Lê Văn Kim

Lê Văn Kim
Chức vụ

Phụ tá Tổng Tư lệnh Quân lực
(Tổng Tham mưu trưởng)
Nhiệm kỳ11/1964 – 5/1965
Cấp bậc-Trung tướng
Tổng Tư lệnh-Đại tướng Nguyễn Khánh
Vị tríBiệt khu Thủ đô

CHT[1] Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
kiêm CHT trường Chỉ huy & Tham mưu
Nhiệm kỳ11/1964 – 5/1964
Cấp bậc-Trung tướng
Vị tríVùng 2 chiến thuật
(Cao nguyên Trung phần)

Tổng Tham mưu trưởng
Nhiệm kỳ5/1/1964 – 30/1/1964
Cấp bậc-Trung tướng
Tiền nhiệm-Trung tướng Trần Văn Đôn
Kế nhiệm-Trung tướng Nguyễn Khánh
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tổng Thư ký kiêm Ủy viên Ngoại giao
(Hội đồng Quân nhân Cách mạng)
Nhiệm kỳ11/1963 – 1/1964
Cấp bậc-Trung tướng
Chủ tịch Hội đồng-Trung tướng Dương Văn Minh
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Phụ tá Quyền Tổng Tham mưu trưởng
Nhiệm kỳ8/1963 – 11/1963
Cấp bậc-Thiếu tướng
-Trung tướng (11/1963)
Quyền Tổng Tham mưu trưởng-Trung tướng Trần Văn Đôn
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Phụ tá Tư lệnh Bộ Tư lệnh Hành quân
Bộ Tổng Tham mưu
Nhiệm kỳ1/1961 – 12/1962
Cấp bậc-Thiếu tướng (12/1956)
Tư lệnh Hành quân-Trung tướng Dương Văn Minh
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Chỉ huy trưởng Trường Võ bị Liên quân
(từ tháng 7/1959 là Võ bị Quốc gia Đà Lạt)
Nhiệm kỳ1/1959 – 11/1960
Cấp bậc-Thiếu tướng
Tiền nhiệm-Trung tá Nguyễn Văn Thiệu
Kế nhiệm-Trung tá Trần Ngọc Huyến
Vị tríVùng 2 chiến thuật

Chỉ huy trưởng Trường Đại học Quân sự
(tiền thân trường Chỉ huy Tham mưu)
Nhiệm kỳ1/1956 – 1/1959
Cấp bậc-Đại tá
-Thiếu tướng (12/1956)
Tiền nhiệmĐầu tiên
Kế nhiệm-Trung tướng Trần Văn Minh
Vị tríĐệ nhất Quân khu

Đổng lý Văn phòng Bộ Quốc phòng
Nhiệm kỳ1/1955 – 1/1956
Cấp bậc-Đại tá
Bộ trưởng Quốc phòngKỹ sư Hồ Thông Minh
Vị tríĐệ nhất Quân khu

Trưởng phòng Nghiên huấn
Bộ Quốc phòng
kiêm Chủ tịch Hội đồng chuyển giao
Nhiệm kỳ7/1954 – 1/1955
Cấp bậc-Đại tá
Kế nhiệm-Trung tá Nguyễn Văn Hai
(Hội đồng Chuyển giao)
Vị tríĐệ nhất Quân khu

Phụ tá Tư lệnh Đệ tứ Quân khu
Cao nguyên Trung phần
(tiền thân của Vùng 2 chiến thuật)
Nhiệm kỳ3/1952 – 7/1954
Cấp bậcTrung tá (3/1952)
-Đại tá (7/1954)
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Pháp
 Việt Nam Cộng hòa
Sinh1918
Huỳnh Kim, Bình Định, Liên bang Đông Dương
Mất28 tháng 3 năm 1987
(69 tuổi)
Paris, Pháp
Nguyên nhân mấtTuổi già
Nơi ởParis, Cộng hòa Pháp
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
VợGabrielle Antoinette Trần Thị Thu Hương
ChaLê Văn Nhẫn
MẹTrần Thị Bộ
Họ hàngTrần Văn Đôn (anh vợ)
Con cái2 người con trai:
Lê Văn Phúc
Lê Văn Minh
Học vấnTú tài toàn phần Pháp
Alma mater-Trường Trung học tại Montpellier, Pháp
-Trường Đại học tại Paris, Pháp
-Trường Sĩ quan Pháo binh Poitiers, Pháp
-Trường Tham mưu Paris, Pháp
Quê quánTrung Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội VNCH
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1940 - 1965
Cấp bậc Trung tướng
Đơn vị Trường Võ bị Đà Lạt
Bộ Tổng Tham mưu
Trường Đại học Quân sự
Chỉ huy Quân đội Pháp
Quân đội Liên hiệp Pháp
Quân đội Quốc gia
Quân đội VNCH
Tham chiến-Chiến tranh Đông Dương
-Chiến tranh Việt Nam
Tặng thưởng Bảo quốc Huân chương đệ Nhị đẳng

Lê Văn Kim (1918-1987) nguyên là một cựu tướng lĩnh gốc Pháo binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ trường Sĩ quan Trù bị chuyên ngành tại Pháp vào thời điểm mới xảy ra Thế chiến 2. Tuy nhiên, ông chỉ phục vụ chuyên môn của mình một thời gian ngắn. Sau này, hầu hết thời gian tại ngũ ông chuyên về lĩnh vực Tham mưu và Quân huấn. Là một trong số ít sĩ quan được thăng cấp tướng ở thời kỳ Đệ Nhất Cộng hòa (Thiếu tướng năm 1956). Ông là em rể của tướng Trần Văn Đôn và đã cùng với tướng Dương Văn Minh là bộ ba tổ chức cuộc đảo chính năm 1963 lật đổ chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm và kết thúc trong "Vụ ám sát ông Ngô Đình Diệm và người em trai là ông Ngô Đình Nhu".

Tiểu sử & Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh năm 1918 tại Huỳnh Kim, Bình Định, miền Trung Việt Nam trong một gia đình khá giả, có Quốc tịch Pháp. Thuở nhỏ, ông theo người chú sang Pháp và học phổ thông từ bậc Tiểu học. Năm 1937, ông tốt nghiệp Tú tài toàn phần Pháp (Part II) tại Montpellier. Đang là sinh viên năm thứ 2 Đại học ở Paris, ông gia nhập quân đội.

Quân đội Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu năm 1940, thi hành lệnh động viên của Chính phủ Pháp, ông nhập ngũ vào Quân đội Pháp. Được theo học tại trường Sĩ quan Pháo binh Poitiers. Một năm sau tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy trừ bị. Ra trường, ông được về phục vụ một đơn vị Pháo binh tại Pháp cho đến ngày hồi hương.

Quân đội Liên hiệp Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối tháng 8 năm 1945, thuyên chuyển về Việt Nam, ông được thăng cấp Thiếu úy tùng sự tại Văn phòng Tham mưu của Thủy sư Đô đốc Georges Thierry De Argenlieu, Cao uỷ Pháp tại Đông Dương ở Sài Gòn. Đầu tháng 9 năm 1948, ông được thăng cấp Trung úy chuyển sang làm thư ký riêng của Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân và được chuyển ngạch sang Quân đội Liên hiệp Pháp phục vụ cho Quốc gia Việt Nam mới được Pháp công nhận.

Quân đội Quốc gia Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu năm 1950, ông được thăng cấp Đại úy tại nhiệm. Đến tháng 4, ông được cử đi du học lớp Tham mưu cao cấp tại trường Tham mưu Paris, Pháp. Ngày 8 tháng 12 năm 1950, Quốc gia Việt Nam tách khỏi Liên hiệp Pháp và chính thức thành lập Quân đội. Đầu năm 1951, ông mãn khóa học lớp Tham mưu ở Pháp. Về nước được chuyển ngạch sang phục vụ Quân đội Quốc gia[2] ông được thăng cấp Thiếu tá. Tháng 3 năm 1952, ông được thăng cấp Trung tá giữ chức vụ Phụ tá Tư lệnh Đệ tứ Quân khu Cao nguyên Trung phần do . Giữa năm 1954, ông được thăng cấp Đại tá. Sau Hiệp định Genève (20 tháng 7 năm 1954), ông được cử giữ chức vụ Trưởng phòng Nghiên huấn thuộc Bộ Quốc phòng kiêm Chủ tịch Hội đồng chuyển giao.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tuần tháng 1 năm 1955, ông nhận lệnh bàn giao Hội đồng Chuyển giao lại cho Trung tá Nguyễn Văn Hai.[3] Sau đó ông được cử giữ chức vụ Đổng lý Văn phòng cho Kỹ sư Hồ Thông Minh Bộ trưởng Quốc phòng trong Nội các của Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Ngày 19 tháng 4, ông được làm Tư lệnh tiếp thu Quân khu 5 của Việt Minh.[4] Tháng 6 cùng năm kết thúc chiến dịch tiếp thu, ông được cử Đặc trách về Dinh điền.

Đầu năm 1956, sau một thời gian chuyển ngạch sang Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được bổ nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng trường Đại học Quân sự ở Sài Gòn.[5] Ngày 10 tháng 12 cùng năm ông được thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm. Đầu năm 1959, ông được chuyển lên Cao nguyên giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Võ bị Liên quân.[6] thay thế Trung tá Nguyễn Văn Thiệu được cử đi du học lớp Tình báo Tác chiến tại Okinawa, Nhật Bản. Đầu năm 1960, tổ chức lễ mãn khoá 14 nhân Vị (khai giảng ngày 7 tháng 2 năm 1957). Tháng 11 cùng năm, bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng Trường Võ bị lại cho Trung tá Trần Ngọc Huyến.[7] Sang đầu năm 1961, ông được cử làm Phụ tá Tư lệnh Bộ Tư lệnh hành quân tại Bộ Tổng Tham mưu.

Tháng 8 năm 1963, ông chuyển sang làm Phụ tá cho Quyền Tổng Tham mưu trưởng là Trung tướng Trần Văn Đôn. Ngày 1 tháng 11, ông tham gia và cũng giữ vai trò chủ chốt trong cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ngày 2 tháng 11, ông được thăng cấp Trung tướng giữ chức vụ Tổng Thư ký kiêm Ngoại giao trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng do Trung tướng Dương Văn Minh làm Chủ tịch.

Ngày 5 tháng 1 năm 1964, ông được bổ nhiệm chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam Cộng hòa.[8] Một tháng sau, ông bị quản thúc bởi tướng Nguyễn Khánh làm Chỉnh lý nội bộ[9], đồng thời tướng Nguyễn Khánh đảm nhiệm luôn chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu và đổi danh xưng chức vụ này thành Tổng Tư lệnh Quân đội.

Tháng 11 cùng năm, ông được trở lại Quân đội và được cử làm Phụ tá Tổng Tư lệnh Quân lực do Trung tướng Nguyễn Khánh làm Tổng Tư lệnh, đồng thời ông kiêm đặc trách Chỉ huy trưởng trường Võ bị Quốc gia và trường Đại học Quân sự tại Đà Lạt. Tháng 5 năm 1965, ông được giải ngũ với lý do đã phục vụ Quân đội trên 20 năm.[10]

Trở về đời sống dân sự, ông cùng 2 cựu Trung tướng Trần Văn ĐônMai Hữu Xuân đứng ra thành lập Công ty xuất nhập khẩu DOXUKI (Đôn - Xuân - Kim).

Sau ngày 30 tháng 4, ông ra trình diện Chính quyền mới, chính quyền mới đưa ông đi cải tạo tại các trại giam Quang Trung ở miền Nam và Yên Bái ở miền Bắc cho đến năm 1982 mới được trả tự do.

Năm 1983, ông được xuất cảnh sang Pháp định cư tại Quận 13 Paris qua chương trình đoàn tụ gia đình do con trai ông bảo lãnh.

Ngày 28 tháng 3 năm 1987, ông từ trần tại nơi định cư, hưởng thọ 70 tuổi, an táng tại nghĩa trang Maisons Alfort.

Huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông được tặng thưởng một số Huy chương Quân sự, Dân sự Việt Nam, Pháp và Hoa Kỳ, bao gồm huy chương Legion d'Honneur của Pháp.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phụ thân: Cụ Lê Văn Nhẫn (Nguyên quán ở miền Bắc, năm 1915 di cư vào Bình Định lập nghiệp).
  • Thân mẫu: Cụ Trần Thị Bộ
  • Phu nhân: Bà Trần Thị Thu Hương (Sinh năm 1918 tại Bordeaux, có tên Pháp là Gabrielle Antoinette. Là ái nữ của Bác sĩ Trần Văn Đôn và là em ruột của Trung tướng André Trần Văn Đôn).
Ông bà có hai người con trai
Lê Văn Phúc, Lê Văn Minh

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Chỉ huy trưởng
  2. ^ Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập vào ngày 8 tháng 12 năm 1950 và chính thức tách khỏi Liên hiệp Pháp và đến ngày 12 tháng 4 năm 1952 chính thức thành lập Bộ Tổng Tham mưu
  3. ^ Trung tá Nguyễn Văn Hải tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Trừ bị Thủ đức, về sau là Đại tá Chỉ huy trưởng Sở công tác Nha Kỹ thuật
  4. ^ Quân khu 5 do Lực lượng Việt Minh Kháng chiến thành lập. Vào thời điểm Việt Nam Cộng hòa tiếp thu gồm có các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình ĐịnhPhú Yên.
  5. ^ Trường Đại học Quân sự nguyên là Trung tâm Chiến thuật Hà Nội. Năm 1960 chuyển lên Đà Lạt đổi tên thành trường Chỉ huy và Tham mưu.
  6. ^ Ngày 27 tháng 9 năm 1959, trường Võ bị Liên quân được đổi tên thành Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt.
  7. ^ Trung tá Trần Ngọc Huyến tốt nghiệp khóa 2 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức, giải ngũ năm 1964 ở cấp Đại tá
  8. ^ Ngày 19 tháng 6 năm 1965, Hội đồng Quân lực đổi tên Quân đội Việt Nam Cộng hòa thành Quân lực Việt Nam Cộng hòa, lấy ngày này làm ngày kỷ niệm hàng năm để diễu hành biểu dương Lực lượng Quân đội.
  9. ^ Rạng sáng ngày 30 tháng 1 năm 1964, Trung tướng Nguyễn Khánh, Tư lệnh Quân đoàn I và Trung tướng Trần Thiện Khiêm, Tư lệnh Quân đoàn III cầm đầu cuộc Chỉnh lý nội bộ trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng để giành quyền lãnh đạo. Quản thúc tại Đà Lạt các tướng lĩnh bị cho là có xu hướng trung lập gồm 5 Trung tướng: Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Lê Văn Kim, Mai Hữu XuânNguyễn Văn Vỹ. Về sau khi nói đến sự kiện này thường dùng cụm từ "các tướng Đà Lạt".
  10. ^ Thực chất là gạt bỏ các tướng lĩnh thâm niên và lớn tuổi, nhường chính trường và quân đội cho các tướng trẻ nhiều nhiệt huyết và cùng phe nhóm để dễ làm việc.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Visual Novel Bishoujo Mangekyou 1 Việt hóa
Visual Novel Bishoujo Mangekyou 1 Việt hóa
Onogami Shigehiko, 1 giáo viên dạy nhạc ở trường nữ sinh, là 1 người yêu thích tất cả các cô gái trẻ (đa phần là học sinh nữ trong trường), xinh đẹp và cho đến nay, anh vẫn đang cố gắng giữ bí mât này.
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Rien (Từ điển, Bính âm: Lián), còn được gọi là biệt danh Fugen Jōtei (Từ điển, Nghĩa đen: Shangdi Samantabhadra), là một Sennin cấp Tensen, người từng là người cai trị thực sự của Kotaku, tổ tiên của Tensens, và là người lãnh đạo của Lord Tensen.
Danh sách Gift Code Illusion Connect
Danh sách Gift Code Illusion Connect
Tổng hợp gift code trong game Illusion Connect
Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử ngang hàng
Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử ngang hàng
Hệ thống tiền điện tử ngang hàng là hệ thống cho phép các bên thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến trực tiếp mà không thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào