Jacob Collier

Jacob Collier
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinhJacob Moriarty
SinhBắc Luân Đôn, Anh
Nguyên quánBắc Luân Đôn, Anh
Thể loại
Nghề nghiệp
Năm hoạt động2011–nay
Hãng đĩaHajanga Records
Hợp tác với
Websitejacobcollier.com

Jacob Collier (sinh ngày 2 tháng 8 năm 1994) là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà cải biên, nhà soạn nhạc, nhà sản xuấtnhạc công chơi đa nhạc cụ người Anh trú tại Luân Đôn, Anh. Năm 2012, videomàn hình split-screen[a] cover những bài hát nổi tiếng của anh, như bài "Don't You Worry 'bout a Thing" của Stevie Wonder, bắt đầu lan truyền trên YouTube. Phong cách của Collier pha trộn những yếu tố của jazz, a cappella, groove, dân ca, nhạc điện tử, nhạc cổ điển, Phúc âm, soulkhúc ứng tác, đồng thời thường sử dụng kĩ thuật phối khí. Năm 2014, Collier ký hợp đồng với công ty quản lý của Quincy Jones và bắt đầu làm việc trên một chiếc phương tiện trình diễn trực tiếp thính thị do mình anh điều khiển, được thiết kế và xây dựng tại MITBoston.[1] Ngày 1 tháng 7 năm 2016, Collier phát hành album đầu tay có tựa In My Room do anh tự thu âm, cải biên, biểu diễn và sản xuất toàn bộ tại nhà riêng ở Luân Đôn.[2] Tháng 2 năm 2017, Collier được trao hai giải Grammy nhờ phần cải biên "Flintstones" và "You And I" trích từ album.

Cuộc đời và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Collier sinh ra và lớn lên tại Bắc Luân Đôn cùng cha mẹ và hai người em gái của mình.[3] Anh theo học tại trường trung học quận Mill Hill ở Bắc Luân Đôn và trường Purcell cho các nhạc sĩ trẻBushey, Hertfordshire. Collier còn học piano jazz tại Học viện Âm nhạc Hoàng gia.[4] Mẹ anh Susan Collier là một giáo viên nhạc, nghệ sĩ violin và chủ xướng dàn nhạc tại Học viện Âm nhạc Hoàng gia ở Luân Đôn.[5] Ông ngoại của Collier là Derek Collier cũng là một nghệ sĩ violin cũng giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Hoàng gia và biểu diễn cùng các dàn nhạc trên khắp thế giới. Nói đến vai trò của âm nhạc trong gia đình mình, Collier cho biết, "Chúng tôi cùng nhau hát những bài thánh ca của Bach như một gia đình - điều đó quá đỗi thích thú".[3] Collier có một phần dòng máu gốc Hoa di truyền từ bà ngoại của anh, bà Lila Wong.[6][7]

Collier còn là một diễn viên điện ảnh nhí với nghệ danh là tên khai sinh của anh, Jacob Moriarty. Năm 2004, anh đóng vai Tiny Tim trong phim A Christmas Carol của đạo diễn Arthur Allan Seidelman.[8] Cùng thời điểm đó Collier còn hóa thân làm một ca sĩ sinh ba trong các vai cổ điển như một trong ba cậu bé ở vở opera The Magic Flute của Mozart và Miles trong vở opera The Turn of the Screw của Benjamin Britten; cả hai vở diễn đều có ảnh hưởng sâu sắc cách sử dụng và hiểu biết của anh về hòa âm.[3] Nói về ngôn ngữ hòa âm của Britten, Collier cho biết, "tâm trí tôi bị tiêu tan từ trong ra ngoài".[3] Collier đã nhận huy chương vàng ABRSM cho điểm số cao nhất cả nước nhờ kết quả thi hát bậc 8 của anh vào năm 2008.[9]

2014–2015: Quincy Jones, MIT và Live Performance Vehicle

[sửa | sửa mã nguồn]
Chương trình độc diễn trực tiếp của Jacob Collier.

Trong khoảng thời gian này, Ben Bloomberg, một nghiên cứu sinh tại MIT Media Lab - chi nhánh của viện MIT, đã liên hệ với Collier để thảo luận về việc sáng chế và phát triển phần mềm lẫn phần cứng nhạc cho buổi diễn trực tiếp. Qua những tháng kế tiếp, anh và Collier phát triển và thiết kế một trải nghiệm trực tiếp đa phương tiện mới.[10]

Năm 2015, chương trình độc tấu trực tiếp đầu tay của Collier được hoàn tất và bắt đầu lưu diễn ở châu ÂuMỹ.[11] Trong buổi diễn có nhiều nhạc cụ xếp thành vòng tròn với 6 trạm phát looping[b] có khả năng chơi nhạc nền cùng một lúc. Điểm nhấn của chương trình độc diễn là một nhạc cụ hòa âm giọng hát đặc biệt với tính năng tùy chỉnh, do Collier và Bloomberg thiết kế và sáng chế, cho phép Collier biểu diễn những khúc hòa âm đa giọng hát trong thời gian thực.[11][12] Màn biểu diễn đầu tay của chương trình được tổ chức tại câu lạc bộ Ronnie Scott's Jazz Club ở Luân Đôn.[1] Một tuần sau, Collier mở màn cho Herbie Hancock và Chick Corea với chương trình độc diễn tại nhạc hội Montreux Jazz Festival 2015.[13]

2015–2018: In My Room, Chuyến Lưu Diễn Thế giới và #IHarmU

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 7 năm 2015, công ty Beats của Dr. Dre tiếp cận với Collier cho chiến dịch thuộc giải vô địch rugby thế giới ở Anh mang tên 'The Game Starts Here'. Collier đã ghi một bản cappella của bài thánh ca nổi tiếng "Jerusalem" để quảng cáo, được phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia trước mỗi trận đấu của đội tuyển Anh.[14]

Cuối năm 2015, Collier bắt tay vào thực hiện album đầu tay có tựa In My Room sau khi biểu diễn với WDR Big Band tại một buổi hòa nhạc ở Cologne, Đức.[15][16] Anh đã một mình cải biên, thu âm, biểu diễn và sản xuất toàn bộ album[2][17] khi chơi từng nhạc cụ, bên cạnh đó còn sáng tác 8 trong 11 ca khúc. Album được thu âm và hòa âm trong quãng thời gian 3 tháng[18] trong một căn phòng nhạc của gia đình anh ở Luân Đôn, Anh (đó cũng là lý do anh đặt tựa đề album là In My Room).[19] Album được xử lý hậu kỳ bởi Bernie Grundman[20] và phát hành vào ngày 1 tháng 7 năm 2016 thông qua hãng đĩa độc lập Membran Entertainment Group. Sau khi phát hành sản phẩm, Collier khởi động một chuyến lưu diễn toàn thế giới với chương trình độc diễn của mình, trong đó có nhạc hội Montreux Jazz Festival 2016.[21]

Danh sách đĩa nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Album phòng thu

[sửa | sửa mã nguồn]
Tựa đề Chi tiết album Vị trí xếp hạng cao nhất
US Heat.
[22]
US Indie
[23]
US Jazz
[24]
US Classical
[25]
In My Room 10 50 3
Djesse (Vol. 1) (với Metropole OrkestJules Buckley)
  • Phát hành: 7 tháng 12 năm 2018
  • Hãng đĩa: Hajanga Records, Geffen Records
  • Định dạng: CD, tải kĩ thuật số
14 6 6
Djesse (Vol. 2)
  • Phát hành: 28 tháng 6 năm 2019
  • Hãng đĩa: Hajanga Records, Geffen Records
  • Định dạng: CD, tải kĩ thuật số
Dự kiến phát hành
Djesse (Vol. 3)
  • Ngày phát hành dự kiến: 2019
Djesse (Vol. 4)
  • Ngày phát hành dự kiến: 2019

Giải thưởng và đề cử

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tên giải Hạng Kết quả chú thích
2016
Giải Jazz FM Nghệ sĩ đột phá của năm Đề cử [26]
Sáng chế kĩ thuật số của năm (tài trợ bởi 7digital) Đoạt giải [26]
Giải MOBO Nghệ sĩ JAZZ xuất sắc nhất Đề cử [27]
2017
Giải Grammy Cải biên, instrumental hoặc A cappella xuất sắc nhất (cho "You and I") Đoạt giải [28]
Cải biên, nhạc cụ và giọng hát xuất sắc nhất (cho "Flintstones") Đoạt giải
  1. ^ "Split-screen" là bố cục màn hình được chia làm hai phần theo chiều dọc cùng chiếu một lúc.
  2. ^ "Looping", hay "Live Looping" là kỹ thuật ghi âm và phát lại một đoạn âm thanh ngắn trong thời gian thực bằng những phần mềm trên máy tính hay cả những thiết bị phần cứng

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Lewis, John (3 tháng 7 năm 2015). “Jacob Collier review – jazz's new messiah”. The Guardian. Truy cập 27 tháng 6 năm 2016.
  2. ^ a b “PRESS PLAY: JACOB COLLIER”. culturecrusaders.com. 25 tháng 1 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2021. Truy cập 14 tháng 6 năm 2019.
  3. ^ a b c d “Jacob Collier – the vocalist/multi-instrumentalist YouTube sensation”. Jazzwise Magazine. Truy cập 3 tháng 6 năm 2016.
  4. ^ “Jacob Collier – the vocalist/multi-instrumentalist YouTube sensation”. Tạp chí Jazzwise magazine. Truy cập 13 tháng 6 năm 2019.
  5. ^ “Violinist - Suzie & Jacob”. SusanCollier.com. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2020. Truy cập 3 tháng 6 năm 2016.
  6. ^ “With 'In My Room,' Jazz Phenom Jacob Collier Is Bringing Jubilation Back”. NPR. Truy cập 27 tháng 7 năm 2017.
  7. ^ Hum, Peter (ngày 6 tháng 7 năm 2017). "If you can't paint in primary colours, no one's going to listen to your songs" – The Jacob Collier interview”. Ottawa Citizen. Postmedia Network Inc. Truy cập 14 tháng 6 năm 2019.
  8. ^ “Jacob Collier Trio @ the PizzaExpress Jazz Club ngày 31 tháng 5 năm 2015”. Michael Valentine Studio. Truy cập 27 tháng 12 năm 2018.
  9. ^ “Jacob Collier”. Encore. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2016. Truy cập 27 tháng 6 năm 2016.
  10. ^ “Jacob Collier and Ben Bloomberg turn to DPA Microphones”. Truy cập 27 tháng 6 năm 2016.
  11. ^ a b “Quincy Jones Presents The Future of Music with Jacob Collier and Justin Kauflin at Ronnie Scott's”. Truy cập 27 tháng 6 năm 2016.
  12. ^ Mason, Amelia. “Reaching Tech's Limit, YouTube Phenom Jacob Collier Seeks A Human Touch”. WBUR: The Artery (bằng tiếng Anh). Boston University. Truy cập 9 tháng 4 năm 2019.
  13. ^ Lewis, John (3 tháng 7 năm 2015). “Jacob Collier review – jazz's new messiah” – qua The Guardian.
  14. ^ “About- Jacob Collier”. jacobcollier.co.uk. Truy cập 27 tháng 6 năm 2016.
  15. ^ wdr.de (2 tháng 6 năm 2015). “I wish”. Truy cập 14 tháng 6 năm 2019.
  16. ^ Imort, Carmen Braun / Johannes (2 tháng 6 năm 2015). “Jacob Collier - In My Room”.
  17. ^ Jason King (ngày 11 tháng 7 năm 2016). “With 'In My Room,' Jazz Phenom Jacob Collier Is Bringing Jubilation Back”. NPR.
  18. ^ “Jacob Collier talks Quincy Jones & Debut Album "In My Room" w/ RobertHerrera3”. Truy cập 27 tháng 6 năm 2016.
  19. ^ NDR. “Musik - Von Jazz über Klassik, bis Weltmusik”. www.ndr.de. Truy cập 14 tháng 6 năm 2019.
  20. ^ “Jacob Collier - In My Room - ginalovesjazz.com - the jazz magazine by matthias kirsch”. ginalovesjazz.com. 27 tháng 7 năm 2016. Truy cập 14 tháng 6 năm 2019.
  21. ^ “Live Concert - Jacob Collier - ngày 7 tháng 7 năm 2016”. montreuxjazz.com. Truy cập 14 tháng 6 năm 2019.
  22. ^ “Jacob Collier – Chart History”. Billboard. Truy cập 2 tháng 6 năm 2019.
  23. ^ “Jacob Collier – Chart History”. Billboard. Truy cập 2 tháng 6 năm 2019.
  24. ^ “Jacob Collier – Chart History”. Billboard. Truy cập 2 tháng 6 năm 2019.
  25. ^ “Jacob Collier – Chart History”. Billboard. Truy cập 2 tháng 6 năm 2019.
  26. ^ a b “Jazz FM Award Winners 2016”. Truy cập 3 tháng 6 năm 2016.
  27. ^ “MOBO Awards Best Jazz Act”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập 6 tháng 12 năm 2016.
  28. ^ “2017 Grammy Awards: Complete list of nominees”. Truy cập 6 tháng 12 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan