Nam tinh Hòn Bà

Nam tinh Hòn Bà
Phân loại khoa học
Vực (domain)Eukaryota
Giới (regnum)Plantae
Bộ (ordo)Alismatales
Họ (familia)Araceae
Chi (genus)Arisaema
Loài (species)A. honbaense
Danh pháp hai phần
Arisaema honbaense
Luu, Tich, G.Tran, D.Nguyen & V.Le 2013

Nam tinh Hòn Bà (danh pháp hai phần: Arisaema honbaense) là một loài ráy được nhóm chuyên gia nghiên cứu của Viện Sinh Thái học Miền Nam (SIE), trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát hiện năm 2012 và công bố trên tạp chí Folia malaysiana Vol 14 (1), 2013.[1]

Phát hiện và đặt tên

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm chuyên gia trong quá trình nghiên cứu sinh học tại khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà thuộc tỉnh Khánh Hòa vào tháng 5 năm 2012 đã phát hiện thấy 2 cá thể đực thuộc một loài mới trong chi Arisaema, họ Ráy Araceae, bộ Trạch tả Alismatales. Kết quả nghiên cứu, phân tích phân loại sau đó được đăng trên tạp chí Folia malaysiana số 14, 7 tháng 4 năm 2013. Tháng 6 năm 2013, thạc sĩ Nguyễn Lê Xuân Bách, phó phòng thực vật của Viện Sinh thái học Miền Nam lại thu được mẫu bông cái tại trạm Giang Ly thuộc Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng.[1] Tên loài được đặt theo tên vùng nơi phát hiện ra mẫu vật đầu tiên.

Nam tinh Hòn Bà là địa thực vậtcủ với đường kính khoảng 2cm. Cây thân thảo, rụng lá theo mùa, gồm 1-2 lá. Thân giả cao 15–22 cm, xẻ 3 thùy và có màu xanh đậm. Cũng giống với nhiều loại nam tinh khác, hoa của loài này có dạng bông mo hình vòm cuốn lại thành ống ở gốc.

Phân bổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến tháng 10 năm 2013, loài này mới chỉ phân bổ ở 2 tỉnh Khánh Hòa thuộc Nam Trung Bộ Việt Nam và Lâm Đồng thuộc Tây Nguyên, trên đất mùn đen ẩm, tơi xốp, trên đá mẹ granite, dưới tán kín ẩm thấp trong rừng nguyên sinh kín thường xanh nhiệt đới núi trung bình, phân bố ở độ cao 1.500m so với mực nước biển. Cùng với Nam tinh hình chùy Arisaema claviforme[2]Arisaema siamicum, Nam tinh Hòn Bà đã nâng tống số loài Nam tinh tại Việt Nam lên 20 loài/phụ loài.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Phát hiện loài thực vật mới - Ariseama honbaense (Nam tinh Hòn Bà) Lưu trữ 2013-10-12 tại Wayback Machine TS. Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học Miền Nam, Trần Giỏi, Chi cục Lâm Nghiệp Khánh Hòa, Xử lý tin: Thanh Hà, VAST cập nhật 08/10/2013 14:08.
  2. ^ Arisaema claviforme sp. nov. and a new record of Arisaema (Araceae) from Vietnam doi:10.1111/j.1756-1051.2013.00111.x

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sinh vật mà Sam đã chiến đấu trong đường hầm của Cirith Ungol kinh khủng hơn chúng ta nghĩ
Sinh vật mà Sam đã chiến đấu trong đường hầm của Cirith Ungol kinh khủng hơn chúng ta nghĩ
Shelob tức Mụ Nhện là đứa con cuối cùng của Ungoliant - thực thể đen tối từ thời hồng hoang. Mụ Nhện đã sống từ tận Kỷ Đệ Nhất và đã ăn thịt vô số Con Người, Tiên, Orc
Mondstadt và Đại thảm họa Thủy Triều Đen
Mondstadt và Đại thảm họa Thủy Triều Đen
Bối cảnh rơi vào khoảng thời gian khoảng 500 năm sau cuộc khởi nghĩa nhân dân cuối cùng ở Mondstadt kết thúc, Venessa thành lập Đội Kỵ Sĩ Tây Phong để bảo vệ an toàn và duy trì luật pháp cho đất nước
Alpha-Beta Pruning - Thuật toán huyền thoại giúp đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới
Alpha-Beta Pruning - Thuật toán huyền thoại giúp đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới
Nếu bạn chơi cờ vua thua một con AI, đừng buồn vì nhà vô địch cờ vua thế giới -Garry Kasparov- cũng chấp nhận thất bại trước nó
Viết cho những chông chênh tuổi 30
Viết cho những chông chênh tuổi 30
Nếu vẫn ở trong vòng bạn bè với các anh lớn tuổi mà trước đây tôi từng chơi cùng, thì có lẽ giờ tôi vẫn hạnh phúc vì nghĩ mình còn bé lắm