Isabelle I xứ Angoulême

Isabelle I xứ Angoulême
Isabelle I d'Angoulême
Hình nộm trong lăng mộ tại Tu viện Fontevraud
Vương hậu nước Anh
Tại vị24 tháng 8 năm 1200 – 19 tháng 10 năm 1216
Đăng quang8 tháng 10 năm 1200
Tiền nhiệmBerenguela của Navarra
Kế nhiệmÉléonore xứ Provence
Nữ bá tước xứ Angoulême
Tại vị16 tháng 6 năm 1202 – 4 tháng 6 năm 1246
Tiền nhiệmAymar
Kế nhiệmHugues I
Bá tước phu nhân xứ La Marche
Tại vị10 tháng 5 năm 1220 – 4 tháng 6 năm 1246
Thông tin chung
Sinhk. 1186 / k. 1188
Mất4 tháng 6 năm 1246
Tu viện Fontevraud, Pháp
An tángTu viện Fontevraud
Phối ngẫu
Hậu duệ
Vương tộcTaillefer
Thân phụAymar xứ Angoulême
Thân mẫuAlix xứ Courtenay

Isabelle I xứ Angoulême (tiếng Pháp: Isabelle d'Angoulême, IPA: [izabɛl dɑ̃ɡulɛm]; tiếng Anh: Isabella of Angoulême; k. 1186[1]/ 1188[2] – 4 tháng 6 năm 1246) là Vương hậu Anh từ năm 1200 đến năm 1216 với tư cách là người vợ thứ hai của Vua John và là Nữ Bá tước xứ Angoulême từ năm 1202 cho đến khi qua đời vào năm 1246, cũng như là Bá tước phu nhân xứ La Marche từ năm 1220 đến năm 1246 với tư cách là vợ của Bá tước Hugues.

Isabelle có 5 người con với Vua John, trong đó có người thừa kế sau này là Henry III. Năm 1220, Isabelle kết hôn với Hugues X xứ Lusignan, Bá tước xứ La Marche và có thêm 9 người con.

Một số người cùng thời với Isabelle, cũng như các nhà văn sau này cho rằng bà đã hình thành một âm mưu chống lại Vua Louis IX của Pháp vào năm 1241, sau khi bị Thái hậu Blanca của Castilla hắt hủi một cách công khai, người mà Isabelle nuôi lòng căm thù sâu sắc.[3] Năm 1244 sau khi âm mưu thất bại, bà bị buộc tội âm mưu đầu độc nhà vua. Để tránh bị bắt, Isabelle đã tìm nơi ẩn náu ở Tu viện Fontevraud, nơi bà qua đời hai năm sau đó, nhưng điều này không thể được xác nhận.

Vương hậu nước Anh

[sửa | sửa mã nguồn]

Isabelle là con gái duy nhất và là người thừa kế của Aymar Taillefer, Bá tước xứ Angoulême với Alix xứ Courtenay,[4] em gái của Pierre II xứ Courtenay, Hoàng đế Latinh của Constantinopolis. Alix và Pierre II là cháu Vua Louis VI của Pháp thông qua cha là Pierre I xứ Courtenay.

Isabelle trở thành Nữ bá tước Angoulême vào ngày 16 tháng 6 năm 1202, lúc đó bà đã trở thành vương hậu của nước Anh. Cuộc hôn nhân của Isabelle ở tuổi 12 hoặc 14 với Vua John diễn ra vào ngày 24 tháng 8 năm 1200 tại Angoulême, một năm sau khi nhà vua hủy bỏ cuộc hôn nhân đầu tiên với Isabella, Bá tước phu nhân xứ Gloucester. Isabelle được trao vương miện Vương hậu trong một buổi lễ cầu kỳ vào ngày 8 tháng 10 tại Tu viện Westminster ở London. Isabelle ban đầu được đính hôn với Hugues IX le Brun, Bá tước xứ Lusignan,[5] cháu trai và người thừa kế của Bá tước xứ La Marche. Do sự táo bạo của John khi lấy bà làm vợ thứ hai, Vua Philippe II của Pháp đã tịch thu toàn bộ đất đai ở Pháp của họ và xung đột vũ trang xảy ra sau đó.

Vào thời điểm kết hôn với John, cô gái tóc vàng mắt xanh Isabelle đã được một số người nổi tiếng vì vẻ đẹp của mình.[6] và đôi khi được các nhà sử học gọi là Helen của thời Trung Cổ.[7] Isabelle trẻ hơn chồng rất nhiều và có tính khí thất thường giống ông. Vua John say mê người vợ trẻ đẹp, tuy nhiên việc ông có được Isabelle ít nhất cũng liên quan nhiều đến việc coi thường kẻ thù của ông cũng như tình yêu lãng mạn. Isabelle đã đính hôn với Hugues IX le Brun khi buộc kết hôn với John. Người ta nói rằng John đã bỏ bê công việc đất nước của mình để dành thời gian cho Isabelle, thường ở trên giường với bà cho đến trưa. Tuy nhiên, đây là những tin đồn do kẻ thù của John lan truyền nhằm làm mất uy tín của ông như một nhà cai trị yếu đuối và hết sức vô trách nhiệm, vì vào thời điểm đó John đang tham gia vào một cuộc chiến tuyệt vọng chống lại Vua Philippe II của Pháp để giữ các công quốc Plantagenet còn lại. Các thường dân bắt đầu gọi Isabelle là "siren" hay "Messalina" vì sức quyến rũ của bà. Mẹ chồng Isabelle, Aliénor xứ Aquitaine sẵn sàng chấp nhận bà làm vợ của John.

Vào ngày 1 tháng 10 năm 1207 tại Lâu đài Winchester, Isabelle sinh một con trai và người thừa kế là vị vua tương lai Henry III của Anh, người được đặt theo tên ông nội là Vua Henry II. Theo sau đó nhanh chóng là một người con trai khác Richard và ba cô con gái: Joan, IsabellaEleanor. Cả năm người con đều sống sót đến tuổi trưởng thành và có những cuộc hôn nhân lừng lẫy; tất cả trừ Joan đều sinh ra con cái của riêng họ.

Cuộc hôn nhân thứ hai

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi Vua John qua đời vào tháng 10 năm 1216, hành động đầu tiên của Isabelle là sắp xếp lễ đăng quang nhanh chóng cho đứa con trai chín tuổi tại thành phố Gloucester vào ngày 28 tháng 10. Vì vương miện hoàng gia vừa bị thất lạc tại vịnh The Wash cùng với phần kho báu còn lại của Vua John, nên Isabelle đã cung cấp chiếc vòng vàng của riêng mình để sử dụng thay cho vương miện.[8] Tháng 7 năm sau, chưa đầy một năm sau khi Henry lên ngôi Vua của Anh, Isabelle để ông cho nhiếp chính của con trai là William Marshal, Bá tước thứ 1 xứ Pembroke chăm sóc và trở về Pháp để nắm quyền kiểm soát quyền thừa kế tại Angoulême.

Vào mùa xuân năm 1220, Isabelle kết hôn với Hugues X xứ Lusignan "le Brun", Seigneur de Luisignan, Bá tước xứ La Marche, con trai vị hôn phu cũ của bà là Hugues IX, người mà Isabelle đã hứa hôn trước khi kết hôn với Vua John. Trước đó con gái lớn Joan được sắp xếp sẽ kết hôn với Hugues, và cô bé được nuôi dưỡng tại triều đình Lusignan để chuẩn bị cho cuộc hôn nhân của mình. Tuy nhiên, Hugues khi nhìn thấy Isabelle, người có vẻ đẹp không hề suy giảm,[9] thích mẹ của cô con gái hơn. Joan sau đó được gả cho người chồng khác là Vua Alexander II của Scotland, kết hôn vào năm 1221.

Isabelle đã kết hôn với Hugues mà không có sự đồng ý của hội đồng nhà vua ở Anh, theo điều được yêu cầu với một thái hậu. Hội đồng không chỉ có quyền giao cho Isabelle bất kỳ người chồng tiếp theo nào mà còn quyết định liệu bà có được phép (hoặc bị ép buộc) tái hôn hay không. Việc Isabelle coi thường quyền lực của hội đồng đã khiến họ tịch thu đất đai hồi môn dành cho góa phụ và ngừng trả lương hưu cho bà.[10] Isabelle và chồng trả đũa bằng cách đe dọa giữ Joan, người đã được hứa hôn với Vua Scotland, tại Pháp. Hội đồng lần đầu tiên phản ứng bằng cách gửi những bức thư giận dữ đến Giáo hoàng, ký tên của vị vua trẻ Henry và thúc giục ông vạ tuyệt thông Isabelle và chồng, nhưng sau đó quyết định thỏa thuận với Isabelle để tránh xung đột với nhà vua Scotland, người đã háo hức đón cô dâu của mình. Isabelle được cấp các kho tài sản ở Devon và doanh thu của Aylesbury trong thời gian 4 năm, để đền bù cho những vùng đất của hồi môn bị tịch thu ở Normandie cũng như khoản nợ lương hưu 3.000 bảng Anh.[10]

Isabelle có thêm chín người con với Hugues X. Con trai cả của họ là Hugues XI xứ Lusignan kế vị cha mình làm Bá tước xứ La Marche và Bá tước Angoulême vào năm 1249.

Những người con của Isabelle từ cuộc hôn nhân hoàng gia đã không cùng bà đến Angoulême, ở lại Anh với anh trai Henry III.

Nổi loạn và cái chết

[sửa | sửa mã nguồn]

Được một số người đương thời mô tả là "vô ích, thất thường và rắc rối",[11] Isabelle không thể dung hòa bản thân với vị trí kém nổi bật của mình ở Pháp. Mặc dù từng là vương hậu của nước Anh nhưng sau đó Isabelle hầu như chỉ được coi là một nữ bá tước đơn thuần và phải dành quyền ưu tiên cho những phụ nữ khác.[12] Năm 1241, khi Isabelle và Hugues được triệu tập đến triều đình Pháp để thề trung thành với em trai của Vua Louis IXAlphonse, người đã được phong làm Bá tước Poitou, mẹ của họ là Thái hậu Blanca đã công khai hắt hủi bà. Điều này khiến Isabelle vô cùng tức giận, người đã sinh lòng căm thù sâu sắc với Blanca vì đã nhiệt thành ủng hộ cuộc xâm lược của Pháp vào nước Anh trong Chiến tranh Nam tước lần thứ nhất vào tháng 5 năm 1216, đến nỗi bà bắt đầu âm mưu tích cực chống lại Vua Louis. Isabelle và chồng, cùng với các quý tộc bất mãn khác bao gồm cả con rể là Bá tước Raymond VII xứ Toulouse, đã tìm cách thành lập một liên minh do Anh hậu thuẫn nhằm thống nhất các tỉnh phía nam và phía tây chống lại vua Pháp.[13] Isabelle khuyến khích con trai Henry trong cuộc xâm lược Normandie vào năm 1230, nhưng sau đó bà đã không hỗ trợ Henry như đã hứa.

Năm 1244, sau khi liên minh thất bại và Hugues làm hòa với vua Louis, hai đầu bếp hoàng gia bị bắt vì âm mưu đầu độc nhà vua; Khi thẩm vấn, họ thú nhận đã nhận tiền của Isabelle.[11] Trước khi Isabelle bị bắt, bà đã trốn đến Tu viện Fontevraud, nơi bà qua đời vào ngày 4 tháng 6 năm 1246.[14]

Theo sự sắp xếp từ trước của Isabelle, lần đầu tiên bà được chôn cất trong sân nhà thờ của tu viện như một hành động ăn năn về nhiều hành vi sai trái của mình. Trong một chuyến viếng thăm Fontevraud, Vua Henry III của Anh đã bị sốc khi thấy mẹ của mình được chôn cất bên ngoài tu viện và ra lệnh chuyển bà ngay vào trong. Cuối cùng Isabelle được đặt bên cạnh Henry IIAliénor xứ Aquitaine. Sau đó, hầu hết những người con Lusignan của bà vì có ít triển vọng ở Pháp, lên đường đến Anh và tới triều đình của Henry, anh em cùng mẹ khác cha của họ.[15]

Với John của Anh, năm người con, tất cả đều sống sót đến tuổi trưởng thành:

Với Hugues X xứ Lusignan, Bá tước xứ La Marche: chín người con, tất cả đều sống sót đến tuổi trưởng thành:

Tổ tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]

Isabelle được nữ diễn viên Zena Walker thủ vai trong bộ phim truyền hình Cuộc phiêu lưu của Robin Hood tập "Isabelle" (1956), trước khi kết hôn với John nhưng không phải khi mới 12 tuổi. Bà được nữ diễn viên Victoria Abril thể hiện trong bộ phim Robin và Marian năm 1976 và được nữ diễn viên Cory Pulman thủ vai trong tập "The Pretender" (1986) của bộ phim truyền hình Robin xứ Sherwood, sau đó là nữ diễn viên Léa Seydoux trong bộ phim Robin Hood năm 2010.[16]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Barrière 2006, tr. 384.
  2. ^ Evergates 2007, tr. 226.
  3. ^ Costain 1959, tr. 144–145.
  4. ^ Vincent 1999, tr. 171.
  5. ^ Vincent 1999, tr. 171, 177.
  6. ^ Costain 1962, tr. 251–252.
  7. ^ Costain 1962, tr. 306.
  8. ^ Costain 1959, tr. 11.
  9. ^ Costain 1962, tr. 341.
  10. ^ a b Costain 1959, tr. 38–39.
  11. ^ a b Costain 1959, tr. 149.
  12. ^ Costain 1959, tr. 144.
  13. ^ Costain 1959, tr. 145–146.
  14. ^ Vincent 2004, tr. online edition.
  15. ^ Morris, Marc (2009). A Great and Terrible King. Edward I And The Forging of Britain. New York: Pegasus Books. tr. 24. ISBN 978-1-68177-133-5.
  16. ^ Lopez 2013, tr. ?.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Castaigne, Jean François. Isabelle d'Angoulême, Comtesse-Reine, Angoulême, 1836.
  • Richardson, H.G. The Marriage and Coronation of Isabelle of Angoulême, trong Tạp chí Lịch sử Anh, tháng 9 năm 1946.
  • Snellgrove, Harold. The Lusignans in England, 1247–1258, trong Ấn bản Lịch sử của Đại học New Mexico, số 2, 1950.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Isabelle I xứ Angoulême
Sinh: , c. 1186/1188 Mất: 4 tháng 6, 1246
Vương thất Anh
Tiền nhiệm
Berenguela của Navarra
Vương hậu Anh
24 tháng 8 năm 1200 – 18 tháng 10 năm 1216
Kế nhiệm
Éléonore xứ Provence
Quý tộc Pháp
Tiền nhiệm
Aymar
Nữ bá tước xứ Angoulême
16 tháng 6 năm 1202 – 4 tháng 6 năm 1246
Kế nhiệm
Hugues I
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review phim Mouse: Kẻ săn người
Review phim Mouse: Kẻ săn người
Phim nói về cuộc đấu trí giữa tên sát nhân thái nhân cách biệt danh 'Kẻ săn người' và cảnh sát
Taxi Driver: Muôn kiểu biến hình của anh chàng tài xế vạn người mê Kim Do Ki
Taxi Driver: Muôn kiểu biến hình của anh chàng tài xế vạn người mê Kim Do Ki
Trong các bộ phim mình từng xem thì Taxi Driver (Ẩn Danh) là 1 bộ có chủ đề mới lạ khác biệt. Dựa trên 1 webtoon nổi tiếng cùng tên
Đàn ông có để ý đến việc phụ nữ bị béo không?
Đàn ông có để ý đến việc phụ nữ bị béo không?
Cùng xem các bạn nam có quan tâm đến cân nặng không nhé
Vài câu tỏ tình hàng tuyển
Vài câu tỏ tình hàng tuyển
Những lời tỏ tình với đôi chút lãn mạn và một bầu trời yêu thương