Khí quản Trachea | |
---|---|
Tiến hành đoạn văn. | |
Chi tiết | |
Phát âm | /trəˈkiːə, |
Một phần của | Đường hô hấp |
Động mạch | nhánh khí quản của động mạch giáp dưới |
Tĩnh mạch | Tĩnh mạch cánh tay đầu, tĩnh mạch đơn, tĩnh mạch bán đơn phụ |
Định danh | |
Latinh | Trachea |
MeSH | D014132 |
TA | A06.3.01.001 |
FMA | 7394 |
Thuật ngữ giải phẫu |
Khí quản (tiếng Anh: trachea) là một ống dẫn khí hình lăng trụ, nối tiếp từ dưới thanh quản (larynx) ngang mức đốt sống cổ 6, với hệ phế quản của phổi (lungs). Ở đoạn cuối nó phân chia làm 2 đoạn nối với 2 phế quản chính (primary bronchi): phải và trái, ở ngang mức đốt sống ngực 4 hoặc 5. Nó thuộc hệ hô hấp dưới (lower respiratory tract), có nhiệm vụ dẫn không khí vào ra.
Ngoài chức năng dẫn khí, khí quản còn có các chức năng quan trọng khác:
Khí quản và phế quản cấu tạo bằng những vòng sụn, nhờ đó đường dẫn khí luôn rộng mở không khí lưu thông dễ dàng. Ở các phế quản nhỏ, có hệ thống cơ trơn (cơ reissessen), các cơ này có thể co giãn dưới tác dụng của hệ thần kinh tự động làm thay đổi khẩu kính của đường dẫn khí để điều hòa lượng không khí đi vào phổi, thần kinh giao cảm làm giãn cơ, thần kinh phó giao cảm làm co cơ. Khi lớp cơ trơn này co thắt sẽ gây cơn khó thở.
Ống sụn khí quản dài khoảng 11–13 cm, có hình ống tròn, phía sau hơi bẹt, đường kính 1,8 cm. Gồm 16 - 20 vòng sụn hình chữ C, nối với nhau bằng các dây chằng vòng, tạo nên sự liên kết đàn hồi. Sụn khí quản có tác dụng chống đỡ duy trì đường hô hấp luôn trong trạng thái mở để quá trình hô hấp được tiến hành bình thường. Khoảng hở phía sau các sụn được đóng kín bằng các cơ trơn khí quản, tạo nên thành màng.
Mặt trong khí quản có niêm mạc che phủ. Lớp này có chứa các hạch tổ chức limphô riêng rẽ và được lợp bởi một lớp biểu mô rung có khả năng chuyển động từ trong ra ngoài.
Dưới niêm mạc là tấm dưới niêm mạc được tạo bởi tổ chức liên kết, bên trong có nhiều sợi chun, tuyến, các mạch máu, bạch mạch và thần kinh.
Nhìn vào trong lòng, ở nơi phân đôi của khí quản nổi gờ lên ở giữa, gọi là cựa khí quản. Nhìn từ trên xuống, cựa khí quản hơi lệch sang bên trái.
Khí quản dài 15 cm, ở người lớn đường kính khoảng 1,2 cm, di động dễ và có 2 phần: phần cổ và phần ngực.
Khi có chỉ định, người ta thường mở khí quản bằng cách cắt đứt vài vòng sụn đầu tiên của nó. Tuy thế cũng có thể mở khí quản ở các vòng sụn dưới eo tuyến giáp ngay trên hõm ức, hay có thể đơn giản hơn là mở vào dây chằng nhẫn giáp trong những trường hợp không đủ điều kiện.
Có thể do virus hay vi khuẩn gây ra, hoặc bị kích thích từ hạt bụi siêu nhỏ, khí độc. Nó thường xảy ra cùng lúc với viêm thanh quản (Laryngitis), lúc đó gọi là viêm thanh khí quản (Laryngotracheitis).
Viêm thanh quản phế quản cấp là tình trạng viêm phù nề cấp tính vùng hạ thanh môn (chỗ hẹp nhất dưới 2 dây thanh). Lứa tuổi thường mắc phải bệnh này là dưới 5 tuổi, do đường thở hẹp nên khi viêm nhiễm gây phù nề làm cho đường dẫn khí càng trở nên chít hẹp hơn, gây nên triệu chứng khó thở.
Những trẻ bị viêm thanh khí phế quản cấp thường khởi đầu bằng những triệu chứng của cảm như ho, sổ mũi, sốt nhẹ, sau đó 1 – 3 ngày bắt đầu có triệu chứng khàn giọng, khó thở, thở rít, nhất là vào lúc thời tiết trở lạnh như giữa đêm.
Tháng 6 năm 2011, một nhóm các bác sĩ phẫu thuật dẫn đầu bởi Giáo sư Paolo Macchiarini ở Bệnh viện trường đại học Karolinska, Stockholm, Thụy Điển thực hiện ca phẫu thuật ghép khí quản nhân tạo (được cấy tế bào gốc của bệnh nhân vào) lần đầu tiên trên giới trên người có tên Reykjavik (36 tuổi, người Ai-xơ-len).