Hoàng Nghĩa Giao

Hoàng Nghĩa Giao (1623-1662) là tướng nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông tham gia vào cuộc chiến tranh giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong thời Lê trung hưng.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng Nghĩa Giao người làng Hoàng Vân, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Tổ 4 đời của ông là Hoàng Nghĩa Kiều có công giúp nhà Lê trung hưng trong chiến tranh Lê-Mạc, được thăng làm Hồng quận công.

Ông nội ông là Hoàng Nghĩa Thân được phong làm Chiêu quận công, tử trận năm 1581 khi đánh nhau với quân Mạc.

Cha ông là Hoàng Nghĩa Phi (1574-1647) được phong là Lan quận công, làm tới chức Thiếu bảo.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Là dòng dõi võ tướng, Hoàng Nghĩa Giao có lòng dũng cảm từ khi còn trẻ. Năm 1655, ông theo Trịnh Toàn ra mặt trận phía nam chống quân Nguyễn do Nguyễn Hữu DậtNguyễn Hữu Tiến chỉ huy đang đánh ra bắc, đã chiếm được 7 huyện ở Nghệ An.

Trong trận Thạch Hà, ông mang quân tới cứu ứng cho Đào Quang Nhiêu, thắng được quân Nguyễn. Do công trạng đó, ông được thăng làm Đề đốc, tước Động quận công.

Ít lâu sau Trịnh Toàn bị anh là chúa Trịnh Tạc nghi ngờ và bắt về kinh, Hoàng Nghĩa Giao dưới quyền con Trịnh Tạc là thế tử Trịnh Căn – người được cử ra thay Trịnh Toàn làm tổng chỉ huy. Khi đó quân Nguyễn đóng suốt phía nam sông Lam, lại đắp lũy từ đầu nguồn đến biển để chống lại. Ông cùng Lê Thì Hiến đánh phá lũy, đốc suất các tướng đánh Thanh Chương, Nam Hoa (thuộc Nghệ An) đều thắng trận, các tướng Đàng Trong bỏ chạy[1].

Năm 1658, tướng Đàng TrongNguyễn Hữu Dật vượt sông đánh vào Mỹ Dụ. Tướng giữ đồn là Trịnh Kiêm (em Trịnh Căn) thua chạy. Hoàng Nghĩa Giao và Lê Thì Hiến tiến lên chặn đánh được quân Nguyễn, quân Nam phải lui về.

Tháng 9 năm 1660, ông cùng Lê Thì Hiến chia đường cùng tiến quân, từ làng Âm huyện Hưng Nguyên vượt sông tiến sang gặp quân Nguyễn. Hai tướng cố sức giao tranh, giết và bắt được nhiều quân địch[1].

Tháng 11 năm 1660, Trịnh Căn chia đường sai các tướng tấn công, Hoàng Nghĩa Giao đi đường bộ theo huyện Thiên Lộc cùng Lê Thì Hiến tạo thế ỷ dốc phá tan quân Nguyễn ở xã Phù Lưu Thượng, bắt và giết nhiều quân địch. Hai tướng Đàng TrongNguyễn Hữu TiếnNguyễn Hữu Dật phải rút lui về nam, quân Trịnh thừa thế tiến lên chiếm lại 7 huyện bị mất từ năm 1655.

Do công lao đánh trận, ông được thăng làm Phó tướng Tả đô đốc.

Năm 1662, Hoàng Nghĩa Giao qua đời, thọ 40 tuổi. Ông được truy tặng làm thái phó, thụy là Dũng Lược, phong làm phúc thần.

Dòng họ

[sửa | sửa mã nguồn]

Con ông là Hoàng Nghĩa Hy được phong làm quận công. Cháu ông là Hoàng Nghĩa Bá làm thượng tướng quân, thống lĩnh Hải Dương thời Lê Hiển Tông, tước Bích quận công, tham gia đánh quân khởi nghĩa Nguyễn Tuyển, Nguyễn Hữu Cầu.

Nhận định

[sửa | sửa mã nguồn]

Sử gia Phan Huy Chú nhận định về ông như sau[1]:

Ông là người tinh anh, hào mại, sức khỏe và mưu lược đều giỏi. Khi ra trận gầm thét, hễ đánh là thắng. Là dòng dõi nhà tướng có tài năng bậc nhất lúc bấy giờ

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Phan Huy Chú, sách đã dẫn, tr 419
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Pochita - Chainsaw Man
Nhân vật Pochita - Chainsaw Man
Pochita (ポ チ タ Pochita?) hay Chainsaw Devil (チ ェ ン ソ ー の 悪 魔, Chensō no akuma) là hiện thân của nỗi sợ máy cưa
Võ thuật tổng hợp (MMA): Lịch sử và Nguồn Gốc
Võ thuật tổng hợp (MMA): Lịch sử và Nguồn Gốc
Những ngôi sao điện ảnh như Bruce Lee (Lý Tiểu Long) là người đưa võ thuật đến gần hơn với công chúng
Nợ công quốc gia có phải là vấn đề lớn như mọi người vẫn lầm tưởng?
Nợ công quốc gia có phải là vấn đề lớn như mọi người vẫn lầm tưởng?
Chúng ta sẽ cùng nhau truy vấn xem tính hợp pháp của một loại tiền tệ đến từ đâu?
Giới thiệu VinFast VF e34 (VinFast e34)
Giới thiệu VinFast VF e34 (VinFast e34)
VinFast VF e34 có giá bán 690 triệu đồng, thuộc phân khúc xe điện hạng C. Tại Việt Nam chưa có mẫu xe điện nào thuộc phân khúc này, cũng như chưa có mẫu xe điện phổ thông nào.