Robert Solow

Robert Solow
Kinh tế học Tân Keynes
Sinh(1924-08-23)23 tháng 8 năm 1924
Brooklyn, New York
Mất21 tháng 12 năm 2023(2023-12-21) (99 tuổi)
Lexington, Massachusetts
Quốc tịchHoa Kỳ
Nơi công tácHọc viện Công nghệ Massachusetts
Lĩnh vựcKinh tế học vĩ mô
Trường theo họcĐại học Harvard
Chịu ảnh hưởng củaWassily Leontief
William Phillips
Alvin Hansen
Paul Samuelson
Ảnh hưởng tớiGeorge Akerlof
Robert J. Gordon
Joseph Stiglitz
Jagdish Bhagwati
Peter Diamond
Đóng gópMô hình tăng trưởng ngoại sinh
Giải thưởngGiải John Bates Clark (1961)
Giải Nobel Kinh tế (1987)
Giải thưởng Nhà nước về Khoa hoc (1999)
Trường pháiKinh tế học Tân Keynes
Thông tin tại IDEAS/RePEc

Robert Merton Solow (23 tháng 8 năm 1924  – 21 tháng 12 năm 2023) là một học giả kinh tế Hoa Kỳ, ông được biết đến với các đóng góp của ông về lý thuyết tăng trưởng kinh tế mà đỉnh cao là mô hình tăng trưởng ngoại sinh được đặt tên theo tên của ông. Ông đã được trao giải John Bates Clark (1961), giải Nobel Kinh tế (1987), giải thưởng Nhà nước về Khoa học (1999).

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Solow sinh ra trong một gia đình người Do Thái. Ông được hưởng một nền giáo dục cơ bản rất tốt tại New York.[1] Năm 1940, ông trở thành sinh viên có học bổng của Đại học Harvard. Cuối năm 1942, ông tạm dời ngôi trường này để gia nhập quân đội và chiến đấu tại Bắc PhiÝ cho đến hết Chiến tranh thế giới thứ hai.[1]

Năm 1945, ông quay trở lại Đại học Harvard học tiếp. Năm 1949, ông được mời làm giảng viên môn thống kêtoán kinh tế tại Khoa Kinh tế, Học viện Công nghệ Massachusetts. Từ năm 1949 đến năm 1950, ông học thêm về thống kê tại Đại học Colombia. Ông giành được học vị tiến sĩ kinh tế tại Đại học Harvard.

Năm 1961-62, Robert Solow tham gia Hội đồng tư vấn kinh tế cho Tổng thống John F. Kennedy. Năm 1968-1970, ông tham gia Ủy ban Bình ổn Thu nhập của Tổng thống.

Ông qua đời ở tuổi 99 tại nhà riêng ở Lexington, Massachusetts vào ngày 21 tháng 12 năm 2023.[2]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1956, Solow công bố nghiên cứu "The Economic Record" trong đó ông trình bày về các nhân tố quy định tăng trưởng kinh tế. Sử dụng mô hình toán, Solow đã tính ra rằng bốn phần năm mức tăng trưởng sản lượng bình quân trên một lao động của Hoa Kỳ là nhờ sự tiến bộ về công nghệ. Mô hình tăng trưởng kinh tế nội sinh, vì thế, sau này hay được gọi là Mô hình tăng trưởng Solow hoặc Mô hình tăng trưởng Solow-Swan.

Solow còn là người đầu tiên phát triển một mô hình về tăng trưởng kinh tế với các loại vốn cũ.[3] Ý tưởng của Solow trong mô hình tăng trưởng dùng vốn cũ là vốn mới có giá hơn vốn cũ bởi vì vốn được tạo ra dựa vào công nghệ đã biết và vì công nghệ liên tục phát triển.[3] Sau này, các mô hình tăng trưởng kinh tế của Paul RomerRobert Lucas, Jr. đều được phát triển trên cơ sở mô hình của Solow.[3]

Kể từ sau khi Solow công bố công trình năm 1956, hàng loạt mô hình tăng trưởng kinh tế phức tạp đã được xây dựng, dẫn tới nhiều kết luận khác nhau về nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Song cho đến nay, vẫn có nhiều nhà kinh tế sử dụng cách tính nguồn tăng trưởng của Solow để ước lượng sự đóng góp của các nhân tố thay đổi công nghệ, vốn và lao động vào tăng trưởng kinh tế.[3]

Một số trước tác trứ danh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Solow, Robert M (1956). “A Contribution to the Theory of Economic Growth”. Quarterly Journal of Economics. The MIT Press. 70 (1): 65–94 [1]. doi:10.2307/1884513. JSTOR 1884513.
  • Solow, Robert M (1957). “Technical Change and the Aggregate Production Function”. Review of Economics and Statistics. The MIT Press. 39 (3): 312–320. doi:10.2307/1926047. JSTOR 1926047.
  • Linear Programming and Economic Analysis. New York: McGraw-Hill. 1958.
  • The New Industrial State or Son of Affluence. Galbraith, John Kenneth. Indianapolis: Bobbs-Merrill. 1967.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  • Solow, Robert M (1974). “The Economics of Resources or the Resources of Economics”. The American Economic Review. American Economic Association. 64 (2): 1–14. JSTOR 1816009.
  • Solow, Robert (2003). “Lessons Learned from U.S. Welfare Reform”. Prisme. Cournot Centre for Economic Studies (2). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2013.
  • Solow, R. M. (2007). “The last 50 years in growth theory and the next 10”. Oxford Review of Economic Policy. 23 (1): 3–14. doi:10.1093/oxrep/grm004.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Robert M. Solow – Autobiography”. Nobelprize.org. ngày 23 tháng 8 năm 1924. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2010.
  2. ^ Hershey, Robert; Weinstein, Michael. “Robert M. Solow, Groundbreaking Economist and Nobelist, Dies at 99”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2023.
  3. ^ a b c d Joel D. Haines & Sharif, Nawaz M. (2006). “A framework for managing the sophistication of the components of technology for global competition”. Competitiveness Review. 16 (2): 106–121. doi:10.1108/10595420610760888.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Alpha-Beta Pruning - Thuật toán huyền thoại giúp đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới
Alpha-Beta Pruning - Thuật toán huyền thoại giúp đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới
Nếu bạn chơi cờ vua thua một con AI, đừng buồn vì nhà vô địch cờ vua thế giới -Garry Kasparov- cũng chấp nhận thất bại trước nó
Download anime Perfect Blue Vietsub
Download anime Perfect Blue Vietsub
Perfect Blue (tiếng Nhật: パーフェクトブルー; Hepburn: Pāfekuto Burū) là một phim điện ảnh anime kinh dị tâm lý
Quân đội của Isengard - Chúa tể của những chiếc nhẫn
Quân đội của Isengard - Chúa tể của những chiếc nhẫn
Saruman là thủ lĩnh của Hội Đồng Pháp Sư, rất thông thái và quyền năng. Lẽ ra ông ta sẽ là địch thủ xứng tầm với Sauron
Thông tin chi tiết về 2 bản DLC (bản mở rộng) của Black Myth: Wukong
Thông tin chi tiết về 2 bản DLC (bản mở rộng) của Black Myth: Wukong
Trong 2 bản DLC này, chúng ta sẽ thực sự vào vai Tôn Ngộ Không chứ không còn là Thiên Mệnh Hầu nữa.