Julie Clary

Marie Julie Clary
Bá tước phu nhân xứ Survilliers
Chân dung với con gái Zénaïde của Robert Lefèvre, 1807
Vương hậu nước Tây Ban Nha
Tại vị8 tháng 6 năm 1808 – 11 tháng 12 năm 1813
Tiền nhiệmMaría Luisa của Parma
Kế nhiệmMaria Isabel của Bồ Đào Nha
Vương hậu nước Napoli
Tại vị30 tháng 3 năm 1806 – 6 tháng 6 năm 1808
Tiền nhiệmMaria Karolina của Áo
Kế nhiệmCaroline Bonaparte
Thông tin chung
Sinh26 tháng 12 năm 1771
Marseille, Vương quốc Pháp
Mất7 tháng 4 năm 1845(1845-04-07) (73 tuổi)
Florence, Đại công quốc Toscana
An tángSanta Croce, Florence, Italy
Phối ngẫu
Joseph Bonaparte
(cưới 1794⁠–⁠1844)
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Marie Julie Bonaparte (née Clary)
Hoàng tộcBonaparte (qua hôn nhân)
Thân phụFrançois Clary
Thân mẫuFrançoise Rose Somis
Tôn giáoCông giáo La Mã

Marie Julie Clary (26 tháng 12 năm 1771 – 7 tháng 4 năm 1845), là Vương hậu của Napoli, sau đó là của Tây Ban Nha, bà là vợ của Joseph Bonaparte, Vua của Napoli từ tháng 1 năm 1806 đến tháng 6 năm 1808, và sau đó là Vua của Tây Ban Nha và Tây Ấn thuộc Tây Ban Nha từ ngày 25 tháng 6 năm 1808 đến tháng 6 năm 1813.

Vì là vợ của Joseph Bonaparte, nên Julie Clary là con dâu trưởng của Vương tộc Bonaparte và là chị dâu của Hoàng đế Napoleon I. Bà là chị ruột của Désirée Clary là vương hậu của Thuỵ Điển và Na Uy khi trở thành vợ của Vua Charles XIV John.

Cuộc sống đầu đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Marie Julie Clary sinh ra ở Marseille, Vương quốc Pháp, là con gái của François Clary (Marseille, St Ferreol, 24 tháng 2 năm 1725 – Marseille, 20 tháng 1 năm 1794), một nhà sản xuất lụathương gia giàu có gốc Ireland, và người vợ thứ hai của ông (kết hôn vào ngày 26 Tháng 6 năm 1759) Françoise Rose Somis (Marseille, St. Ferreol, 30 tháng 8 năm 1737 – Paris, 28 tháng 1 năm 1815). Em gái của bà, Désirée Clary, kém sáu tuổi, trở thành Vương hậu của Thụy Điển và Na Uy khi chồng cô, Nguyên soái Bernadotte được đưa lên ngôi Vua với vương hiệu Charles XIV John của Thụy Điển (Charles III John của Na Uy). Anh trai của bà, Nicolas Joseph Clary, được trao tước hiệu Đệ nhất Bá tước Clary và kết hôn với Anne Jeanne Rouyer (cháu gái của họ sau trở thành vợ đầu tiên của Joachim, Thân vương Murat thứ 4).

Hôn nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 1 tháng 8 năm 1794, tại Cuges (tỉnh Bouches-du-Rhône), bà kết hôn với Joseph Bonaparte, anh trai của Napoléon Bonaparte. Bà cùng chồng của mình đến Lãnh địa Giáo hoàng (miền trung nước Ý ngày nay) khi ông trở thành đại sứ tại Rome vào năm 1797, và sau đó cùng ông định cư tại Paris vào năm 1740.[1]

Năm 1804, khi em chồng của cô là Napoléon lên ngôi hoàng đế, lập ra Đệ Nhất Đế chế Pháp, ông đã phong cho anh trai Joseph tước hiệu Thân vương hoàng gia, phong Julie trở thành Nữ Thân vương hoàng gia. Trong lễ đăng quang của hoàng đế và hoàng hậu cùng năm, Julie được giao nhiệm vụ nâng tà áo của hoàng hậu cùng với các em dâu của mình.[2]

Mặc dù Julie được cho là cư xử phù hợp với nghi thức cung đình và "hình thức hoàng gia", nhưng bà lại thích sống một cuộc sống riêng tư được bao quanh bởi gia đình và người thân trong lâu đài của bà ở Mortefontaine, Oise (đã được mua vào năm 1800), cách xa triều đình cũng như tránh xa người chồng hay ngoại tình của mình.[3]

Cuối đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Julie định cư ở Brussels vào năm 1821, và sau đó ở Florence, Ý, tại Palazzo Serristori. Bà không giao du với người Pháp và được mô tả là quyến rũ, ít nói, trang nghiêm, ôn hòa và thường được mọi người yêu mến. Năm 1823, bà chia tay chị gái Desiree, người đã trở thành Vương hậu của Thụy Điển.

Năm 1840, Joseph cùng Julie đến Florence. Bất chấp việc ông ngoại tình, bà vẫn gọi Joseph là "chồng yêu dấu của tôi". Họ được chôn cạnh nhau tại Vương cung thánh đường Santa Croce, Florence. Năm 1862, Hoàng đế Napoléon III của Đệ Nhị Đế chế Pháp đã mang hài cốt của cựu vương Joseph Bonaparte về Pháp và đặt phần mộ cạnh Hoàng đế Napoléon I. Hài cốt của Julie vẫn còn ở Vương cung thánh đường Santa Croce ở Florence bên cạnh con gái bà, Charlotte, qua đời ở Lucca, Ý, vào ngày 3 tháng 3 năm 1839, ở tuổi 36, trong quá trình sinh con.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lindwall, Lilly: (Swedish) Desideria. Bernadotternas anmoder.[Desideria. The Ancestral Mother of the Bernadottes] Stockholm. Åhlén och Åkerlunds Förlag A.-B. (1919)
  2. ^ Philip Mansel: The Eagle in Splendour: Inside the Court of Napoleon
  3. ^ Philip Mansel: The Eagle in Splendour: Inside the Court of Napoleon
  • Manuel Ríos Mazcarelle. Reinas de España, Casa de Borbón, I, Alderabán, El legado de la historia, Madrid, 1999. 1ª edición, ISBN 84-88676-57-3, 291 pages, (Spanish).
  • Juan balanso. Julia Bonaparte, reina de España, Planeta, 1991 - 170 sidor, 1st edition, ISBN 8432045381, 2001 2 upplagan, ISBN 9788432045387
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Ma Pháp Hạch Kích - 核撃魔法 Tensei Shitara Slime datta ken
Ma Pháp Hạch Kích - 核撃魔法 Tensei Shitara Slime datta ken
Ma Pháp Hạch Kích được phát động bằng cách sử dụng Hắc Viêm Hạch [Abyss Core], một ngọn nghiệp hỏa địa ngục được cho là không thể kiểm soát
Có thể Celestia đã hạ sát Guizhong
Có thể Celestia đã hạ sát Guizhong
Ma Thần Bụi Guizhong đã đặt công sức vào việc nghiên cứu máy móc và thu thập những người máy cực kì nguy hiểm như Thợ Săn Di Tích và Thủ Vệ Di Tích
Giai Cấp [Rank] của trang bị trong Tensura
Giai Cấp [Rank] của trang bị trong Tensura
Trang bị trong Tensei Shitara Slime Datta Ken về căn bản được đề cập có 7 cấp bậc bao gồm cả Web Novel.
[Review] Visual Novel Steins;Gate Zero – Lời hứa phục sinh
[Review] Visual Novel Steins;Gate Zero – Lời hứa phục sinh
Steins;Gate nằm trong series Sci-fi của Nitroplus với chủ đề du hành thời gian. Sau sự thành công vang dội ở cả mặt Visual Novel và anime