Khu bảo tồn thiên nhiên Srebarna

Khu bảo tồn thiên nhiên Srebarna
Hồ Srebarna
Bản đồ hiển thị vị trí của Khu bảo tồn thiên nhiên Srebarna
Bản đồ hiển thị vị trí của Khu bảo tồn thiên nhiên Srebarna
Vị trí tại Bulgaria
Vị tríSilistra, Bulgaria
Thành phố gần nhấtSilistra
Tọa độ44°06′52″B 27°04′41″Đ / 44,11444°B 27,07806°Đ / 44.11444; 27.07806
Thành lập1948
Tiêu chuẩnThiên nhiên: (x)
Tham khảo219bis
Công nhận1983 (Kỳ họp 7)
Mở rộng2008
Diện tích638 ha (2,46 dặm vuông Anh)
Vùng đệm673 ha (2,60 dặm vuông Anh)
Tên chính thứcSrébarna
Đề cử24 tháng 9 năm 1975
Số tham khảo64[1]

Khu bảo tồn thiên nhiên Srebarna (Природен резерват Сребърна, Priroden rezervat Srebarna) là khu bảo tồn nằm ở phía đông bắc Bulgaria (Nam Dobruja), gần ngôi làng cùng tên, nằm cách thị trấn Silistra 18 km về phía tây và cách sông Danube 2 km về phía nam. Nó bao gồm hồ Srebarna và môi trường xung quanh, và nằm trên con đường La Mã cổ đại Via Pontica, đồng thời cũng nằm trên tuyến đường của nhiều loài chim di trú giữa châu Âuchâu Phi.

Khu bảo tồn Srebarna có diện tích 6 km² và một vùng đệm có diện tích 5.4 km². Độ sâu của hồ từ 1-3 mét. Trong khu bảo tồn cũng có một nhà bảo tàng, nơi có một bộ sưu tập xác nhồi các loài động vật đặc trưng của khu bảo tồn.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước kia đã có nhiều nhà sinh học nước ngoài nghiên cứu hồ Srebarna nhiều lần. Nhà khoa học Bulgaria đầu tiên quan tâm tới khu vực này là Aleksi Petrov, ông ta đã tới thăm khu vực này năm 1911. Năm 1913, toàn vùng Nam Dobrudja bị sáp nhập vào România, nhưng được trả lại cho Bulgaria năm 1940, và Alexksi Petrov lại tới khảo sát tập đoàn chim làm tổ tại khu này.

Khu vực này được công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên năm 1948 và là khu thuộc Công ước Ramsar từ năm 1975. Năm 1983 Khu bảo tồn thiên nhiên Srebarna đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới trong khóa họp thứ 7.

Truyền thuyết về tên hồ

[sửa | sửa mã nguồn]

Có khá nhiều truyền thuyết về nguồn gốc tên hồ Srebarna. Một trong số đó là truyền thuyết có 1 hãn tên Srebrist, bị tử trận gần hồ khi dấn thân chiến đấu không cân sức với các người Pechenegs (bộ tộc bán du mục Thổ Nhĩ Kỳ). Truyền thuyết thứ hai cho rằng tên hồ là do 1 thuyền đầy (kim loại) bạc (tiếng Bulgariasrebro) chìm dọc theo bờ hồ. Theo thuyết thứ ba - được coi là hợp lý hơn cả - thì sở dĩ hồ mang tên này là do ánh màu bạc phản chiếu từ mặt nước hồ khi có ánh trăng sáng.

Khu bảo tồn thiên nhiên Srebarna

Động thực vật

[sửa | sửa mã nguồn]
(Xác nhồi) bồ nông trong nhà bảo tàng

Hồ Srebarna có nhiều loài thực vật sống dưới nước, như sậy (Phragmites) sống chung quanh và trong lòng hồ. Khu bảo tồn này có khoảng 139 loài thực vật, trong đó 11 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Khu bảo tồn này có 1 hệ động vật khá đa dạng gồm 39 loài có vú, 21 loài bò sát và lưỡng cư, 10 loài cá và nổi tiếng nhất với 179 loài chim làm tổ trong ranh giới của nó. Đáng chú ý gồm Bồ nông Dalmatia, Thiên nga trắng, Ngỗng xám, Ưng đầm lầy, Oanh cổ xanh, DiệcCốc

Tên Srebarna đã được đặt cho Sông băng Srebarna trên đảo Livingsto thuộc quần đảo Nam Shetland, ở châu Nam Cực.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Srébarna”. Ramsar Sites Information Service. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Thao túng tâm lý: Vì tôi yêu bạn nên bạn phải chứng minh mình xứng đáng
Thao túng tâm lý: Vì tôi yêu bạn nên bạn phải chứng minh mình xứng đáng
Thuật ngữ “thao túng cảm xúc” (hay “tống tiền tình cảm/tống tiền cảm xúc”) được nhà trị liệu Susan Forward đã đưa ra trong cuốn sách cùng tên
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7, thay thế luật Căn cước công dân. Từ thời điểm này, thẻ căn cước công dân (CCCD) cũng chính thức có tên gọi mới là thẻ căn cước (CC)
[Genshin Impact] Bi kịch nhà Ragnvindr
[Genshin Impact] Bi kịch nhà Ragnvindr
Trước hết cần làm rõ rằng Kaeya Aberich là em trai nuôi của Diluc Ragnvindr, tuy nhiên anh cũng là một gián điệp của Khaenri'ah
Sự thật về Biểu tượng Ông Công, Ông Táo
Sự thật về Biểu tượng Ông Công, Ông Táo
Cứ mỗi năm nhằm ngày 23 tháng Chạp, những người con Việt lại sửa soạn mâm cơm "cúng ông Công, ông Táo"