Bùi Đình Hạc

Nghệ sĩ Nhân dân
Bùi Đình Hạc
Phó Tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam
Nhiệm kỳ1969 – 1983
Tổng thư kýNguyễn Hồng Nghi
Phó Tổng thư kýDương Minh Đẩu
Tiền nhiệmĐầu tiên
Kế nhiệm
Cục trưởng Cục Điện ảnh
Nhiệm kỳ1992 – 1996
Tiền nhiệmNguyễn Thụ
Kế nhiệmLưu Trọng Hồng
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
(1934-06-04)4 tháng 6, 1934
Nơi sinh
Tam Nông, Phú Thọ
Mất
Ngày mất
1 tháng 7, 2023(2023-07-01) (89 tuổi)
Nơi mất
Hà Nội
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpĐạo diễn
Gia đình
Vợ
Nguyễn Thị Hiển
Con cái
Bùi Trung Hải
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Khen thưởngHuân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Nhất
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (1984)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1953 – 2005
Đào tạo
Thể loại
Tác phẩmNước về Bắc Hưng Hải
Anh Nguyễn Văn Trỗi sống mãi
Đường về quê mẹ
Hà Nội 12 ngày đêm
Hồ Chí Minh - Chân dung một con người
Giải thưởngGiải thưởng Hồ Chí Minh (2005)
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam 1973
Đạo diễn xuất sắc
Biên kịch xuất sắc
Website

Bùi Đình Hạc (4 tháng 6 năm 1934 – 1 tháng 7 năm 2023) là một đạo diễn điện ảnh Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh.[1] Ông từng là một thành viên của Hội đồng Thẩm định Trung ương[2] và Chủ tịch Hội đồng duyệt phim quốc gia.[3] Ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt III (2007)[4] và danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân đợt 1 (1984).[5]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bùi Đình Hạc sinh ngày 4 tháng 6 năm 1934 tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.[6] Tháng 11 năm 1953, ông tìm đến Định Hóa, Thái Nguyên, địa điểm liên lạc của ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam kể từ sau khi Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam. Kể từ đây, ông bắt đầu sự nghiệp làm phim điện ảnh của mình.[7]

Từ năm 1968, ông đã được được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông còn từng đảm nhiệm Phó Tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam khóa 1 trong 15 năm (1969–1983). Năm 1976, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc rồi Giám đốc Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương. Sau đó, ông lần lượt đảm nhiệm Phó Cục trưởng, Phó tổng giám đốc Liên hiệp điện ảnh, rồi Cục trưởng Cục Điện ảnh.[8]

Ông qua đời vào ngày 1 tháng 7 năm 2023 tại Bệnh viện Hữu nghị sau thời gian bị tai biến mạch máu não và viêm phổi.[9][10]

Sự nghiệp điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông từng tốt nghiệp trường Điện ảnh Quốc gia tại Hà Nội. Năm 1960, ông tiếp tục theo học khoa Đạo diễn phim truyện tại VGIK (Đại học Điện ảnh Quốc gia Liên Xô),[11] và tốt nghiệp vào năm 1964.[6] Tác phẩm đầu tay của ông là bộ phim tài liệu "Phong cảnh Hà Nội".[12] Năm 1959, với bộ phim tài liệu Nước về Bắc Hưng Hải, ông đã giành được Huy chương vàng tại Liên hoan phim quốc tế Moskva lần thứ 1.[13][14] Đây là giải thưởng quốc tế đầu tiên của Điện ảnh Việt Nam.[15][16][17] Năm 1967, ông tham gia thực hiện bộ phim Vĩ Tuyến 17 - Chiến tranh nhân dân của đạo diễn người Pháp Joris Ivens.[18]

Phim về Nguyễn Văn Trỗi

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 10 năm 1964, nhà yêu nước trẻ tuổi Nguyễn Văn Trỗi bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa xử bắn.[19] Đây là một trong những hình tượng tiêu biểu về người chiến sĩ cách mạng Việt Nam thời bấy giờ, đã gây xúc động cho rất nhiều người. Bộ phim tài liệu "Anh Nguyễn Văn Trỗi sống mãi" của Bùi Đình Hạc đã bắt đầu khởi quay trong bối cảnh đó. Tư liệu để quay phim lúc bấy giờ là vô cùng ít, đặc biệt là không có đoạn phim quan trọng lúc Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn ở pháp trường.[20] Bùi Đình Hạc đã gửi thư đi rất nhiều người ở nhiều quốc gia, và may mắn được một nhà quay phim ngoại quốc mang đến tặng. Kết hợp đoạn phim ngắn nhưng quý giá ở pháp trường và những thước phim quay ở miền Bắc Việt Nam, bộ phim đã tạo nên được hiệu ứng vô cùng mạnh mẽ ở thời điểm bấy giờ.[21] Bộ phim đã giành được giải bạc tại Liên hoan phim quốc tế Moskva năm 1965.[22][23]

Tuy nhiên sau khi hoàn thành xong bộ phim, đạo diễn Bùi Đình Hạc vẫn cảm thấy không đủ thỏa mãn với phim tài liệu khi thể loại này bị giới hạn bởi nhiều mặt, không thể thể hiện ra nội tâm nhân vật như ông mong muốn. Vì vậy ông cùng đạo diễn Lý Thái Bảo quyết định tiếp tục bắt tay vào làm một bộ phim điện ảnh về cùng đề tài. Trong quá trình viết kịch bản, ông đã nhận được tác phẩm "Sống như anh" từ nhà báo Thái Duy (nhà văn Trần Đình Vân) ghi chép lại theo lời của chị Phan Thị Quyên, vợ mới cưới của Nguyễn Văn Trỗi.[24] Bùi Đình Hạc và đoàn làm phim đã hoàn thiện kịch bản theo tác phẩm này.[20] Thời điểm thực hiện bộ phim chỉ là khoảng thời gian ngắn sau cái chết của Nguyễn Văn Trỗi cùng bộ phim tài liệu trên, vì vậy nhân dân Việt Nam đã nhớ rất rõ gương mặt của Nguyễn Văn Trỗi. Đó cũng là lý do mà đoàn làm phim đã bỏ rất nhiều thời gian để tìm kiếm một diễn viên có gương mặt gần giống nhất với hình tượng gốc để vào vai nhân vật. Sau khi công chiếu vào năm 1966,[25] bộ phim đã nhận được bằng khen tại Liên hoan phim quốc tế Moskva lần thứ 5.[26]

Cả 2 bộ phim về Nguyễn Văn Trỗi do Bùi Đình Hạc đạo diễn đều giành được Bông sen vàng dành cho thể loại phim tương ứng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1 diễn ra vào năm 1970.[26]

Phim về Hồ Chí Minh

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 4 diễn ra vào năm 1976, Bùi Đình Hạc đã làm bộ phim "Bài ca dâng Bác" dựa trên những lời ca ngợi của các đại biểu quốc tế dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.[27] Để kỷ niệm 90 năm ngày sinh của cố Chủ tịch, vào năm 1978, Bùi Đình Hạc được giao nhiệm vụ thực hiện bộ phim tài liệu "Nguyễn Ái Quốc đến với Lênin". Sau khi đến hầu hết các thư viện, bảo tàng, viện lưu trữ phim tại Liên Xô, đến thăm nhiều nhân chứng để có được những chất liệu chân thực nhất, Bùi Đình Hạc cùng đoàn làm phim đã tìm được rất nhiều tư liệu để phục vụ cho bộ phim. Tính đến thời điểm công chiếu, đây là bộ phim có nhiều tư liệu lịch sử quý giá nhất.[28]

Năm 1980, nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh của Bác Hồ, ông tiếp tục thực hiện bộ phim thứ hai về Hồ Chí Minh mang tên "Đường về Tổ quốc". Bộ phim không chỉ là tập hợp những tư liệu quý về Hồ Chí Minh mà còn được Vêmisêva, nữ đạo diễn phim "Tên Người là Hồ Chí Minh" đánh giá: "Đây là những sáng tạo rất mới của điện ảnh Việt Nam đối với thể loại phim tài liệu trên thế giới".[28] Cả 2 bộ phim "Nguyễn Ái Quốc đến với Lê-nin" và "Đường về Tổ quốc" đều đã nhận được Bông sen vàng dành cho phim tài liệu tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1980.[29]

10 năm sau bộ phim đầu tiên về Hồ Chủ tịch, Bùi Đình Hạc bắt tay vào làm phim "Hồ Chí Minh – Chân dung một con người" và ra mắt năm 1990, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác Hồ. Bộ phim tiếp tục nhận về một Bông sen vàng cho phim tài liệu tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1990. Đây là một trong những bộ phim điện ảnh về đề tài Hồ Chí Minh được đánh giá cao,[30] thường được Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng vào dịp ngày sinh hoặc ngày mất của ông.[31] Năm 2007, bộ phim được phát hành dưới dạng VCD.[32] Năm 2013, bộ phim được phát sóng trên truyền hình Lào nhân dịp 123 năm ngày sinh Hồ Chí Minh.[33]

Phim đề tài và bối cảnh chiến tranh

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1970, Bùi Đình Hạc bắt đầu khởi quay bộ phim Đường về quê mẹ. Kịch bản của bộ phim do ông cùng nghệ sĩ Bành Châu cùng nhau biên soạn. Bộ phim được dựa trên sự kiện có thật về Trận Làng Vây (trong phim đổi thành "làng Vân").[34] Bộ phim chính thức ra mắt tại Việt Nam vào năm 1971,[35] khi giai đoạn 2 của cuộc Chiến tranh Đông Dương đang trong thời kỳ ác liệt.[36] Đến tháng 8 năm 1973, bộ phim được công chiếu tại Hungary.[37] Đây là một trong những bộ phim được đánh giá cao của Bùi Đình Hạc,[38] không chỉ giành được 2 giải thưởng tại liên hoan phim quốc tế mà còn chiến thắng 4 hạng mục dành cho phim truyện điện ảnh tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2, bao gồm Bông sen vàng.[39][40]

Năm 1973, Bùi Đình Hạc tiếp tục hợp tác với nhà biên kịch Bành Châu trong bộ phim thứ hai mang tên "Hoa Thiên lý".[41] Trong bộ phim, ông đã sử dụng những hình ảnh tư liệu về những trận bão lụt trong năm 1971. Tuy không đạt được giải thưởng cao tại các liên hoan phim, đây cũng là bộ phim được đánh giá cao về đề tài nông thôn và là phim Việt Nam có lượng người xem cao nhất năm 1973.[42]

Năm 1998, Bùi Đình Hạc bắt đầu thực hiện bộ phim "Hà Nội 12 ngày đêm" để kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Chi phí bộ phim mất hơn 7 tỷ đồng và được thực hiện trong 7 năm. Biên kịch cho bộ phim gồm nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, nhà văn Hữu Mai và nhà văn Chu Lai. Quay chính cho bộ phim chính là đạo diễn Bùi Trung Hải, con trai của Bùi Đình Hạc.[43] Đây là tác phẩm điện ảnh đầu tiên của Việt Nam sử dụng kĩ xảo và công nghệ hiện đại của nước ngoài.[44] Bộ phim chính thức được công chiếu tại Việt Nam vào năm 2002 và đã được cử đi tham dự nhiều liên hoan phim quốc tế như Liên hoan phim Cairo (Cairo International Film Festival, Ai Cập), Fukuoka (Nhật Bản), New Delhi (Ấn Độ) vào năm 2003, Liên hoan phim Locarno (Thụy Sĩ),[45] Vesoul (Vesoul International Film Festival, Pháp),[46] Bình Nhưỡng (Pyongyang International Film Festival, Triều Tiên) vào năm 2004, Liên hoan phim Fajr (Fajr International Film Festival, Tehran, Iran) và Laguna Tenerife (Tây Ban Nha) vào năm 2005.[47]

Năm 2009, trong tuần lễ phim kỷ niệm 90 năm thành lập trường Điện ảnh Quốc gia Liên bang Nga, với tư cách là cựu học sinh của VGIK, tác phẩm Hà Nội 12 ngày đêm của Bùi Đình Hạc đã được chọn làm 1 trong 12 bộ phim được công chiếu miễn phí.[48]

Năm 1984, Bùi Đình Hạc được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân trong đợt phong thưởng danh hiệu đầu tiên.[49][50] Năm 2007, ông đã được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật trong đợt trao giải thứ 3 nhờ 5 bộ phim tài liệu bao gồm Anh Nguyễn Văn Trỗi sống mãi, Hồ Chí Minh - Chân dung một con người, Nước về Bắc Hưng Hải, Nguyễn Ái Quốc đến với Lênin, Đường về Tổ Quốc và 2 phim truyện nhựa bao gồm Nguyễn Văn Trỗi, Đường về quê mẹ.[51][52] Ngoài ra, ông còn nhận được Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và Huân chương Lao động hạng Nhất.[53]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tên phim Đạo diễn Biên kịch Quay phim Ghi chú Nguồn
1959 Nước về Bắc Hưng Hải NSND Hồng Sến, NSND Ngọc Quỳnh, Vũ Sơn [54][55]
1960 Phong cảnh Hà Nội NSND Nguyễn Đăng Bảy [56]
1964 Anh Nguyễn Văn Trỗi sống mãi Không Trần Đức Hóa [21]
1975 Sài Gòn, tháng 5 năm 1975 NSƯT Lưu Xuân Thư [42][57]
1978 Bài ca dâng Bác [58]
1979 Nguyễn Ái Quốc đến với Lênin Không NSƯT Đỗ Duy Hùng [59]
1980 Đường về Tổ quốc Không [60]
1990 Hồ Chí Minh - Chân dung một con người Không [a] [61]

Phim truyện

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tên phim Đạo diễn Biên kịch Quay phim Ghi chú Nguồn
1966 Nguyễn Văn Trỗi Không NSƯT Lưu Xuân Thư, NSƯT Nguyễn Xuân Chân [b] [62]
1971 Đường về quê mẹ NSƯT Lưu Xuân Thư [c] [35]
1973 Hoa Thiên lý Không [65][66]
2002 Hà Nội 12 ngày đêm Không NSƯT Bùi Trung Hải [67]

Giải thưởng và đề cử

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Lễ trao giải Hạng mục Tác phẩm Kết quả Nguồn
1959 Liên hoan phim quốc tế Moskva Phim tài liệu Nước về Bắc Hưng Hải Huy chương vàng [68][69]
1965 Anh Nguyễn Văn Trỗi sống mãi Huy chương bạc [70][71]
1967 Giải thưởng Hội nhà báo Nguyễn Văn Trỗi Bằng khen [72]
Grand Prix Đề cử [73]
1970 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1 Phim tài liệu xuất sắc Anh Nguyễn Văn Trỗi sống mãi Bông sen vàng [74]
Phim điện ảnh xuất sắc Nguyễn Văn Trỗi Bông sen vàng [75]
1972 Liên hoan phim quốc tế Karlovy Vary (Tiệp Khắc) Giải thưởng Ban giám khảo
(khu vực ÁPhi, Mỹ Latinh)
Đường về quê mẹ Giải Nhất [63][76]
1973 Liên hoan phim quốc tế New Delhi (Ấn Độ) Phim hay nhất Đoạt giải [70][64]
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 Phim điện ảnh xuất sắc Bông sen vàng [63]
Đạo diễn xuất sắc Đoạt giải [77]
Biên kịch xuất sắc Đoạt giải
Phim tài liệu xuất sắc Nước về Bắc Hưng Hải Bông sen vàng [78]
1980 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 5 Nguyễn Ái Quốc đến với Lê-nin Bông sen vàng [58]
Đường về Tổ quốc Bông sen vàng [79]
1990 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 9 Hồ Chí Minh - Chân dung một con người Bông sen vàng [80]
Liên hoan phim truyền hình toàn quốc Huy chương vàng
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh Phim hay nhất Đoạt giải
2004 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14 Phim điện ảnh xuất sắc Hà Nội 12 ngày đêm Bông sen bạc [81][82]
Liên hoan phim quốc tế Fajr Phim hay nhất (châu Á) Đề cử
2005 Liên hoan phim quốc tế Vesoul Golden Wheel Đề cử [83]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Vợ Bùi Đình Hạc là biên đạo múa Nguyễn Thị Hiển, người gốc Vinh.[18] Bà là một Phó Giáo sư, Tiến sĩ và được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ở lĩnh vực múa vào năm 1997 trong đợt phong thưởng danh hiệu thứ 4. Bà nhận được Giải thưởng Nhà nước năm 2001 và Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2023.[84] Con trai ông bà là đạo diễn Bùi Trung Hải,[85] anh được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 2012.[86]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đồng đạo diễn với Lê Mạnh Thích.
  2. ^ Đồng đạo diễn với Lý Thái Bảo.
  3. ^ Đồng biên kịch với Bành Châu.[63][64]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hoàng Lâm (11 tháng 6 năm 2015). “Tác quyền điện ảnh: Muôn vàn cái khó”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ T.L (6 tháng 7 năm 2013). “Chính thức cấm chiếu phim "Bụi đời Chợ Lớn". Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ Minh Ngọc (16 tháng 5 năm 2012). “Duyệt phim - Vừa mở vừa đóng”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ Phạm Ngọc (28 tháng 2 năm 2007). “Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ Việt Văn (20 tháng 7 năm 2015). “Xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân (Kỳ 1): "Hết nạc vạc đến xương”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  6. ^ a b Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2020), tr. 545.
  7. ^ Vân Thảo (1 tháng 1 năm 2021). “Đạo diễn - Nghệ sĩ nhân dân Bùi Đình Hạc: Mang hơi thở cuộc sống lên màn ảnh”. Báo Hànộimới. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2022.
  8. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 487.
  9. ^ Hà Thu (2 tháng 7 năm 2023). “Đạo diễn phim 'Hà Nội 12 ngày đêm' qua đời”. VnExpress. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2023.
  10. ^ Ngô Khiêm (3 tháng 7 năm 2023). “NSND Bùi Đình Hạc - đạo diễn phim "Hà Nội 12 ngày đêm" qua đời”. Báo Công an nhân dân điện tử. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2023.
  11. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát (31 tháng 10 năm 2017). “Nhớ VGIK!”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  12. ^ Hội điện ảnh Hà Nội (2000), tr. 86.
  13. ^ Hồng Lực (2000), tr. 90.
  14. ^ Đặng Nhật Minh (2005), tr. 177.
  15. ^ Vũ Đình Hòe (2000), tr. 128–129.
  16. ^ Trịnh Thúc Huỳnh (2005), tr. 538.
  17. ^ Đặng Nhật Minh (24 tháng 12 năm 2018). “Phong cách Joris Ivens và những thước phim quý về Việt Nam”. Báo Đại đoàn kết. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  18. ^ a b Lê Lân (24 tháng 3 năm 2012). “NSND Bùi Đình Hạc”. Báo Nghệ An điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  19. ^ Shore, Zachary (2015). “Provoking America: Le Duan and the Origins of the Vietnam War”. Journal of Cold War Studies. 17 (4): 93. ISSN 1520-3972.
  20. ^ a b Nhiều tác giả (2007), tr. 479.
  21. ^ a b Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 87.
  22. ^ Sovetskiĭ ėkran: dvukhnedel'nyĭ illi͡ustrirovannyĭ zhurnal (bằng tiếng Nga). Moscow: Soi͡uz rabotnikov kinematografii SSSR. 1965. tr. 1. OCLC 6937408178.
  23. ^ Boris Alekseevich Vvedenskiĭ (1966). Большая советская энтсиклопедия: Ежегодник [Đại bách khoa toàn thư Xô Viết: Niên giám] (bằng tiếng Nga). Moskva: Nhà xuất bản Bách khoa toàn thư Liên Xô. tr. 564. ISSN 0523-9613. OCLC 1536704.
  24. ^ Nguyễn Thành Hữu (16 tháng 10 năm 2014). “Nguyễn Văn Trỗi - Lời anh vọng mãi!”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
  25. ^ Nguyễn Thành Hữu (16 tháng 10 năm 2014). “Nguyễn Văn Trỗi - Lời anh vọng mãi!”. Báo Hànộimới. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
  26. ^ a b Việt Ba (18 tháng 10 năm 2014). “50 năm ngày hy sinh của Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi (15/10/1954-15/10/2014): "Có cái chết hóa thành bất tử". Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  27. ^ Vĩnh Phong (3 tháng 9 năm 2014). “Đạo diễn Bùi Đình Hạc: Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận”. Ban Đối ngoại, Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  28. ^ a b Kiều Hạnh (25 tháng 5 năm 2005). “NSND Bùi Đình Hạc và những bộ phim về Bác Hồ”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2022.
  29. ^ Nguyễn Hậu (2003). “Bùi Đình Hạc – người nghệ sĩ không ngừng sáng tạo”. Nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh Việt nam. OCLC 303676851. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  30. ^ Huyền Nga (29 tháng 5 năm 2009). “Nghệ sĩ Nhân dân, Đạo diễn Bùi Đình Hạc: "Bác Hồ mãi là mạch nguồn cảm hứng vô tận". Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2009.
  31. ^ Thúy Phương (22 tháng 12 năm 2008). “Đạo diễn Bùi Đình Hạc – Màn ảnh chính là cuộc sống (Kỳ 1)”. Thế giới điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2009.
  32. ^ “Phát hành VCD phim tài liệu "Hồ Chí Minh – chân dung một con người". Báo Nhân Dân. 31 tháng 8 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  33. ^ Toàn Thắng (13 tháng 5 năm 2013). “Lào phát sóng phim tài liệu "Hồ Chí Minh – Chân dung một con người". Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  34. ^ Vân Thảo (1 tháng 1 năm 2021). “Đạo diễn - Nghệ sĩ nhân dân Bùi Đình Hạc: Mang hơi thở cuộc sống lên màn ảnh”. Báo Hànộimới. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2022.
  35. ^ a b Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 257.
  36. ^ Bảo Ninh (28 tháng 1 năm 2006). “Bộ phim dài 5 năm”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2022.
  37. ^ Weither Dániel (8 tháng 8 năm 1973). “Új filmek a nyárra” [Phim mới cho mùa hè]. Petőfi Népe (bằng tiếng Hungary). 184: 8. ISSN 1586-9032. OCLC 1127102991. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022 – qua Könyvtár.
  38. ^ Ngô Phương Lan (7 tháng 1 năm 2022). “Phát triển nội lực điện ảnh Việt Nam để có tác phẩm xứng tầm”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2022.
  39. ^ Hoài Trấn; Tường Vi (17 tháng 12 năm 2014). “Bộ đội Cụ Hồ trong phim của NSND Bùi Đình Hạc”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2022.
  40. ^ Nông Hồng Diệu (3 tháng 6 năm 2018). “Phim Việt ra thế giới - Đường xa vạn dặm?”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2022.
  41. ^ Nguyễn Thụ (1984), tr. 75.
  42. ^ a b Nhiều tác giả (2007), tr. 482.
  43. ^ Mốt (28 tháng 3 năm 2003). “Đạo diễn Bùi Đình Hạc 70 tuổi vẫn say sưa với nghề”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2022.
  44. ^ Thảo Duyên (15 tháng 1 năm 2009). “Đạo diễn phim "Hà Nội 12 ngày đêm": Đó là bộ phim đầu tiên được thực hiện bởi kỹ thuật hiện đại”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2022.
  45. ^ “Lần đầu tiên phim Việt Nam có mặt tại Liên hoan phim Locarno (Thụy Sĩ): Bước đầu tiếp cận với các nhà sản xuất phim châu Âu”. Báo Nhân Dân. 24 tháng 8 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  46. ^ “Hai phim Việt Nam vào tranh giải LHP Điện ảnh châu Á”. Báo Nhân Dân. 25 tháng 2 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  47. ^ Mai Hồng (13 tháng 12 năm 2012). “Sống lại ký ức "Hà Nội 12 ngày đêm" trên phim”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  48. ^ Thanh Hằng (3 tháng 3 năm 2009). “Chiếu phim miễn phí kỷ niệm 90 năm thành lập trường Điện ảnh Quốc gia Liên bang Nga”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2022.
  49. ^ Phạm Văn Đồng (25 tháng 1 năm 1984). “Quyết định về việc tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú”. Thư viện pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  50. ^ Văn phòng Bộ Văn hóa và Thông tin (2000), tr. 94.
  51. ^ Lan Dung (13 tháng 2 năm 2007). “Thêm 5 tác giả được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2022.
  52. ^ Nguyễn Tuấn (2 tháng 3 năm 2012). “Cánh diều 2011 tôn vinh 2 NSND từng được Giải thưởng Hồ Chí Minh”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2022.
  53. ^ Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2020), tr. 544.
  54. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 77.
  55. ^ Phan Bích Hà (2003), tr. 11.
  56. ^ Hương Thu (17 tháng 3 năm 2022). “Chiêm ngưỡng "Phong cảnh Hà Nội" cách đây 60 năm”. Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2023.
  57. ^ Huyền Nga (3 tháng 5 năm 2015). “Đạo diễn, NSƯT Vương Khánh Luông: Có những thước phim được đổi bằng xương máu”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2022.
  58. ^ a b Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 43.
  59. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 44.
  60. ^ Mai Thúc Luân (2001), tr. 136.
  61. ^ Bảo Trân (31 tháng 7 năm 2021). “Nghệ sĩ ưu tú Đỗ Duy Hùng: Kỷ niệm với những thước phim tài liệu quý về Bác”. Báo Hànộimới. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  62. ^ Đinh Tiếp (22 tháng 7 năm 2005). “Hình ảnh thương binh, liệt sĩ trong phim truyện Việt Nam”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  63. ^ a b c Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 258.
  64. ^ a b Nhiều tác giả (2007), tr. 481.
  65. ^ Đặng Nhật Minh (2005), tr. 50.
  66. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 188.
  67. ^ “Tháng 12 khởi chiếu "Hà Nội 12 ngày đêm". VnExpress. 30 tháng 11 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  68. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 79.
  69. ^ Bùi Phú (1981), tr. 147.
  70. ^ a b Phạm Vĩnh (2002), tr. 90.
  71. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 94.
  72. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 148.
  73. ^ 1967 :: Московский Международный кинофестиваль. Liên hoan phim quốc tế Moskva (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
  74. ^ Trần Duy Hinh (2003), tr. 66.
  75. ^ Nguyễn Quý (2005), tr. 576.
  76. ^ Bành Bảo (1986), tr. 182.
  77. ^ Nguyễn Thị Mỹ Dung (2001), tr. 142.
  78. ^ Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2003), tr. 327.
  79. ^ Mạnh Hảo (7 tháng 5 năm 2021). “Triển lãm "Hình ảnh và hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các tác phẩm điện ảnh". Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  80. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 486.
  81. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 821.
  82. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát (2006), tr. 250.
  83. ^ “Hai phim Việt Nam vào tranh giải LHP Điện ảnh châu Á”. Báo Nhân Dân. 25 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2022.
  84. ^ Ngô Thanh Hằng (12 tháng 4 năm 2007). "Điểm tựa" trong đời”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  85. ^ Thu Huyền (1 tháng 4 năm 2007). “Đạo diễn Bùi Trung Hải - Khi nắng thu về”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  86. ^ Văn Thảo (5 tháng 6 năm 2022). “Nghệ sĩ ưu tú Bùi Trung Hải: Không ảo tưởng với quá khứ vàng son”. Báo Hànộimới. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Shopee biến mọi người thành con nghiện mua sắm bằng cách nào?
Shopee biến mọi người thành con nghiện mua sắm bằng cách nào?
Dù không phải là sàn thương mại điện tử đầu tiên ở Việt Nam nhưng khi nhắc đến Shopee, ai cũng hiểu ngay đó là nơi mua sắm trực tuyến đầy đủ mặt hàng và tiện lợi nhất.
Giới thiệu nhân vật Evileye trong Overlord
Giới thiệu nhân vật Evileye trong Overlord
Keno Fasris Invern, trước đây được gọi là Chúa tể ma cà rồng huyền thoại, Landfall, và hiện được gọi là Evileye, là một nhà thám hiểm được xếp hạng adamantite và người làm phép thuật của Blue Roses cũng như là bạn đồng hành cũ của Mười Ba Anh hùng.
Brooklyn 99 - nét mới trong thể loại sitcom
Brooklyn 99 - nét mới trong thể loại sitcom
B99 đúng là có tình yêu, nói về tình bạn nhưng đều ở mức vừa đủ để khiến một series về cảnh sát không bị khô khan nhàm chán
"Chuyện người chuyện ngỗng": Đồng hành cùng vật nuôi thay đổi cuộc đời bạn như thế nào?
Rất có thể bạn và gia đình của bạn đã từng nuôi thú cưng, mà phổ biến nhất có lẽ là chó mèo.