Lê Đăng Thực


Lê Đăng Thực
SinhLê Đăng Thực
(1931-03-25)25 tháng 3, 1931
Phúc Yên, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương
(nay là thành phố Yên Bái, Yên Bái)
Mất20 tháng 4, 2015(2015-04-20) (84 tuổi)
Nguyên nhân mấtUng thư tuyến tụy
Nơi an nghỉCổ Loa, Đông Anh, Phúc Yên
(nay là Hà Nội)
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcKinh
Trường lớpVGIK
Nghề nghiệp
  • Đạo diễn
  • Giảng viên
  • Quản lý
Năm hoạt động1953 -
Tác phẩm nổi bậtNgười diễn không chuyên trong phim truyện (chuyên luận)
Quê quánCổ Loa, Đông Anh
Chức vịHiệu trưởng trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội
Danh hiệuNhà giáo Nhân dân (1998)

Lê Đăng Thực là nhà quản lý giáo dục, Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của ngành điện ảnh Việt Nam. Ông là người thầy đã đào tạo các nghệ sĩ nổi tiếng Khải Hưng, Nguyễn Hữu Phần, Đào Bá Sơn, Bùi Cường, Minh Châu, Quốc Trọng...[1]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Đăng Thực sinh ngày 25 tháng 3 năm 1931 tại Yên Bái [2] quê gốc ở Cổ Loa, Đông Anh. Năm 1946, ông cùng gia đình ông lên Phố Lu, huyện Bảo Thắng, Lào Cai định cư.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông tham gia nghệ thuật từ khi còn nhỏ từng làm đội trưởng Đội thiếu nhi toàn thị trấn, tham gia Đội tuyên truyền xung phong tỉnh Lào Cai, Tiểu đoàn biên phòng tỉnh, làm văn thư, liên lạc của tiểu đoàn bộ.[3]

Tháng 9 năm 1948, cùng với Nguyễn Thụ, Bùi Đình Hạc, Lê Đăng Thực được học văn hóa tại trường Trung học Hùng Vương, Phú Thọ, một trong những trường đứng đầu về đào tạo cán bộ cho sự nghiệp kháng chiến của Việt Nam.[4][5] Năm 1953, chủ tịch Hồ Chí Minh"Sắc lệnh thành lập doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt nam", Lê Đăng Thực trúng tuyển và trở thành trợ lý quay phim cho các đoàn đoàn phim tài liệu Ba Lan, Liên Xô - trong đó có đoàn của Roman Karmen.[4]

tháng 8 năm 1955, khi ông được cử sang Liên Xô học về điện ảnh tại Học viện Điện ảnh Quốc gia toàn Liên bang (VGIK), do đạo diễn do Lev Kuleshov làm chủ nhiệm lớp. Năm 1962, Lê Đăng Thực về nước và được biên chế làm đạo diễn phim truyện tại Xưởng phim truyện Việt Nam.[4] Nhưng sự nghiệp của ông không được thành công, ông chuyển sang nghiên cứu, giảng dạy và dịch thuật. Lê Đăng Thực từng giảng dạy tại Trường Điện ảnh Việt Nam là giáo viên chủ nhiệm của Minh Châu, Thanh Quý, Diệu Thuần, Bùi Cường. Ông sau này là hiệu trưởng thứ hai của trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.[1][6]

Năm 1997, ông được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân Dân.[7]

Cuối tháng 11/2015, các học trò của NGND Lê Đăng Thực đã quyết định tổ chức lễ mừng thọ cho ông. Khoảng 250 nghệ sĩ điện ảnh từ khắp nơi trên đất nước về dự lễ mừng thọ thầy tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội.

Ông mất vào trưa ngày 20 tháng 4 năm 2016, vì ung thư tuyến tụy, chỉ vài tiếng trước khi được vinh danh tại giải Cánh Diều 2015.[8]

Người diễn không chuyên trong phim truyện - Nhà xuất bản Hội Nhà văn - năm 2015

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Bằng khen tại Giải Cánh diều 2015 - cho chuyên luận: “Người diễn không chuyên trong phim truyện”. Cũng trong sự kiện này Lê Đăng Thực cùng nghệ sĩ Hoàng Tích Chỉ được Hội Điện ảnh Việt Nam tri ân vì những đóng góp của họ cho nền điện ảnh Việt Nam.[9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b VTV, BAO DIEN TU (21 tháng 4 năm 2016). “Đạo diễn Lê Đăng Thực - người thầy của nhiều thế hệ nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ “NGND Lê Đăng Thực qua đời đúng ngày được Cánh diều vinh danh”. thethaovanhoa.vn. 20 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ Trí, Dân. “NGND Lê Đăng Thực qua đời sát giờ được vinh danh tại Cánh diều 2015”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2022.
  4. ^ a b c “Lê Đăng Thực – Nhà giáo nhân dân đầu tiên trong ngành điện ảnh ( Kỳ đầu)”. Vũ Quang - Đào tạo truyền hình. 25 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ “Hùng Vương 75 năm xây dựng và phát triển”. thpthungvuong.phutho.edu.vn. 16 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2022.[liên kết hỏng]
  6. ^ Trí, Dân. "Trong tôi đang có sự tan vỡ lớn khi thầy Lê Đăng Thực mất". Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2022.
  7. ^ “Nhà giáo Nhân dân Lê Đăng Thực qua đời”. Báo điện tử Tiền Phong. 21 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2022.
  8. ^ “Tiễn đưa nhà giáo nhân dân Lê Đăng Thực về nơi an nghỉ cuối cùng”. thethaovanhoa.vn. 22 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2022.
  9. ^ Báo Nhân Dân (21 tháng 4 năm 2016). “Công bố và trao Giải thưởng điện ảnh Cánh diều 2015”. Báo Thái Bình. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2023.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Ryuunosuke - Sakurasou No Pet Na Kanojo
Nhân vật Ryuunosuke - Sakurasou No Pet Na Kanojo
Akasaka Ryuunosuke (赤坂 龍之介 - Akasaka Ryūnosuke) là bệnh nhân cư trú tại phòng 102 của trại Sakurasou. Cậu là học sinh năm hai của cao trung Suiko (trực thuộc đại học Suimei).
[Review sách] Tàn ngày để lại: Còn lại gì sau một quá khứ huy hoàng đã mất
[Review sách] Tàn ngày để lại: Còn lại gì sau một quá khứ huy hoàng đã mất
Trong cuộc phỏng vấn với bà Sara Danius - thư ký thường trực Viện Hàn lâm Thụy điển, bà nói về giải thưởng Nobel Văn học dành cho Kazuo
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Đây là câu chuyện kể về cậu thiếu niên tên Fushi trên hành trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống
Discovery Channel - Through the Wormhole Season 8 vietsub
Discovery Channel - Through the Wormhole Season 8 vietsub
Thông qua lỗ giun mùa 8 (2017) là chương trình phim khoa học do Morgan Freeman dẫn dắt đưa chúng ta khám phá và tìm hiểu những kiến thức về lỗ sâu đục, lỗ giun hay cầu Einstein-Rosen