Đảo Hoa
|
|
---|---|
Đảo Hoa (đỏ đậm) | |
Địa lý | |
Vị trí | phía tây trấn Vọng An, Bành Hồ |
Tọa độ | 23°24′12″B 119°19′20″Đ / 23,403362°B 119,322301°Đ |
Diện tích | 1,2737 km2 (4.917,8 mi2) |
Hành chính | |
Province | Đài Loan (danh nghĩa) |
Huyện | Bành Hồ |
Hương | Vọng An |
Nhân khẩu học | |
Dân số | 339 |
Mật độ | 266,1537 /km2 (6.893.349 /sq mi) |
Thông tin khác | |
Múi giờ |
đảo Hoa (tiếng Trung: 花嶼; Hán-Việt: Hoa dữ; bính âm Hán ngữ: Huā Yǔ; bính âm thông dụng: Hua Yǔ; Bạch thoại tự: Hoe-sū) là một đảo thuộc thôn Hoa Dữ, hương Vọng An, huyện Bành Hồ, Đài Loan.[1] Đây là đảo cực tây của Bành Hồ.[2] Đảo này còn được gọi là "đảo Tây" (西嶼).[3] Đèn biển đảo Hoa được xây từ thời Nhật Bản cai trị và nằm tại vùng đồi phía tây nam của đảo[4]
Các tuyến phà định kỳ chạy giữa Mã Công và đảo Hoa cũng như giữa đảo Vọng An và đảo Hoa.[5][6]
Khi những di dân người Hán đầu tiên vượt biển đến khu vực Đài Loan, họ thấy quần đảo Bành Hồ cằn cỗi, chỉ có đảo Hoa là hơi có màu xanh nên gọi hòn đảo này là đảo Hoa, và gọi một hòn đảo khác gần đó là đảo Thảo[7]
Từ năm Khang Hy thứ 23 nhà Thanh (1684) đến thời Càn Long, đảo Hoa bị liệt vào cấm địa, nên mãi đến giữa thời Càn Long mới có người định cư trên đảo.[8] Tổ tiên của cư dân chủ yếu di cư từ thôn Thủy An và thôn Trung Xã trên đảo Vọng An.[7]
Đèn biển đảo Hoa được xây dựng vào năm 1939 trong kế hoạch quân sự của Nhật Bản trong khu vực.[9]
Sau khi chuyển giao Đài Loan cho Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1945. Thôn Hoa Dữ được thành lập vào năm 1946.[2]
Cư dân trên đảo ban đầu sử dụng một giếng sâu để lấy nước. Theo thời gian, giếng bị cạn nước và một nhà máy khử mặn nước biển được xây dựng vào năm 2019. Vào ngày 11 tháng 8 năm 2019, nhà máy khử mặn này gặp sự cố khiến người dân khiếu nại. Nhà máy đã được khôi phục hoạt động bình thường vào ngày 20 tháng 8.[10]
Chiều ngày 5/10/2019, một tàu vô danh của Trung Quốc bị bắt quả tang vi phạm vùng biển Đài Loan 21 hải lý (39 km) về phía tây bắc đảo Hoa. Con tàu được đưa vào bờ và thủy thủ đoàn bị bắt.[11][12][13]
Đảo Hoa là điểm cực tây của Bành Hồ, cách đảo Vọng An 18 km về phía tây-tây bắc, 8 km về phía bắc của Đảo Miêu (貓嶼) và 8,5 km về phía bắc của đảo Thảo (草嶼).[2]
Đảo có hình tam giác. Điểm cao nhất trên đảo là 53 m (174 ft) trên mực nước biển.[14]
Hòn đảo này cấu thành từ đá granit, khiến cho nó khác biệt về mặt địa chất với các hòn đảo khác ở Bành Hồ.[2]
地政事務所名稱(代碼) 澎湖(XA) 鄉鎮市區名稱(代碼) 望安鄉(05) 段 小段 代碼 備註{...}花嶼 0078
花嶼村位於花嶼,其位置在望安島西北稍南距離約18公里處,是澎湖縣最西方的島嶼,(也是台灣省的最西)。在花嶼正南方約距8公里為大、小貓嶼,正南方稍東約距8.5公里為草嶼。{...}光復後,民國35年,廢大字設村,稱花嶼村。{...}花嶼村位於澎湖縣望安鄉望安島西北稍南處,屬三級離島。該島地質有別於澎湖群島(玄武岩方山)而與金門島同為花崗岩層。{...}花嶼村目前居住人數僅約100餘人,
福爾摩沙島與澎湖群島圖{...}L. 西嶼(花嶼)
since it is flourished with flowers and grass, a rare beautiful sight in Penghu, it was named "Huayu " (Hua meaning flower).{...}Huayu Lighthouse has also enjoyed the name of "Light of Huayu ", and is the main landmark of Huayu, built by the Japanese for military purpose.
花嶼之名稱,高拱乾的《臺灣府志》記載:「轉而南,則花嶼也,草嶼也。(二嶼相連,澎山無草木,二嶼頗有,故以花、草名。)」
基於軍事考量日人於昭和十四年一九三九年在花嶼的西北端建造了這座鋼筋凝土的白色圓塔花嶼燈塔
其中花嶼形如三角,最高處約53公尺,