tải)
Chiều dài 358 ft 3 in (109,19 m) (chung)
Sườn ngang 35 ft 9 in (10,90 m)
Mớn nước 9 ft 6 in (2,90 m)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số Parsons;
  • 2 × nồi hơi Admiralty ba nồi
  • 2 × trục
  • công suất 40.000 shp (30.000 kW)
Tốc độ 36 hải lý trên giờ (67 km/h; 41 mph)
Tầm xa 4.675 nmi (8.660 km; 5.380 mi) ở tốc độ 20 hải lý trên giờ (37 km/h; 23 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa 176
Hệ thống cảm biến và xử lý
  • radar dò tìm mặt đất Kiểu 285
  • radar cảnh báo không trung Kiểu 290
Vũ khí

HMS Raider (H15) là một tàu khu trục lớp R của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ngừng hoạt động sau khi chiến tranh kết thúc năm 1947, nó được bán cho Ấn Độ năm 1948 và tiếp tục phục vụ cùng Hải quân Ấn Độ như là chiếc INS Rana (D115) cho đến năm 1976, và bị tháo dỡ vào năm 1979.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Được đặt hàng vào ngày 2 tháng 4 năm 1940 như một phần của Chương trình Khẩn cấp Chiến tranh thuộc Chi hạm đội Khẩn cấp 4, Raider được đặt lườn bởi xưởng tàu của hãng Cammell Laird & Company và được hạ thủy vào ngày 1 tháng 4 năm 1942.[2] Con tàu được cộng đồng cư dân Romford đỡ đầu trong cuộc vận động gây quỹ Tuần lễ Tàu chiến; đơn vị Thiếu sinh Hải quân của địa phương được đổi tên thành T S Raider.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Raider đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc. Nó được đưa về lực lượng dự bị tại Devonport vào tháng 1 năm 1946, nhưng lại được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 6 tháng 5 năm đó để phục vụ tại Địa Trung Hải. Chiếc tàu khu trục được bố trí vai trò canh phòng máy bay cho các tàu sân bay cũng như tham gia các cuộc tập trận hạm đội. Nó quay trở về Anh vào tháng 8 năm 1947 và lại được đưa về lực lượng dự bị.

Raider được bán cho Ấn Độ vào năm 1948, và chính thức nhập biên chế cùng Hải quân Ấn Độ năm 1949 như là chiếc INS Rana (D115). Nó được cho xuất biên chế năm 1976, và bị tháo dỡ vào năm 1979.[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lenton, H. T. (1998). British and Empire Warships of the Second World War. Greenhill Book. ISBN 9781557500489.
  2. ^ a b http://www.naval-history.net/xGM-Chrono-10DD-53R-Raider.htm

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lòng lợn – món ăn dân dã liệu có còn được dân yêu?
Lòng lợn – món ăn dân dã liệu có còn được dân yêu?
Từ châu Âu đến châu Á, mỗi quốc gia lại có cách biến tấu riêng với nội tạng động vật, tạo nên một bản sắc ẩm thực đặc trưng
Mập và ốm: thể tạng cơ thể và chiến lược tập luyện phù hợp
Mập và ốm: thể tạng cơ thể và chiến lược tập luyện phù hợp
Bài viết này cung cấp góc nhìn tổng quát về ba loại thể tạng phổ biến nhằm giúp bạn hiểu rõ cơ thể và xây dựng lộ trình tập luyện, nghỉ ngơi và ăn uống phù hợp.
Fury (2019): Chiến tranh và người lính thủy đánh bộ qua lăng kính điện ảnh
Fury (2019): Chiến tranh và người lính thủy đánh bộ qua lăng kính điện ảnh
Fury (2014) sẽ đem lại cho bạn cái nhìn chân thực, những mặt tối và hậu quả nặng nề đằng sau các cuộc chiến tranh mà nhân loại phải hứng chịu.
Nghệ thuật của việc mất cân bằng trong phát triển
Nghệ thuật của việc mất cân bằng trong phát triển
Mất cân bằng trong phát triển là điều rất dễ xảy ra, vậy mất cân bằng như thế nào để vẫn lành mạnh? Mình muốn bàn về điều đó thông qua bài viết này.