Lutjanus malabaricus, còn được gọi là cá hồng mím,[2][3] là một loài cá biển thuộc chi Lutjanus trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801.
L. malabaricus sống tập trung trên rạn san hô và khu vực bãi cạn, độ sâu trong khoảng 12–140 m; cá con sống ở vùng nước nông gần bờ và trong thảm cỏ biển.[1]
Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. malabaricus là 100 cm, thường bắt gặp với chiều dài trung bình khoảng 50 cm.[8]
Lưng và hai bên thân màu đỏ tươi hoặc đỏ cam, nhạt hơn ở thân dưới, các vây đỏ nhạt. Cá con có một dải nâu hoặc đen dày, từ hàm trên xiên chéo lên phần trước vây lưng, và một đốm đen lớn ở gốc vây đuôi với viền trắng, cũng có thể có các sọc đỏ mảnh ở hai bên lườn.
Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 12–14; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8–9; Số tia vây ở vây ngực: 16–17.[9]
L. malabaricus và Lutjanus erythropterus là hai loài chị em, cá bột của chúng không thể phân biệt được về mặt hình thái vì rất giống nhau.[10] Cá trưởng thành đều có màu đỏ, nhưng có thể phân biệt bởi L. malabaricus có miệng rộng hơn, và chiều dài hàm trên lớn hơn so với L. erythropterus.[9]
Thức ăn của L. malabaricus chủ yếu là cá nhỏ hơn, cũng bao gồm các loài giáp xác và chân đầu. Chúng chủ yếu kiếm ăn vào ban đêm.[8]
L. malabaricus sinh sản đạt đỉnh điểm từ tháng 9 đến tháng 3 ở Bắc Úc, kích thước khi thuần thục sinh dục là 24 cm đối với cá đực và 25–30 cm đối với cá cái.[11] Còn ở Việt Nam, L. malabaricus sinh sản quanh năm, và đạt đỉnh điểm là cuối tháng 3–đầu tháng 4 cho đến tháng 8.[12]
L. malabaricus đạt đến độ tuổi cao nhất là 48, được ghi nhận ở vùng Bắc Úc và Đông Indonesia;[13] trong khi đó ở rạn san hô Great Barrier, L. malabaricus sống lâu nhất là đến 20 năm tuổi;[14] còn ở Tây Úc thì L. malabaricus có thể sống đến 31 năm.[15]
L. malabaricus là loài có giá trị thương mại cao. Ở Kuwait, chúng là một trong những loài cá thương mại chính yếu, cũng như ở những thành phố cảng dọc bờ vịnh Ba Tư.[9] Cùng với L. erythropterus, L. malabaricus là hai loài được nhắm mục tiêu trong nghề cá thương mại và câu cá giải trí ở Úc, Papua New Guinea và Indonesia.[16]L. malabaricus đã được sản xuất trong ngành nuôi trồng thủy sản ở Malaysia.[17]
^Trần Công Thịnh; Võ Văn Phú; Nguyễn Phi Uy Vũ; Bùi Đức Lĩnh (2020). “Đa dạng thành phần loài cá ở hạ lưu sông Cái, Nha Trang”(PDF). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản. 2: 97–111. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2023.
^ abR. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). “Sparus malabaricus”. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2023.
^ abcWilliam D. Anderson & Gerald R. Allen (2001). “Lutjanidae”(PDF). Trong Kent E. Carpenter & Volker H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol. 5. Bony fishes part 3. Roma: FAO. tr. 2884. ISBN92-5-104302-7.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
^Fry, Gary; Milton, David A.; Van Der Velde, Tonya; Stobutzki, Ilona; Andamari, Retno; Badrudin; Sumiono, Bambang (2009). “Reproductive dynamics and nursery habitat preferences of two commercially important Indo-Pacific red snappers Lutjanus erythropterus and L. malabaricus”. Fisheries Science. 75 (1): 145–158. doi:10.1007/s12562-008-0034-4. ISSN1444-2906.
^Newman, Stephen J; Cappo, Michael; Williams, David McB (2000). “Age, growth, mortality rates and corresponding yield estimates using otoliths of the tropical red snappers, Lutjanus erythropterus, L. malabaricus and L. sebae, from the central Great Barrier Reef”. Fisheries Research. 48 (1): 1–14. doi:10.1016/S0165-7836(00)00115-6. ISSN0165-7836.
Ngự tam gia là ba gia tộc lớn trong chú thuật hồi chiến, với bề dày lịch sử lâu đời, Ngự Tam Gia - Zenin, Gojo và Kamo có thể chi phối hoạt động của tổng bộ chú thuật