Lê Cảnh Tuân 黎景詢 | |
---|---|
Tên chữ | Tử Mưu |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 1350 |
Nơi sinh | Hải Dương |
Mất | 1416 |
Giới tính | nam |
Nghề nghiệp | Nho sinh |
Tôn giáo | Nho giáo |
Quốc tịch | Đại Việt |
Thời kỳ | nhà Trần |
Lê Cảnh Tuân (chữ Hán: 黎景詢; 1350-1416?[1]), tự là Tử Mưu (字謀), là một nho sĩ sống vào khoảng thời gian cuối đời Trần, trải qua đời Hồ và đầu thời Minh thuộc trong lịch sử Việt Nam.
Lê Cảnh Tuân người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, trấn Hải Dương xưa (nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Tuy nhiên, nguyên quán của ông lại là ở hương Lão Lạt, huyện Thống Bình, châu Ái, trấn Thanh Đô (nay thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa), sau mới dời ra nơi ấy[2].
Sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú cho biết Lê Cảnh Tuân đỗ thi Hương (cử nhân) khoảng năm Xương Phù (niên hiệu của Trần Phế Đế, ở ngôi: 1377-1388)[3].
Đến năm 1381, thì ông đỗ Thái học sinh (được xem là tương đương học vị Tiến sĩ sau này) [4].
Đầu năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi Trần Thiếu Đế, tự lên ngôi vua, lập nên nhà Hồ. Tức giận, ông bày mưu khuyên bạn thân là Bùi Bá Kỳ (một tỳ tướng của Trần Khát Chân) sang Yên Kinh (Bắc Kinh, Trung Quốc ngày nay) xin quân đánh Hồ[3].
Năm 1406, nhà Minh mượn cớ "phù Trần diệt Hồ" sang xâm lược nước Việt. Do Bá Kỳ làm tiên phong dẫn đường [3], ngày 12 tháng 5 (âm lịch) năm Đinh Hợi (1407), Hồ Quý Ly và hai con (Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương) đều bị quân đối phương bắt sống tại Kỳ La (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), rồi bị áp giải về Kim Lăng (Nam Kinh, Trung Quốc). Kể từ đó, nhà Hồ mất, cả nước Việt rơi vào ách thống trị của nhà Minh.
Lập được công lớn, Bùi Bá Kỳ được nhà Minh cho làm chức Hữu tham nghị. Thất vọng vì biết vua quan nhà Minh không có ý định tái lập nhà Trần, năm Hưng Khánh thứ nhất (1407) đời vua Giản Định Đế, ông viết Vạn ngôn thư (Bức thư một vạn chữ) khuyên Bùi Bá Kỳ yêu cầu nhà Minh giữ lời hứa (xem bức thư ở bên dưới).
Gặp khi Bá Kỳ vì cớ khác phải tội [5], quân Minh đến khám nhà Bá Kỳ bắt được bức thư của ông, nên truy lùng bắt tác giả. Lê Cảnh Tuân phải đổi tên đi trốn một thời gian.
Năm 1411, quân Minh lập Giao Châu học hiệu tại Thăng Long, ông muốn đến xem. Nghe con ông thiết tha ngăn cản, ông nói:
Nói rồi ông giả làm người khách đến chơi, nhận chức dạy học với ý định ngầm thu phục chí sĩ để tính việc phục quốc. Việc bại lộ, ông và người con là Lê Thái Điền đều bị quân Minh bắt giải về Yên Kinh (Bắc Kinh). Minh Thành Tổ hỏi ông rằng: "Mày khuyên Bá Kỳ âm mưu làm phản. Vì sao vậy?" Ông nói: "Người Nam thì mong nước Nam còn. Chó ông Trích thì cắn người không phải chủ nó. Hỏi làm gì?"[6]
Theo Lịch triều hiến chương loại chí và Đại Việt sử ký toàn thư, vua Minh tức giận, giam cha con ông vào ngục Kim Lăng (Nam Kinh), được 5 năm (1416) thì đều mắc bệnh chết[7]. Tuy nhiên, Từ điển bách khoa Việt Nam lại cho rằng cha con ông mất ở Yên Kinh (Bắc Kinh).</ref>.
Sinh thời, Lê Cảnh Tuân có làm thơ để tỏ chí. Hiện còn 12 bài thơ chép trong Việt âm thi tập của Lý Tử Tấn và Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn:
Số thơ này phần lớn ông làm khi ở Trung Quốc, lời thường buồn thảm, nói chuyện nhớ nước, nhớ nhà, than thở sống không gặp thời, những điều muốn thi thố cho nước đều không thành [8].
Tác phẩm nổi tiếng nhất của Lê Cảnh Tuân là Vạn Ngôn thư, nhưng nay đã thất lạc. Hiện chỉ còn một đoạn trích ở trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, phần "Bề tôi tiết nghĩa". Đoạn thư ấy như sau:.
Sau khi đọc ba phương sách trong bức thư này, sử gia Ngô Sĩ Liên đã khen rằng: "ba phương sách của Cảnh Tuân có khí khái của bậc trượng phu"[9].
Sử gia thời hiện đại là Nguyễn Khắc Thuần cũng đã đánh giá như sau [10]:
Người con thứ của ông là Lê Thiếu Dĩnh theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn rồi trở thành văn thần của nhà Hậu Lê. Cháu nội ông là Trạng nguyên Lê Nại và Hoàng giáp Lê Tư, chắt nội là Hoàng giáp Lê Quang Bí nhà Mạc.
Đương thời Đặng Minh Khiêm (1470 - 1532), một danh thần đời Lê sơ, cũng có thơ khen rằng:
Đến đời Nguyễn, danh thần Phan Huy Chú đã trân trọng xếp Lê Cảnh Tuân vào nhóm Bảy bề tôi tiết nghĩa đời nhà Trần trong bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí của ông [11].
Gần đây, Từ điển nhân vật Việt Nam cũng đã nhận xét ông là "một chí sĩ vừa có tài thơ văn, lại có khí tiết" [12]
Tên Lê Cảnh Tuân hiện được đặt cho một con đường ở quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh và một con đường ở quận Sơn Trà, Đà Nẵng.