M72 LAW

M72 LAW
Súng Law M72 ở tư thế kéo dài (chuẩn bị khai hỏa)
LoạiSúng phóng tên lửa chống tăng[1]
Nơi chế tạo Hoa Kỳ
Lược sử hoạt động
Phục vụ1963 đến nay
TrậnChiến tranh Việt Nam
Nội chiến Campuchia
Nội chiến Lào
Nội chiến Liban[2]
Cách mạng Nicaragua
Chiến tranh Falklands
Nội chiến El Salvador
Chiến tranh Vùng Vịnh
Nội chiến Bougainville[3]
Nội chiến Somali
Chiến tranh Bosnia
Chiến tranh Afghanistan (2001-2021)
Chiến tranh Iraq
Nội chiến Syria
Nội chiến Yemen (2014–nay)
Cuộc tấn công của Nga vào Ukraina 2022
Lược sử chế tạo
Người thiết kếFA Spinale, CB Weeks and PV Choate
Năm thiết kếkhoảng năm 1963
Nhà sản xuất Na Uy
 Hoa Kỳ
 Thổ Nhĩ Kì
 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
 Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
 Việt Nam
Giá thành2.000 USD (M72A7, thời giá 2011)[4]
Thông số
Khối lượng2,5 kg (M72A1-3) / 3,6 kg (M72A4-7)[5]
Chiều dài0,63 m khi đóng
0,88 m khi mở

Cỡ đạn66 mm
Sơ tốc đầu nòng145 m/s
Tầm bắn hiệu quả200m
220 m (M72A4-7)
Cơ cấu nổ
mechanism
point-initiated, base-detonated

M72 LAW là vũ khí chống tăng hạng nhẹ không có điều khiển do Hoa Kỳ thiết kế. Loại vũ khí này được thiết kế và chế tạo để thay thế cho bazooka. M72 LAW chính thức phục vụ vào năm 1963 và chấm dứt hoạt động vào năm 1983. Hiện nay nó được sản xuất bởi Raufoss Nammo AS ở Na Uy. Đầu năm 1963, M72 LAW đã được thông qua bởi quân đội Hoa Kỳ và là vũ khí cá nhân chống tăng bộ binh, thay thế lựu đạn HEAT M31 được bắn từ súng trường và M20A1 "Super Bazooka". Đầu những năm 1980, M72 được thay thế bằng FGR-17 Viper, nhưng chương trình này đã bị hủy bỏ do Quốc hội và AT4 M136 của Thụy Điển được giới thiệu để thay thế vị trí của nó.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
LAW nguyên mẫu năm 1961.

Trong thế chiến thứ hai, sự xuất hiện nhiều xe bọc thép và xe tăng trên chiến trường đã dẫn đến việc cần một loại vũ khí di động phù hợp cho bộ binh chống lại chúng. Các loại vũ khí ban đầu như súng phun lửa hay lựu đạn, mìn vv... có tầm sát thương thấp, hiệu quả kém và đôi khi nguy hiểm cho người sử dụng. Sau đó, quân đội Hoa Kỳ sử dụng Bazooka và nó đã trở thành một loại vũ khí khá hiệu quả chống lại các phương tiện bọc thép của đối phương. Tuy nhiên, bazooka vẫn có nhược điểm của nó: Lớn, cồng kềnh, khá mong manh và nó cần một đội hai người được đào tạo. Đức đã phát triển một giải pháp thay thế là Panzerfaust. Nó chỉ cần một người mang vác, rẻ và xạ thủ không cần đào tạo nhiều, đạt hiệu quả chiến đấu cao.

Cách bắn M72 LAW.
Cách bắn M72 LAW.
Rocket (tên lửa) của M72 LAW

M72 LAW là hậu duệ và là sự kết hợp của hai vũ khí chống tăng thời thế chiến thứ 2, nguyên tắc cơ bản là của một bazooka thu nhỏ, trong khi trọng lượng thấp và giá rẻ và giống như các Panzerfaust.

Súng nặng 2,5 kg, dài chưa đến 1 m lúc mở ra (chỉ 0,67 m lúc gấp lại), đường kính nòng 66 mm. Mỗi quả đạn dùng cho M72 LAW nặng 1,8 kg. Tốc độ đầu nòng của đạn là 145 m/s, tầm bắn hiệu quả 200 mét. So với các loại súng chống tăng thế hệ sau như SMAW và AT4, thì M72 LAW được đánh giá là dễ dùng hơn, nhẹ hơn và rẻ hơn nhiều.

Súng được dùng nhiều trong Chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên đã thể hiện tệ hại. Tầm bắn hiệu quả của M72 khá thấp, bị đánh giá độ chính xác không bằng RPG-7 (Việt Nam gọi là B-41), ngoài ra sức xuyên cũng kém hơn[6]. Cụ thể:

  • M72 có tầm bắn hiệu quả khoảng 170 - 220 mét với mục tiêu cố định hoặc thấp hơn nếu mục tiêu di động, kém hơn đáng kể so với RPG-7 (đạt khoảng 500 mét với mục tiêu cố định hoặc 250 - 350 mét với mục tiêu di động).
  • Đạn của M72A1 có sức xuyên chỉ đạt 200mm thép RHA, không đủ xuyên thủng giáp trước của T-54 nếu bắn theo góc ngang (muốn hạ T-54 thì phải tìm cách bắn M72 vào hông hoặc nóc xe). Trong khi đó, RPG-7 đạt sức xuyên 330mm RHA, có thể xuyên thủng giáp trước của hầu hết các loại xe tăng trên thế giới thời đó.
  • Ngòi nổ áp điện của M72 thiếu tin cậy, nếu viên đạn trúng vào bề mặt vát nghiêng thì có thể bị trượt đi không phát nổ.
  • M-72 phải lắp sẵn đạn vào trong ống phóng, mỗi bộ binh chống tăng có thể mang tối đa 3-4 ống phóng vác sau lưng (tương ứng 3-4 phát bắn), và binh sĩ không thể thay loại đạn trong ống phóng. Trong khi đó, RPG-7 có đạn và súng để riêng, mỗi bộ binh chống tăng có thể mang 1 súng với 8 viên đạn cất trong túi vải (tương ứng 8 phát bắn), tùy theo mục tiêu mà có thể thay đổi loại đạn một cách linh hoạt.
  • M72 là vũ khí dùng 1 lần (khi bắn xong thì ống phóng cũng phải bỏ đi), nên ống phóng không gắn kính ngắm để tiết kiệm chi phí. Còn RPG-7 có thể gắn kính ngắm chuyên dụng để bắn xa chính xác hơn.
  • Khi M72 bắn xong thì ống phóng trị giá cả nghìn USD cũng phải bỏ đi, còn RPG-7 có thể bắn 250 phát mới phải thay ống phóng. Đối với những đội quân du kích, "nhà nghèo" thì M72 sẽ gây lãng phí lớn.

Thực tế chiến đấu ở Việt Nam cũng đã chứng minh những vấn đề này. Trong khi RPG-7 đã diệt hàng nghìn xe tăng - xe thiết giáp các loại, có những trận diệt tới vài chục xe, thì M72 lại có thành tích khá nghèo nàn. Trong trận Làng Vây đã có khoảng 100 quả bắn vào xe tăng PT-76 nhưng không hạ được chiếc nào: hoặc bắn trượt, hoặc đạn trúng vào lớp giáp vát nghiêng của PT-76 và trượt văng ra ngoài. Dù vài chục nghìn khẩu M72 đã được Mỹ đưa tới Việt Nam, nhưng chúng chỉ diệt được không quá vài chục xe tăng - thiết giáp trong toàn cuộc chiến. M72 chỉ thỉnh thoảng đạt được hiệu quả tương đối khi tác chiến trong đô thị, nơi mà bộ binh có thể phục kích bắn vào hông xe tăng từ cự ly gần (ví dụ như trận An Lộc), còn trong những trận đánh ở những nơi trống trải hơn, nó không gây được nhiều thiệt hại cho tăng thiết giáp của quân đội nhân dân Việt Nam.

M72 ở Việt Nam, 1968.
M72 hiện đại hóa ở Afghanistan với lính US Marines, 2008.

Sau này, 2 loại súng tiếp tục được nâng cấp. Nhưng đạn của M72 bắt buộc phải nhét vừa vào trong ống phóng 66mm nên rất khó để gia tăng sức công phá, loại đạn nâng cấp mạnh nhất của M72 (chế tạo trong thập niên 2000) cũng chỉ có thể xuyên 450mm thép RHA và cũng không có đầu nổ kép để chống giáp phản ứng nổ. Còn RPG-7 có đầu đạn gắn ngoài miệng nòng nên có thể dễ dàng cải tiến đạn để tăng sức công phá, ví dụ như loại đạn PG-7VR có thể xuyên 750mm thép RHA và có đầu nổ kép để chống giáp phản ứng nổ. Vì vậy, trong khi RPG-7 tiếp tục được sử dụng phổ biến thì M72 dần bị rút khỏi trang bị của phần lớn các quốc gia, kể cả Mỹ.

Sau chiến tranh Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam đã thu giữ được tới 63.000 khẩu M72. Để tận dụng số súng này, Việt Nam đã chế tạo lại, dùng nó làm vũ khí bắn đạn cháy M74 để chống bộ binh, lô cốt. Đạn M74 là một trong nhiều mẫu đạn rocket được phát triển cho súng M72, đạn sử dụng một đầu đạn M235 chứa 0,61 kg chất cháy TPA (sự kết hợp giữa triethyl aluminum và polyisobutene), bắt cháy ngay khi gặp không khí, tạo ra nhiệt độ lên đến 1.600 °C. Để khắc phục nhược điểm của M72 là phải vứt bỏ ống phóng sau mỗi phát bắn, các sĩ quan nghiên cứu của Tiền phương Bộ Tư lệnh Binh chủng Hóa học và Phân hiệu 2 Trường Đại học Kỹ thuật quân sự (giảng viên Khoa Trang bị Cơ điện là Nguyễn Đình Sai và Kiều Văn Thông) đã cải tiến để những khẩu M72A1/A2 chiến lợi phẩm có thể bắn đạn cháy nhiều lần. Ngày 09/12/1978, súng M72 bắn đạn cháy thử nghiệm thành công, đảm bảo độ chính xác trong tầm bắn đến 250 mét.

Loại vũ khí này đã được sử dụng trong chiến tranh biên giới Việt-Trung, đạt hiệu quả cao. Sáng ngày 01/03/1979, một phân đội M72 gồm 11 người, trang bị 11 súng M72 (mỗi khẩu 5 viên đạn cháy) do tiểu đội trưởng Vũ Mạnh Quân chỉ huy, phối thuộc cùng Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 141, Sư đoàn 3 Sao Vàng tiến công điểm cao 473 gần thị xã Lạng Sơn. Tổng cộng, phân đội M72 đã bắn 18 phát đạn cháy, tiêu diệt 9 mục tiêu, loại khỏi vòng chiến đấu 70 địch. Tiếp đó, ngày 5/3/1979, phân đội M72 gồm 4 người và 7 súng M72 (có 3 khẩu chưa được cải tiến), 14 viên đạn cháy do trung đội phó Nguyễn Văn Mùi chỉ huy, đã phối hợp với các đơn vị bạn phòng ngự điểm cao 413. Phân đội M72 đã bắn 13 phát đạn, loại khỏi vòng chiến đấu nhiều quân địch, cả 4 chiến sĩ của tổ M72 đều được tặng thưởng Huân chương Chiến công, riêng chiến sĩ Nguyễn Công Hoan được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất, được báo công trong Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh toàn quân và toàn quốc năm 1980.

Hiện nay, M72 cũng được quân Mỹ dùng để bắn đạn cháy chống bộ binh tại đô thị ở AfganistanIraq, nhưng nó không còn đóng vai trò chống tăng như trước nữa.

Các nước sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
Map with M72 operators in blue with former operators in red. Note: Contrary to this map, Denmark still uses it

Current operators

[sửa | sửa mã nguồn]

Former users

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Rottman, Gordon L. (15 tháng 3 năm 2011). The Rocket Propelled Grenade. Bloomsbury Publishing. ISBN 9781849081542. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2018 – qua Google Books.
  2. ^ Katz, Sam; Russell, Lee E (25 tháng 7 năm 1985). Armies in Lebanon 1982–84. Men-at-Arms 165. Osprey Publishing. tr. 8. ISBN 9780850456028.
  3. ^ “The Coconut Revolution (2001, 50min) (480x360)”. youtube.com. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2018.
  4. ^ Antal, John (2010). “Packing a Punch: America's Man-Portable Antitank Weapons”. Military Technology. 3/2010: 88. ISSN 0722-3226.
  5. ^ Cooke, Gary. “M72 Light Anti-tank Weapon System (LAW)”. www.inetres.com. Gary's U.S. Infantry Weapons Reference Guide.
  6. ^ “Làng Vây 1968: tăng PT-76 "đứng vững" trước 100 phát M72?”. Kienthuc.net.vn. Truy cập 15 tháng 10 năm 2015.
  7. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s Jones, Richard D. Jane's Infantry Weapons 2009/2010. Jane's Information Group; 35 edition (January 27, 2009). ISBN 978-0-7106-2869-5.
  8. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2022.
  9. ^ Archived at Ghostarchive and the Wayback Machine: “M/72: Test af dysekanon”. YouTube.
  10. ^ “Panserværnsvåben M72 ECLAW” [Anti-armor weapon M72 ECLAW] (bằng tiếng Đan Mạch). The Danish Armed Forces. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2022.
  11. ^ “El Salvador”. Military Technology World Defence Almanac: 60. 2005. ISSN 0722-3226.
  12. ^ “Israel: LAW on Order”. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2017.
  13. ^ “IDF - Israel Defense Forces : Special weaponry of the Nahal Brigade”. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.
  14. ^ “Army Getting M72 LAW - Malaysian Defence” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2019.
  15. ^ “Armament of the Georgian Army”. Geo-army.ge. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2013.
  16. ^ “Γενικό Επιτελείο Στρατού”. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2017.
  17. ^ Vining, Miles (19 tháng 6 năm 2018). “ISOF Arms & Equipment Part 4 – Grenade Launchers & Anti-Armour Weapons”. armamentresearch.com. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2018.
  18. ^ “Jungtinės Amerikos Valstijos Lietuvos kariuomenei perduoda prieštankinių granatsvaidžių M72LAW | Lietuvos kariuomenė”. Jungtinės Amerikos Valstijos Lietuvos kariuomenei perduoda prieštankinių granatsvaidžių M72LAW | Lietuvos kariuomenė (bằng tiếng Litva). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2021.
  19. ^ de Cherisey, Erwan (24 tháng 9 năm 2018). “Mexican military shows off new equipment”. IHS Jane's 360. Paris. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2018.
  20. ^ 13 Victorious tactical offensives launched in Southern Tagalog! Lưu trữ tháng 11 7, 2007 tại Wayback Machine
  21. ^ List of equipment of the Romanian Land Forces#cite note-18
  22. ^ Small Arms Survey (2012). “Surveying the Battlefield: Illicit Arms In Afghanistan, Iraq, and Somalia”. Small Arms Survey 2012: Moving Targets. Cambridge University Press. tr. 342. ISBN 978-0-521-19714-4. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2018.
  23. ^ “Insight - Syria rebels get light arms, heavy weapons elusive”. Reuters. 13 tháng 7 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2017.
  24. ^ “Danmark donerer 2.700 skulderbårne panserværnsvåben til Ukraine” [Denmark donates 2,700 light anti-armor weapons to Ukraine] (bằng tiếng Đan Mạch). The Danish Armed Forces. 27 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2022.
  25. ^ “Norge sender militærutstyr og våpen til Ukraina” [Norway sends military equipment og weapons to Ukraine] (bằng tiếng Na Uy). The Norwegian Armed Forces. 28 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2022.
  26. ^ Owen, William F. (2007). “Light Anti-Armour Weapons: Anti-Everything?” (PDF). Asian Military Review. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2010.
  27. ^ “Same Difference – The 66 is Back”. 30 tháng 3 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2011.
  28. ^ “David Thompkins Interview”. GWU. 14 tháng 2 năm 1999. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2011.
  29. ^ “Army of the Republic of Vietnam 1955–75”. United States. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2017.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cẩm nang La Hoàn Thâm Cảnh 2.4 - Genshin Impact
Cẩm nang La Hoàn Thâm Cảnh 2.4 - Genshin Impact
Phiên bản 2.4 này mang đến khá nhiều sự thú vị khi các buff la hoàn chủ yếu nhắm đến các nhân vật đánh thường
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Gần như ai cũng biết, khi nói về 1 người Nga bất kỳ ta mặc định anh ta là Ivan
Sự kiện sáp nhập Ukraine vào Nga năm 1654
Sự kiện sáp nhập Ukraine vào Nga năm 1654
Trong sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea, chúng ta thường hay nghe vụ Liên Xô cắt bán đảo Crimea cho Ukraine năm 1954
Hướng dẫn build Yun Jin - Invitation to Mundane Life
Hướng dẫn build Yun Jin - Invitation to Mundane Life
Yun Jin Build & Tips - Invitation to Mundane Life Genshin Impact