Ký hiệu cờ vua đại số

Ký hiệu cờ vua đại số (tiếng Anh: Algebraic notation) là cách biểu diễn các nước đi trong một ván cờ vua bằng các ký hiệu quân cờ kết hợp với vị trí của các ô trên bàn cờ.[1]

Ký hiệu của các quân cờ

[sửa | sửa mã nguồn]

Ký hiệu của một quân cờ được lấy là chữ cái đầu của tên các quân cờ, riêng quân Tốt thì không lấy chữ cái nào cả. Các ký hiệu này khác nhau tùy thuộc vào ngôn ngữ của các nước. Ký hiệu cho các quân cờ trong một số ngôn ngữ như sau:

Tiếng Anh Tiếng Pháp Tiếng Nga Tiếng Đức Tiếng Việt Tiếng Trung Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Bồ Đào Nha
K (King) R (Roi) Кp (король) K (König) V (Vua) R (Rey) R (Rei)
Q (Queen) D (Dame) Ф (ферзь) D (Dame) H (Hậu) D (Dama) D (Dama)
R (Rook) T (Tour) Л (ладья) T (Türme) X (Xe) T (Torre) T (Torre)
B (Bishop) F (Fou) C (слон) L (Läufer) T (Tượng) A (Alfil) B (Bispo)
N (Knight)[a] C (Cavalier) К (конь) S (Springer) M () C (Caballo) C (Cavalo)

Ký hiệu của các ô trên bàn cờ

[sửa | sửa mã nguồn]

Quy tắc thống nhất đối với tất cả các nước (như hình vẽ):

  • đặt tên các cột từ a đến h từ bên tay trái sang bên phải theo phía người cầm quân Trắng,
  • đánh số các hàng từ 1 đến 8 từ phía quân Trắng sang phía quân Đen.

Tên một ô là sự kết hợp tên một cột với số của một hàng, chẳng hạn, g5.

Ký hiệu nước đi

[sửa | sửa mã nguồn]

Quy tắc chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên nước đi đầy đủ có dạng:

"Tên quân cờ" [dấu cách] Ô xuất phát - Ô đích

Ví dụ: Quân Trắng đi Hậu từ ô d1 đến ô d5 được viết là: Hd1-d5

Tuy vậy, cũng trong nước đi trên, thông thường quân Trắng chỉ có một Hậu; và vị trí của nó trên bàn cờ, d1, là hoàn toàn xác định. Cho nên ô xuất phát thường được bỏ qua: Hd5

Đối với Tốt cũng tương tự: e4 thay vì e2-e4

Trong trường hợp một bên có hai quân cùng có thể đến một ô thì phải phân định bằng cách chú thích thêm ký hiệu hàng (hoặc cột) của quân cần di chuyển.

abcdefgh
8
g8 white rook
g7 black circle
f3 white knight
d2 black cross
b1 white knight
g1 white rook
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh

Ví dụ: Trong thế cờ trên, Trắng có hai mã ở b1f3 đều có thể đi đến d2 thì nước đi của chúng sẽ là:

Mbd2 thay vì Mb1-d2

Mfd2 thay vì Mf3-d2

Cũng trong ví dụ trên, hai xe trắng ở g1g8 đều có thể đi đến g7. Khi đó nước đi của chúng sẽ là:

X1g7 thay vì Xg1-g7

X8g7 thay vì Xg8-g7

Một lượt đi (cả quân trắng & đen) được viết dưới dạng:

"Số thứ tự của lượt. Tên nước quân trắng [dấu cách] Tên nước quân đen"

Ví dụ: 1. e4 e5

Nước ăn quân

[sửa | sửa mã nguồn]

Nước ăn quân thường được ký hiệu bằng dấu "×" hoặc ":"

Ví dụ: Hd4×a4 hay Hd4:a4

Đối với Tốt thì chỉ cần ghi ký hiệu hai cột trước và sau khi ăn, không có dấu nhân, chẳng hạn gf, bc (nhiều tài liệu quốc tế hiện nay thì ghi tên cột tốt đứng trước khi ăn và vị trí ô mà nó đứng sau khi ăn, ví dụ như c×d4, f×e6,...)

Bắt Tốt qua đường: ký hiệu có bổ sung thêm e.p (viết tắt của en passant), với Tiếng Việt thì dùng q.đ.

Phong cấp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên của quân xuất hiện sau khi phong cấp được ghi sau nước đi, hoặc có thể dùng dấu "/" hoặc "=" rồi đến tên quân phong cấp.

VD: f8H, f8/H, f8=H

Nước nhập thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Nước nhập thành gần được ký hiệu là 0-0, còn nhập thành xa là 0-0-0.

Nước chiếu, chiếu hết

[sửa | sửa mã nguồn]

Nước chiếu vua có ký hiệu là dấu cộng (+), nước chiếu đôi có kí hiệu là hai dấu cộng (++) và chiếu hết có ký hiệu là dấu thăng (#).

Các kí hiệu đánh giá nước đi

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi phân tích các nước đi của một ván cờ, có thể dùng một số kí hiệu đặt sau nước đi để thể hiện sự đánh giá đối với nước đi đó, trong đó (theo thứ tự yếu dần về nước đi):

  • Dấu "!!" chỉ nước đi thiên tài;
  • Dấu "!" chỉ nước đi hay;
  • Dấu "!?" chỉ nước đi có vẻ tốt;
  • Dấu "?!" chỉ nước đi không chính xác;
  • Dấu "?" chỉ nước đi sai;
  • Dấu "??" chỉ nước đi sai lầm nghiêm trọng.

VD: bxc8!, Rh6??

  1. ^ Thông thường tên các quân cờ sẽ được ký hiệu bằng một hay hai chữ cái đầu tiên trong tên gọi của nó, nhưng ký hiệu của quân Mã trong tiếng Anh là "N" chứ không phải "K" để tránh nhầm lẫn với ký hiệu của quân Vua (King).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hooper, David (1996). The Oxford companion to chess. Ken Whyld (ấn bản thứ 2). Oxford: Oxford University Press. tr. 389. ISBN 0-19-280049-3. OCLC 34618196.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cậu ngày hôm nay là tất cả đáng yêu (phần 4)
Cậu ngày hôm nay là tất cả đáng yêu (phần 4)
Cậu ngày hôm nay là tất cả đáng yêu - 今天的她也是如此可爱. phần 4
Một số thông tin về Thất sắc Thủy tổ và Ác ma tộc [Demon] Tensura
Một số thông tin về Thất sắc Thủy tổ và Ác ma tộc [Demon] Tensura
Trong thế giới chuyến sinh thành slime các ác ma , thiên thần và tinh linh là những rạng tồn tại bí ẩn với sức mạnh không thể đong đếm
Có những chuyện chẳng thể nói ra trong Another Country (1984)
Có những chuyện chẳng thể nói ra trong Another Country (1984)
Bộ phim được chuyển thể từ vở kịch cùng tên của Julian Mitchell về một gián điệp điệp viên hai mang Guy Burgess
Tết Hàn thực cổ truyền của dân tộc
Tết Hàn thực cổ truyền của dân tộc
Tết Hàn Thực hay Tết bánh trôi bánh chay là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch.