Kinh doanh khách sạn (Hospitality industry) là một khái niệm ngành kinh tế bao trùm chỉ về ngành dịch vụ liên quan đến lĩnh vực hoạt động khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở lưu trú, bao gồm các ngành nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, lập kế hoạch sự kiện, công viên giải trí, đại lý du lịch, du lịch, khách sạn, nhà hàng, hộp đêm và quán bar. Theo từ điển kinh doanh tiếng Anh Cambridge thì "ngành công nghiệp khách sạn" (Hospitality industry) bao gồm các dịch vụ khách sạn và dịch vụ ăn uống[1]. Kinh doanh dịch vụ khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách hàng để đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ ngơi và giải trí của khách lưu trú tại các địa điểm du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận. Kinh doanh khách sạn bao gồm kinh doanh lưu trú và kinh doanh ăn uống, trong đó, kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng phòng và các dịch vụ bổ sung khác. Tại Hoa Kỳ, khách sạn là nơi lưu trú phổ biến nhất. Năm 2022, ngành khách sạn và nhà nghỉ tại Hoa Kỳ là thị trường trị giá 224,9 tỷ đô la, tính theo giá trị doanh thu[2].
Trong thuật ngữ tiếng Hà Lan, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Rumani, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Pháp thì cụm từ "Horeca" dùng để chỉ ngành dịch vụ thực phẩm và khách sạn, thuật ngữ này là viết tắt theo âm tiết của các từ tiếng Anh gồm Hotel/Restaurant/Café[3][4]. Thuật ngữ này chủ yếu được sử dụng ở các quốc gia Benelux và Thụy Sĩ. Cụm từ "Horeca" thường không phải là từ tương đương một-một với thuật ngữ "ngành dịch vụ khách sạn" được sử dụng trong tiếng Anh, thường được sử dụng rộng rãi hơn. Theo Từ điển kinh doanh tiếng Anh Cambridge thì "ngành dịch vụ khách sạn" bao gồm các khách sạn và dịch vụ ăn uống[5]. Năm 2020, Bộ Lao động Hoa Kỳ đã ban hành Phân loại ngành công nghiệp tiêu chuẩn (SIC), theo đó đã định nghĩa ngành kinh doanh dịch khách sạn một cách rộng hơn, bao gồm[6] các mã ngành sau đây:
Ngành khách sạn tại Việt Nam là một ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước[8][9][10]. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2022, cả nước Việt Nam có tổng cộng 32.313 cơ sở lưu trú du lịch[11][12] với 611.352 phòng, bao gồm 1.576 khách sạn ba sao trở lên với 334.487 phòng[13][14][15]. Mặc dù vậy, ngành khách sạn Việt Nam vẫn được đánh giá là có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai[16][17]. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Việt Nam sẽ là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu thế giới trong những năm tới[18][19][20]. Điều này sẽ tạo ra cơ hội phát triển cho ngành kinh doanh dịch vụ khách sạn Việt Nam[21][22][23]. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, ngành khách sạn Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm trong giai đoạn 2010-2022[24][25].