Cuộc đời nữ vương Ai Cập Cleopatra là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà văn và nghệ sĩ qua nhiều thế kỷ. Không nghi ngờ rằng, đa phần sức lôi cuốn xuất phát từ huyền thoại về sắc đẹp có sức quyến rũ mạnh mẽ biến bà trở thành đồng minh và tình nhân của hai người đàn ông quyền lực nhất thời ấy, Julius Caesar và Marcus Antonius.
Cleopatra được mô tả như một người phụ nữ rất xinh đẹp ngay từ những ghi nhận cổ xưa nhất. Trong cuốn Life of Antony của mình, Plutarch đã mô tả Cleopatra là người phụ nữ có sắc đẹp không ai sánh bằng, không những ảnh hưởng đến Julius Caesar mà khiến cả Marcus Antonius phải qui phục dưới chân mình. Bên cạnh sắc đẹp, Plutarch cũng khẳng định sự thông minh, quyễn rũ trong ngôn từ chính là những vũ khí hoàn hảo của Cleopatra trong việc bảo vệ quyền lực của mình trước 2 người đàn ông vĩ đại này.
Cassius Dio, một học giả người Hy Lạp sống vào thế kỷ thứ 2, hơn 100 năm sau thời đại của Cleopatra, cũng cho rằng Cleopatra sỡ hữu một vẻ đẹp nổi trội, vượt bậc và có tài chinh phục bất kỳ ai qua sắc đẹp trời phú và giọng nói, ảnh nhìn mê hoặc, việc lên ngôi vị của bà do sự giúp đỡ của Caesar hoàn toàn nhờ những thứ mĩ miều trời phú ấy.
Những miêu tả của 2 nhà học giả trên ảnh hưởng mạnh mẽ đến hình tượng khắc họa của Cleopatra về sau; hình tượng điển hình của một người phụ nữ dùng sắc đẹp mê hoặc gây ảnh hưởng đến những người đàn ông quyền lực trong văn hóa phương Tây.
Một số những vở kịch nổi tiếng nhất về bà:
Bộ phim đầu tiên đề cập tới Cleopatra là phim Antony and Cleopatra (1908) với Florence Lawrence thủ vai Cleopatra. Phim đầu tiên với Cleopatra là nhân vật chính là Cleopatra, Queen of Egypt, với diễn viên chính Helen Gardner (1912).
Những phim/chương trình TV lấy cảm hứng từ Nữ hoàng sông Nil:
Bức tranh nổi tiếng nhất về Cleopatra là bức không tồn tại nữa bởi vì vị nữ hoàng đã chết ở Ai Cập một thời gian dài trước khi Augustus giành được quyền lực ở Roma và nhờ vậy Cleopatra cũng lấy lại được uy danh của mình, ông đã ra lệnh vẽ một bức tranh lớn về bà và đưa nó đi trong lễ diễu hành chiến thắng, có lẽ trong bức tranh đó bà được thể hiện khi đang bị rắn độc cắn. Nguồn của câu chuyện này tại Plut. Ant. 86 và App. Civ. II.102, dù rằng nguồn sau thật sự nói về một bức tượng, và Cass. Dio LI.21.3 cho rằng "hình ảnh" đó làm bằng vàng, và vì thế không phải là một bức tranh. Bức tranh ấy được tái hiện trong một bản khắc đầu thế kỷ 19: nó thuộc một bộ sưu tập cá nhân gần Sorrento. Từ đó, bức tranh này đã bị cho là thuộc về bộ sưu tập ở Cortona, nhưng cũng không còn dấu vết nào về nó; sự biến mất âm thầm của bức tranh có lẽ vì nó chỉ là đồ giả mạo. Để có thêm thông tin về toàn bộ vấn đề, xem các liên kết ngoài ở cuối bài.
Cleopatra và cái chết của bà đã trở thành cảm hứng sáng tác cho hàng trăm bức họa Thời Phục Hưng cho tới tận ngày nay, tất nhiên không bức nào có giá trị lịch sử; chủ đề này đặc biệt lôi cuốn các họa sĩ hàn lâm Pháp.