Yên Bái
|
|||
---|---|---|---|
Tỉnh | |||
Tỉnh Yên Bái | |||
Biệt danh | Xứ sở ruộng bậc thang | ||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Tây Bắc Bộ | ||
Tỉnh lỵ | Thành phố Yên Bái | ||
Trụ sở UBND | Số 08, đường Trần Phú, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái | ||
Phân chia hành chính | 1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện | ||
Thành lập |
| ||
Đại biểu Quốc hội | 6 đại biểu | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Trần Huy Tuấn | ||
Hội đồng nhân dân | 56 đại biểu | ||
Chủ tịch HĐND | Tạ Văn Long | ||
Chủ tịch UBMTTQ | Giàng A Tông | ||
Chánh án TAND | Phan Văn Tiến | ||
Viện trưởng VKSND | Lương Văn Thức | ||
Bí thư Tỉnh ủy | Trần Huy Tuấn | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 21°41′35″B 104°52′22″Đ / 21,693161°B 104,872742°Đ | |||
| |||
Diện tích | 6.892,67 km²[1][2] | ||
Dân số (2022) | |||
Tổng cộng | 847.200 người[3] | ||
Thành thị | 177.300 người (20,7%)[4] | ||
Nông thôn | 669.900 người (79,3%)[5] | ||
Mật độ | 122 người/km²[6] | ||
Dân tộc | Kinh, Tày, Dao, H'Mông và một số dân tộc khác | ||
Kinh tế (2018) | |||
GRDP | 27.404 tỉ đồng (1.18 tỉ USD) | ||
GRDP đầu người | 33,6 triệu đồng (1.459 USD) | ||
Khác | |||
Mã địa lý | VN-06 | ||
Mã hành chính | 15[7] | ||
Mã bưu chính | 33xxx | ||
Mã điện thoại | 216 | ||
Biển số xe | 21 | ||
Website | yenbai | ||
Yên Bái[8] là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, Việt Nam.[9][10]
Tỉnh Yên Bái nằm ở vùng Tây Bắc tiếp giáp với Đông Bắc, có vị trí địa lý:
Tỉnh Yên Bái có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và 7 huyện: Mù Cang Chải, Lục Yên, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình với 168 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 12 phường, 10 thị trấn và 146 xã.[12]
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Yên Bái | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nguồn: Kết quả điều tra dân số trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2019[13] |
Ngày 29 tháng 4 năm 1955, thành lập Khu tự trị Thái - Mèo, địa bàn 2 huyện Than Uyên và Văn Chấn thuộc khu tự trị[14] và sau là tỉnh Nghĩa Lộ.
Ngày 13 tháng 5 năm 1955, 2 huyện Than Uyên và Văn Chấn chính thức tách khỏi tỉnh Yên Bái để sáp nhập vào khu tự trị Thái - Mèo.[15]
Ngày 7 tháng 4 năm 1956, thành lập lại thị xã Yên Bái.
Ngày 1 tháng 7 năm 1956, chuyển huyện Yên Bình của tỉnh Tuyên Quang về tỉnh Yên Bái quản lý.
Ngày 16 tháng 12 năm 1964, thành lập 2 huyện Bảo Yên (tách ra từ 2 huyện Lục Yên và Văn Bàn) và Văn Yên (tách ra từ 2 huyện Trấn Yên và Văn Bàn)[16].
Ngày 27 tháng 12 năm 1975, tỉnh Yên Bái hợp nhất với 2 tỉnh Lào Cai và Nghĩa Lộ thành tỉnh Hoàng Liên Sơn.[17]
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hoàng Liên Sơn chia lại thành 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Tỉnh Yên Bái bị tái lập, gồm thị xã Yên Bái và 7 huyện: Lục Yên, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình[18] (riêng hai huyện Bảo Yên và Văn Bàn lúc này thuộc tỉnh Lào Cai).
Ngày 15 tháng 5 năm 1995, tái lập thị xã Nghĩa Lộ trên cơ sở điều chỉnh 1 phần diện tích tự nhiên và dân số của huyện Văn Chấn.[19]
Ngày 11 tháng 1 năm 2002, chuyển thị xã Yên Bái thành thành phố Yên Bái.[20]
Năm 2018, Yên Bái là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 50 về số dân, xếp thứ 56 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 57 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 60 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 815.600 người dân,[21] GRDP đạt 27.404 tỉ Đồng (tương ứng với 1,18 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 33,6 triệu đồng (tương ứng với 1.459 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,31%.[22]
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau đạt 61.973 người, nhiều nhất là Công giáo có 58.145 người, tiếp theo là Phật giáo đạt 2.996 người, đạo Tin Lành có 826 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Cao Đài có 3 người, Phật giáo Hòa Hảo và Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam mỗi tôn giáo có 1 người.[23]