Lawrence Summers

Lawrence Summers
Giám đốc thứ 8 của Hội đồng kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ
Nhiệm kỳ
20 tháng 1 năm 2009 – 31 tháng 12 năm 2010
Cấp phóDiana Farrell
Jason Furman
Tiền nhiệmKeith Hennessey
Kế nhiệmGene Sperling
Chủ tịch thứ 27 của Đại học Harvard
Nhiệm kỳ
1 tháng 7 năm 2001 – 20 tháng 6 năm 2006
Tiền nhiệmNeil Rudenstine
Kế nhiệmDerek Bok (quyền)
Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ thứ 74
Nhiệm kỳ
2 tháng 7 năm 1999 – 20 tháng 1 năm 2001
Tổng thốngBill Clinton
Tiền nhiệmRobert Rubin
Kế nhiệmPaul O'Neill
Quyền Bộ trưởng Bộ Ngân khố Hoa Kỳ
Nhiệm kỳ
1995–1999
Tổng thốngBill Clinton
Tiền nhiệmFrank Newman
Kế nhiệmStuart Eizenstat
Giám đốc kinh tế WB
Nhiệm kỳ
1991–1993
Tiền nhiệmStanley Fischer
Kế nhiệmMichael Bruno
Thông tin cá nhân
Sinh
Lawrence Henry Summers

30 tháng 11, 1954 (70 tuổi)
New Haven, Connecticut, Hoa Kỳ
Đảng chính trịĐảng Dân chủ
Phối ngẫuVictoria Perry (m. 1984-div.)
Elisa New (2005–nay)
Alma materMassachusetts Institute of Technology
Harvard University
Chữ ký
[1]

Lawrence Henry Summers (sinh ngày 30/11/1954) là một học giả kinh tế, nhà chính trị của Hoa Kỳ. Ông là Thư ký Hội đồng Kinh tế Quốc gia trong chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ thứ 44 Barack Obama. Ông từng nhận giải John Bates Clark vì những đóng góp của ông cho lý luận kinh tế học, từng là nhà kinh tế trưởng của Nhóm Ngân hàng Thế giới, là hiệu trưởng Đại học Harvard và hiện vẫn là giáo sư kinh tế của Đại học Harvard. Ông cũng từng là Bộ trưởng Tài chính (Hoa Kỳ) trong nội các của Tổng thống Bill Clinton. Ông là người ủng hộ mạnh mẽ tự do hóa thương mạitoàn cầu hóa.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lawrence Summers sinh tại New Haven, Connecticut. Cha và mẹ ông đều là giáo sư kinh tế của Đại học Connecticut. Ông có họ hàng với hai nhà kinh tế đoạt giải Nobel là Paul SamuelsonKenneth Arrow (cha của Lawrence là Robert là anh em ruột của Paul Samuelson nhưng đã đổi họ từ Samuelson thành Summers; còn mẹ là Anita, tên thời con gái là Anita Arrow, là em gái của Kenneth Arrow).

Khi mới 16 tuổi, Lawrence Summers đã trở thành sinh viên ngành vật lý của Đại học Harvard, nhưng ông sớm chuyển sang theo đuổi ngành kinh tế học. Năm 1982, ông nhận học vị tiến sĩ kinh tế tại trường Harvard (giáo sư hướng dẫn là Martin Feldstein). Từ đó ông trở thành giảng viên kinh tế học của cả Đại học Harvard lẫn Học viện công nghệ Massachusetts. Năm 1983, khi mới 28 tuổi, ông là giáo sư trẻ vào loại nhất của Đại học Harvard.

Học giả kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Với tư cách là học giả kinh tế, Lawrence Summers là người nổi tiếng. Ông đã có những đóng góp quan trọng về mặt học thuật trong các lĩnh vực tài chính công, kinh tế học lao động, tài chính tiền tệ, kinh tế học vĩ mô. Năm 1987, ông là học giả lĩnh vực khoa học xã hội đầu tiên được Quỹ Khoa học Quốc gia (Hoa Kỳ) trao giải Alan T. Waterman. Năm 1993, ông được Hội Kinh tế Hoa Kỳ trao giải John Bates Clark. Hiện ông là viện sĩ Viện Hàm lâm Khoa học Quốc gia (Hoa Kỳ).

Quan chức

[sửa | sửa mã nguồn]
Chân dung của Summers khi ông là Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ

Summers từng là thành viên Hội đồng tư vấn kinh tế cho Ronald Reagan từ năm 1982 đến 1983, từng là cố vấn kinh tế cho Dukakis trong chiến dịch tranh cử năm 1988.

Năm 1991, Summers được bổ nhiệm làm nhà nghiên cứu trưởng của Nhóm Ngân hàng Thế giới cho đến năm 1993.

Năm 1995, ông được bổ nhiệm là Thứ trưởng Bộ Tài chính (phó cho Robert Rubin) và từ năm 1999 làm Bộ trưởng thay Rubin.

Năm 2001, ông trở về Đại học Harvard làm hiệu trưởng và ở vị trí đó cho đến năm 2006.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Victoria J. Perry, A Lawyer, Is Wed To an Economist”. New York Times. ngày 30 tháng 9 năm 1984. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2013. Victoria Joanne Perry, the daughter of Mr. and Mrs. Charles H. Perry of Ormond Beach, Fla., and Cape Rosier, Me., was married yesterday to Lawrence Henry Summers, a son of Mr. and Mrs. Robert Summers of Merion Station, Pa. The ceremony was performed at the Harvard Club in Boston...
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sự kiện
Sự kiện "Di Lặc giáng thế" - ánh sáng giữa Tam Giới suy đồi
Trong Black Myth: Wukong, phân đoạn Thiên Mệnh Hầu cùng Trư Bát Giới yết kiến Di Lặc ở chân núi Cực Lạc là một tình tiết rất thú vị và ẩn chứa nhiều tầng nghĩa.
That Time I Got Reincarnated as a Slime: Trinity in Tempest
That Time I Got Reincarnated as a Slime: Trinity in Tempest
Trinity in Tempest mang đến cho độc giả những pha hành động đầy kịch tính, những môi trường phong phú và đa dạng, cùng với những tình huống hài hước và lôi cuốn
Nhân vật Makima - Chainsaw Man
Nhân vật Makima - Chainsaw Man
Cô được tiết lộ là Ác quỷ Kiểm soát (支 し 配 は い の 悪 あ く 魔 ま Shihai no Akuma?), Hiện thân của nỗi sợ kiểm soát hoặc chinh phục
Tổng quan về Vua thú hoàng kim Mech Boss Chunpabo
Tổng quan về Vua thú hoàng kim Mech Boss Chunpabo
Sau khi loại bỏ hoàn toàn giáp, Vua Thú sẽ tiến vào trạng thái suy yếu, nằm trên sân một khoảng thời gian dài. Đây chính là lúc dồn toàn bộ combo của bạn để tiêu diệt quái