Lê Thước | |
---|---|
Tên hiệu | Tĩnh Lạc |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 13 tháng 4, 1891 |
Nơi sinh | Hà Tĩnh |
Rửa tội | |
Mất | 1 tháng 10, 1975 |
An nghỉ | |
Giới tính | nam |
Gia quyến | |
Hậu duệ | Lê Thiệu Huy |
Học vấn | |
Nghề nghiệp | giáo viên |
Quốc tịch | Việt Nam |
Truy phong | |
Thụy hiệu | |
Tước hiệu | |
Tước vị | |
Chức vị | |
Thần vị | |
Nơi thờ tự | |
Lê Thước (1891 - 1975) hiệu Tĩnh Lạc; là nhà giáo dục, nhà biên khảo Việt Nam ở đầu thế kỷ 20.
Ông sinh ngày 13 tháng 4 năm 1891 ở xã Lạc Thiện, huyện La Sơn; nay là xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, nên ông phải vất vả ngay từ thuở nhỏ (chăn trâu, cắt cỏ, phụ giúp mẹ dệt vải để kiếm ăn). Mãi đến năm 14 tuổi (1905), ông mới theo cha vào Huế học chữ Hán. Và đến năm 1908, ông bắt đầu học thêm chữ Pháp.
Năm 1910, ông thi đỗ bằng Tiểu học, được vào học Quốc Học Huế. Ông học giỏi, một năm lên hai lớp, nên chẳng bao lâu sau ông lấy được bằng Thành Chung, được bổ làm trợ giáo tại Nha học chính Trung Kỳ.
Tháng 8 năm 1917, ông xin đổi ra dạy học ở trường Pháp-Việt thành phố Vinh (Nghệ An). Năm sau (Mậu Ngọ, 1918), nhân ở đấy có khoa mở khoa thi Hương, ông xin thi và đỗ Giải nguyên. Đây là khoa thi Hương cuối cùng của triều Nguyễn trên đất Trung Kỳ.
Thi đỗ cử nhân, nhưng ông không ra làm quan, mà xin được học thêm. Tháng 8 năm 1918, ông được tuyển vào học trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương ở Hà Nội.
Năm 30 tuổi (1921), ông đỗ tốt nghiệp với bài luận văn được điểm cao nhất có nhan đề là "L' Enseignement des caracteres chinois en Vietnam" (Việc dạy chữ Hán ở Việt Nam). Sau đó, ông được bổ đến dạy Pháp văn, Việt văn và Việt sử ở trường Quốc học Vinh. Hai năm sau (1923), ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Cao đẳng tiểu học Vinh; kiêm Thanh tra các trường sơ học, tiểu học trong tỉnh Nghệ An.
Tháng 9 năm 1927, Nha học chính Đông Dương điều động ông ra Hà Nội dạy tiếng Việt tại trường Trung học Albert Sarraut (nay là Trường Trung học Phổ thông Trần Phú ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Tháng 9 năm 1935, ông đổi đến dạy tại trường Trung học Bảo hộ (còn gọi là trường Bưởi, nay là Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội).
Tháng 9 năm 1938, ông được cử làm Đốc học các trường ở thị xã Lạng Sơn. Cuối năm 1940, ông được chuyển về dạy ở trường Trung học Đào Duy Từ (Thanh Hóa). Tháng 5 năm 1943, ông bị Nhà nước bảo hộ cách chức vì có lòng yêu nước.
Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Lê Thước tham gia Hội đồng cố vấn giáo dục.
Tháng 12 năm 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông được cử giữ chức Chủ tịch Uỷ ban tăng gia sản xuất tỉnh Thanh Hóa. Trong năm đó, con trai cả của ông là Lê Thiệu Huy[1] hy sinh ở Thakkhet (Lào).
Năm 1950, ông được bầu vào Ủy ban trung ương Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam. Tháng 3 năm 1951, ông được bầu vào Ban Chấp hành Uỷ ban Mặt Trận Liên-Việt toàn quốc.
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954), ông làm cán bộ ở Nha Giáo dục Phổ thông, sau chuyển sang Ban Tu thư thuộc Bộ Giáo dục (Hà Nội). Ở đây, ông làm công tác phiên dịch, hiệu đính, chú thích, giới thiệu các tác phẩm Hán-Nôm chọn lọc ở bậc trung học và đại học.
Tháng 2 năm 1957, ông đổi sang làm trong Ban phụ trách ngành Bảo tồn Bảo tàng thuộc Bộ Văn hóa, góp phần quan trọng trong việc phát hiện, sưu tầm hiện vật, và xây dựng Thư viện Hán Nôm. Đến tháng 6 năm 1963, ông được về nghỉ hưu ở tuổi 72 tuổi.
Giáo sư Lê Thước mất ngày 1 tháng 10 năm 1975 (Ất Mão), thọ 85 tuổi [2].
Giới thiệu về các tác giả quan trọng của cổ văn Việt Nam, có:
Trong số ấy, "Truyện cụ Nguyễn Du" và "Sự nghiệp thi văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ" là hai công trình tâm huyết, công phu hơn cả [3].
Về biên khảo, có:
Về giáo khoa, có:
Ngoài ra, theo Trần Hải Yến, thì ông là một trong số người đầu tiên tham gia viết sách văn học cho cấp học II (nay là Trung học cơ sở) và III (nay là Trung học phổ thông) ngay sau năm 1955.
Về thơ có: Tĩnh Lạc thi tập (chưa xuất bản).
Ghi nhận nhân cách và công lao của Giáo sư Lê Thước, ở thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh có con đường mang tên ông.