Hoa lan tại Việt Nam | |
---|---|
Thời điểm hóa thạch: Creta- nay | Hậu|
Hoa lan vàng tại Củ Chi | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Monocots |
Bộ (ordo) | Asparagales |
Họ (familia) | Orchidaceae Juss., 1789 |
Chi điển hình | |
Orchis L., 1753 | |
Phân họ | |
Theo cuốn Phong lan Việt Nam của Trần Hợp thì Việt Nam có 137-140 chi gồm trên 800 loài lan rừng[1]. Hiện tại ngoài hoa lan mọc hoang dã, lan còn được gây trồng đại trà tại một số nơi, nhiều nhất là ở Tây Nguyên trong đó Đà Lạt là một trong những nơi hoa lan được trồng rộng rãi nhất.
Khi Đà Lạt mới được khám phá, hoa lan đã được thu hoạch tự nhiên. Đến thập niên 1960, việc nhập giống mới đã giúp phát triển nghề trồng hoa này tại đây.
Các cây lan nhập nội được nuôi trồng ở Đà Lạt nằm trong các chi: Catleya, Cymbidium, Dendrobium, Paphiopedillum, Oncidium, Odontoglossum, Vanda. Các cây lan nhập nội được trồng trọt nhiều nhất là trong chi Cymbidium với trên 300 giống. Các giống Bengal Bay Golden Hue, Suva Royal Velvet, Sayonara Raritan, Balkis, Eliotte được nhập nội từ thập niên 1960 cho đến nay vẫn còn được ưa chuộng và trồng trọt khá nhiều tại các vườn lan.
Các loài lan nội địa cũng đã được sưu tập và trồng trọt phổ biến tại Đà Lạt từ thập niên 1940 cho đến nay.
Các loài lan được ưa chuộng tại các vườn lan Đà Lạt - Tây Nguyên là:
Yên Bái là một tỉnh vùng núi, với tiểu vùng khí hậu tương đối ôn hòa: nóng ẩm mưa nhiều, rất thích hợp cho việc phát triển thảm thực vật nói chung và phong lan nói riêng. Trên khắp các cánh rừng của Yên Bái có rất nhiều loài lan quý như: Hoàng Thảo, Thanh đạm, Hạc đính, Giáng hương, Phượng vĩ, Cẩm báo, Vân đa, Hài gấm, Thạch hộc,...
Các loài lan này được tìm thấy năm 2005-2006 ở tỉnh Thừa Thiên Huế tại khu vực được gọi là Hành Lang Xanh. Trong đó có 5 loài phong lan và 3 loài thực vật khác. Cố vấn trưởng dự án Hành Lang Xanh thuộc chương trình Việt Nam của WWF Greater Mekong đã phát biểu: "Bạn chỉ có thể phát hiện được nhiều loài mới như thế này ở những khu vực rất đặc biệt".
Ba trong số 5 loài lan mới phát hiện hoàn toàn không có lá, là một đặc điểm rất hiếm ngay cả đối với phong lan. Chúng không chứa chất diệp lục và sống nhờ vào các vật chất mục, tương tự như nhiều loài nấm.