Ngôn ngữ động vật là hình thức giao tiếp ở động vật không phải của con người nhưng cho thấy sự tương đồng với ngôn ngữ của con người. Động vật giao tiếp với nhau bằng cách sử dụng một loạt các dấu hiệu như âm thanh hoặc chuyển động. Việc ký hiệu như vậy có thể được coi là đủ phức tạp để được gọi là một dạng ngôn ngữ nếu chúng có cả một tập hợp những dấu hiệu đa dạng, các dấu hiệu tương đối độc đáo và các động vật dường như tạo ra chúng với một mức độ biến động. Trong các bài thử nghiệm, giao tiếp động vật cũng có thể được chứng minh thông qua việc sử dụng từ vựng (như được sử dụng bởi tinh tinh và vượn bonobo). Mặc dù thuật ngữ "ngôn ngữ động vật" được sử dụng rộng rãi, các nhà nghiên cứu đồng ý rằng ngôn ngữ động vật không phức tạp hoặc biểu cảm như ngôn ngữ của con người.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng giao tiếp động vật thiếu một khía cạnh quan trọng của ngôn ngữ loài người, đó là việc tạo ra các mẫu dấu hiệu, ký hiệu, ký tự mới trong các hoàn cảnh khác nhau. Ngược lại, chẳng hạn, con người thường tạo ra những tổ hợp từ hoàn toàn mới căn cứ vào ngoại cảnh thay đổi và được trao truyền qua các thế hệ về sau. Một số nhà nghiên cứu, bao gồm nhà ngôn ngữ họcCharles Hockett, cho rằng ngôn ngữ của con người và giao tiếp động vật khác nhau đến mức các nguyên tắc cơ bản không liên quan đến nhau. Theo đó, nhà ngôn ngữ học Thomas A. Sebeok đã đề xuất không sử dụng thuật ngữ "ngôn ngữ" cho các hệ thống ký hiệu động vật. Marc Hauser, Noam Chomsky và W. Tecumseh Fitch khẳng định sự liên tục tiến hóa tồn tại giữa các phương thức giao tiếp của động vật và ngôn ngữ loài người.
Loài mèo sẽ sử dụng ngôn ngữ cơ thể và những tiếng kêu nhỏ để giao tiếp với các con mèo khác, "meo meo" là dấu hiệu duy nhất thể hiện sự kính trọng của loài mèo với con người. Mèo kêu "meo meo" để thay cho lời chào, để thu hút sự chứ ý, đòi thức ăn hoặc để con người biết những thứ chúng muốn như đi ra ngoài sưởi nắng.
Đối với khỉ đầu chó, trong thời gian khoảng 6 tuần, sáu con khỉ đầu chó được xem các từ loại bao gồm từ gốc và từ ghép được chiếu trên máy tính cảm ứng, sau đó thực hiện yêu cầu xác định các từ có nghĩa và vô nghĩa. Với các bài kiểm tra khó hơn, thay vì sử dụng những ký tự sắp xếp ngẫu nhiên, các từ sai được sắp xếp giống như những từ đúng. Kết quả kiểm tra cho thấy các con khỉ đầu chó đã nhận dạng được 75 % các từ sai, từ lóng.
Loài tinh tinh giao tiếp qua một tổ hợp những cử chỉ đầy biểu cảm, những cách phát âm và cả ngôn ngữ ký hiệu, tất cả được tận dụng để truyền đạt đúng thông điệp của chúng cho nhau. Các cử chỉ thường diễn ra theo trật tự, vì vậy, giống như tiếng gọi báo động của khỉ titi, chúng được đối chiếu với cấu trúc câu của người.
Khỉ đột trong tự nhiên có những cách giao tiếp riêng rất cụ thể, thông qua tiếng gọi, cử chỉ, vỗ tay và nhiều cách khác nữa. Trong môi trường nuôi nhốt, khỉ đột gorilla có thể được dạy cách giao tiếp với con người bằng ngôn ngữ ký hiệu.
Những ghi nhận về tiếng nói của loài khỉ titi (Callicebus) và so sánh hình thức giao tiếp của loài linh trưởng nhỏ bé này với con người cho thấy những tiếng gọi báo động khi có kẻ săn mồi của khỉ titi là không giống nhau, tùy theo từng kẻ địch. Tiếng gọi còn có thể thông báo vị trí nơi kẻ săn mồi đang ẩn nấp, dưới mặt đất hay đang bay liệng trên trời. Những tiếng kêu này phát ra theo một trật tự nhất định, gần giống với cấu trúc câu nói của con người, đây là một hệ thống tiếng gọi báo động có trật tự của một loài động vật không phải con người đạt được khả năng hàm chứa thông tin về cả vị trí và chủng loại của kẻ ăn thịt.
Ở loài sóc chó, khi giải mã các tiếng kêu của loài sóc chó, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng đây có thể là thứ ngôn ngữ phức tạp nhất mà họ từng theo dõi. Sóc chó có thể mô tả động vật ăn thịt ở những chi tiết cụ thể đáng kinh ngạc gồm giống loài, kích thước, hình dáng. Thậm chí, chúng có thể truyền đạt lại màu sắc quần áo mà con người đang mặc hay chuyển tiếp tất cả các thông tin của một tiếng kêu nhỏ chỉ kéo dài trong tích tắc.
Loài voi cũng có những giọng nói khác nhau giống như con người. Sau khi nghiên cứu một đàn voi rừng ở Congo trong 19 năm, Turkalo có thể nhanh chóng nhận dạng một con voi cụ thể dựa vào tiếng kêu của nó. Turkalo đang nghiên cứu để hiểu được ý nghĩa của những tiếng kêu và biên soạn một cuốn từ điển về ngôn ngữ loài voi với nhiều nguyên âm.
Khi quan sát những âm thanh trong khi ngủ của một đàn cá heo, các nhà nghiên cứu phát hiện ra chúng đang nói một ngôn ngữ khác. Trong khi biểu diễn, những con cá heo tại một công viên nước ở Pháp đã được tiếp xúc với các bản ghi âm bài hát của cá voi. Mặc dù cá heo chưa bao giờ bắt chước các bài hát này, nhưng những âm thanh trong giấc ngủ của chúng lại có một sự tương đồng kỳ lạ. Ngoài ra, cá heo đặt tên cho mình bằng một tiếng kêu huýt đặc trưng, trong đó bao gồm cả những thông tin như giới tính, độ tuổi, khả năng tiếp nhận giao phối và tình trạng sức khỏe. Chúng tự kêu tên mình khi cô đơn và cần bạn đời.
Loài vẹt thường được cho là biết bắt chước tiếng người nhưng cũng có trường hợp được ghi lại cho thấy vẹt có khả năng không lặp lại một cách vô thức những gì chúng nghe thấy mà chỉ học từ và tiếp thu những cuộc hội thoại. Một con vẹt xém châu Phi có tên là Alex rất nổi tiếng với khả năng nhận dạng màu sắc và phát âm rõ ràng những khái niệm trừu tượng như màu sắc và sự khác biệt. Không ít những con vẹt khác có vốn từ vựng khá phong phú như Prudle, con vẹt từng được ghi vào kỷ lục Guiness Thế giới khi biết 800 từ tính cho đến thời điểm qua đời, hay N'kisi biết 950 từ.
Gà mái được cho là biết nói chuyện với trứng 24 giờ sau khi đẻ trứng, gà mẹ có thể nghe thấy tiếng kêu chíp chíp của những con gà con qua vỏ trứng. Con gà mái mẹ sẽ kêu cục cục để đáp lại sự sợ hãi của gà con với một cử chỉ rất ngọt ngào nhằm thể hiện sự đảm bảo an toàn dành cho chúng.
Loài ếch Huia cavitympanum từ Đông Nam có thể giao tiếp bằng cách sử dụng tần số siêu âm mà con người không thể nghe thấy. Loài động vật này có thể nghe và phát ra âm thanh lên đến 38 kHz, trong khi mức âm thanh mà con người có thể phát hiện là 20 kHz. Các nhà khoa học tin rằng loại ếch này đã thích nghi để sử dụng cách giao tiếp này vì chúng sống ở những nơi nước chảy mạnh khiến những âm thanh ở tần số thấp rất khó nghe.
Cá cũng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu ví dụ như Cá mú san hô lắc quẫy đuôi như một bức ảnh Polaroid để phối hợp với các thành viên khác của đàn trong khi kiếm thức ăn. Sau khi khoanh bẫy và con mồi tiến vào trong, đàn cá hướng mũi về phía trước con mồi và nhảy múa để báo hiệu sự hiện diện của chúng. Loài cá cũng sử dụng những dấu hiệu tương tự như để gọi đàn đi kiếm mồi.
Bọ cánh cứng dùng tín hiệu như mã Moóc để đưa tín hiệu trong các "đường hầm" đào trong thân cây, loài mọt atropot gõ đầu dọc theo đỉnh đường hầm, phát ra những tiếng kêu truyền dọc theo chiều dài cơ thể để đưa tín hiệu cho các thành viên khác trong nhóm, tương tự như hệ thống mã Moóc.
Gardner R. Allen and Gardner Beatrice T. (1980) Comparative psychology and language acquisition. In Thomas A. Sebok and Jean-Umiker-Sebok (eds.): Speaking of Apes: A Critical Anthology of Two-Way Communication with Man. New York: Plenum Press, pp. 287–329.
Gomez, R.L; Gerken, L. (2000). “Infant artificial language learning and language acquisition”. Trends in Cognitive Sciences. 4 (5): 178–186. doi:10.1016/S1364-6613(00)01467-4. PMID10782103.
Goodall, J. (1964). “Tool Using and Aimed Throwing in a Community of Free-Living Chimpanzees”. Nature. 201 (4926): 1264–1266. doi:10.1038/2011264a0. PMID14151401.
Hauser, M.D.; Chomsky, N.; Fitch, W.T. (2002). “The faculty of language: what is it, who has it, and how did it evolve?”. Science. 298 (5598): 1569–1579. doi:10.1126/science.298.5598.1569. PMID12446899.
Hayes, C. (1951). The Ape in Our House. New York: Harper & Row.
Holder, M. D., Herman, L. M. & Kuczaj, S. III (1993). A bottlenosed dolphin's responses to anomalous gestural sequences expressed within an artificial gestural language. In H. R. Roitblat, L. M. Herman & P.E. Nachtigall (Eds): Language and Communication: Comparative Perspectives, 299–308. Hillsdale, NJ: Lawrence Erlbaum.
Hurford J.R., Studdert-Kennedy, M., & Knight, C. (Eds.) (1998) Approaches to the evolution of language: Social and cognitive bases. Cambridge: Cambridge University Press.
Kako, E. (1999). “Elements of syntax in the systems of three language-trained animals”. Animal Learning & Behavior. 27: 1–14. doi:10.3758/BF03199424.
Kanwal, J.S.; Matsumura, S.; Ohlemiller, K.; Suga, N. (1994). “Analysis of acoustic elements and syntax in communication sounds emitted by mustached bats”. Journal of the Acoustical Society of America. 94 (3): 1229–1254. doi:10.1121/1.410273.
Kellogg, W.N., & Kellogg, L.A. (1933). The ape and the child. New York: Whittlesey House (McGraw-Hill).
Knight, C., Studdert-Kennedy, M., Hurford, J.R. (Eds.) (2000). The evolutionary emergence of language: Social function and the origins of linguistic form. Cambridge: Cambridge University Press.
Ladygina-Kohts, N.N, & de Waal, F.B.M. (2002). Infant Chimpanzee and Human Child: A Classic 1935 Comparative Study of Ape Emotions and Intelligence (Tr: B. Vekker). New York: Oxford University Press.
Lenneberg, E.H. (1971). “Of language, knowledge, apes, and brains”. Journal of Psycholinguistic Research. 1 (1): 1–29. doi:10.1007/BF01066934. PMID24197536.
Miles, H.L. (1990) "The cognitive foundations for reference in a signing orangutan" in S.T. Parker and K.R. Gibson (eds.) "Language" and intelligence in monkeys and apes: Comparative Developmental Perspectives. Cambridge Univ. Press.
Pinker, S. (1984). Language Learnability and Language Development. Cambridge, MA: Harvard University Press. Reprinted in 1996 with additional commentary.
Roitblat, H.R., Herman, L.M. & Nachtigall, P.E. (Eds.)(1993). Language and Communication: Comparative Perspectives, 299–308. Hillsdale, NJ: Lawrence Erlbaum.
Rumbaugh Duane M. (1980) Language behavior of apes. In Thomas A. Sebok and Jean-Umiker-Sebok(eds.): Speaking of Apes: A Critical Anthology of Two- Way Communication with Man. New York: Plenum Press, pp. 231–259.
Sayigh, L.S., Tyack, P.L., Wells, R.S. & Scott, M.D. (1990). Signature whistles of free-ranging bottlenose dolphins (Tursiops truncatus): stability and mother-offspring comparisons. Behavioural Ecology and Sociobiology, 247–260.
Schusterman, R. J.; Gisiner, R. (1988). “Artificial language comprehension in dolphins and sea lions: The essential cognitive skills”. The Psychological Record. 34: 3–23. doi:10.1007/BF03394849.
Schusterman, R. J.; Krieger, K. (1984). “California sea lions are capable of semantic comprehension”. The Psychological Record. 38 (3): 311–348. doi:10.1007/BF03395027.
Hockett, Charles F. (1960). "Logical considerations in the study of animal communication". In Lanyon, W.E.; Tavolga, W.N. (eds.). Animals sounds and animal communication. American Institute of Biological Sciences. pp. 392–430.
Martinelli, Dario (2010). Introduction to Zoosemiotics. Biosemiotics. 5. pp. 1–64. doi:10.1007/978-90-481-9249-6_1. ISBN 978-90-481-9248-9.
Hauser, Marc D.; Chomsky, Noam; Fitch, W. Tecumseh (ngày 22 tháng 11 năm 2002). "The Faculty of Language: What Is It, Who Has It, and How Did It Evolve?" (PDF). Science. American Association for the Advancement of Science. pp. 1569–1579. Archived from the original (PDF) on ngày 28 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2014.
Denham, Kristin; Lobeck, Anne (2010). Linguistics for Everyone: An Introduction (Instructor's ed.). Wadsworth, Cengage Learning. pp. 4–5. ISBN 9781428205833.
Fitch, WT. (Feb 2011). "Unity and diversity in human language". Philos Trans R Soc Lond B Biol Sci. 366 (1563): 376–88. doi:10.1098/rstb.2010.0223. PMC 3013471. PMID 21199842.
Patterson, Francine; Linden, Eugene (1981). The education of Kok. New York: Holt. ISBN 978-0-03-046101-9. OCLC 7283799.
Gardner, R. A.; Gardner, B. T. (1969). "Teaching Sign Language to a Chimpanzee". Science. 165 (3894): 664–672. CiteSeerX 10.1.1.384.4164. doi:10.1126/science.165.3894.664. ISSN 0036-8075. PMID 5793972.
Gardner, B.T.; Gardner, R.A. (1975). "Evidence for sentence constituents in the early utterances of child and chimpanzee". Journal of Experimental Psychology: General. 104 (3): 244–267. doi:10.1037/0096-3445.104.3.244.
Fernández, Eva M.; Cairns, Helen Smith (2011). Fundamentals of psycholinguistic. Chichester, West Sussex [England]; Malden, MA: Wiley-Blackwell. ISBN 978-1-4051-9147-0. OCLC 667883441.
Raffaele, P (November 2006). "Speaking Bonobo". Simithsonian. Truy cập 2008-03-18.
Maurer, D.; Pathman, T.; Mondloch, CJ. (May 2006). "The shape of boubas: sound-shape correspondences in toddlers and adults". Dev Sci. 9 (3): 316–22. doi:10.1111/j.1467-7687.2006.00495.x. PMID 16669803.
Kubovy, M.; Yu, M. (Apr 2012). "Multistability, cross-modal binding and the additivity of conjoined grouping principles". Philos Trans R Soc Lond B Biol Sci. 367 (1591): 954–64. doi:10.1098/rstb.2011.0365. PMC 3282311. PMID 22371617.
Miyagawa, Shigeru (2013). "The emergence of hierarchical structure in human language". Frontiers in Language Sciences. 4: 71. doi:10.3389/fpsyg.2013.00071. PMC 3577014. PMID 23431042.
Pinker, Steven (2000). The language instinct: how the mind creates language. New York: Perennial Classics. ISBN 9780060958336. OCLC 45992871.
Almaas, Torj.; Christensen, Thomasa.; Mustaparta, Hanna (1991-09-01). "Chemical communication in heliothine moths". Journal of Comparative Physiology A. 169 (3). doi:10.1007/BF00206989.
Haghighat, Leila (2012). "Baboons Can Learn to Recognize Words". Nature News. doi:10.1038/nature.2012.10432. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2013.
Fitch, W. T.; de Boer, B.; Mathur, N.; Ghazanfar, A. A. (December 2016). "Monkey vocal tracts are speech-ready". Science Advances. 2 (12): e1600723. doi:10.1126/sciadv.1600723. PMC 5148209. PMID 27957536.
"Why can't monkeys talk? Their anatomy is 'speech-ready' but their brains aren't wired for it: neuroscientist". National Post. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2016.
"The Elephant Listening Project". Cornell University. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2013.
"The Elephant Listening Project". Cornell University Lab. Truy cập 2013-02-24.
"The Secret Language of Elephants". CBS News 60 Minutes. Truy cập 2013-02-24.
Kanwal, J.S.; Matsumura, S.; Ohlemiller, K.; Suga, N. (1994). "Analysis of acoustic elements and syntax in communication sounds emitted by mustached bats". Journal of the Acoustical Society of America. 94 (3): 1229–1254. doi:10.1121/1.410273.
"Con Slobodchikoff". nau.edu. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2016.
"Dolphins' Secret Language". Young People's Trust for the Environment. ngày 29 tháng 2 năm 2012. Archived from the original on ngày 27 tháng 8 năm 2012.
"The Secret Language of Dolphins". National Geographic Kids. Truy cập 2013-03-31.
"NOVA scienceNOW: Smart Marine Mammals – Smart Sea Lions". teachersdomain.org. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2016.
Gisiner, Robert; Schusterman, Ronald J. (1992). "Sequence, syntax, and semantics: Responses of a language-trained sea lion (Zalophus californianus) to novel sign combinations" (PDF). Journal of Comparative Psychology. 106 (1): 78–91. doi:10.1037/0735-7036.106.1.78.
"Sea Lion Info – Dolphin Research Center". dolphins.org. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2016.
Janik, VM.; Slater, PJ. (Jul 2000). "The different roles of social learning in vocal communication". Anim Behav. 60 (1): 1–11. doi:10.1006/anbe.2000.1410. PMID 10924198.
Schusterman, RJ.; Dawson, RG. (Apr 1968). "Barking, dominance, and territoriality in male sea lions". Science. 160 (3826): 434–6. doi:10.1126/science.160.3826.434. PMID 5689412.
Byrne, R.A., U. Griebel, J.B. Wood & J.A. Mather 2003. "Squids say it with skin: a graphic model for skin displays in Caribbean Reef Squid" (PDF). Archived from the original (PDF) on 2007-07-04. (3.86 MB) Berliner Geowissenschaftliche Abhandlungen 3: 29–35.
Seyfarth, R. M.; Cheney, D.L. (1990). "The assessment by vervet monkeys of their own and other species' alarm calls". Animal Behaviour. 40 (4): 754–764. doi:10.1016/S0003-3472(05)80704-3.
Terrace, Herbert S. (1979). Nim. New York: Knopf: distributed by Random House. ISBN 978-0-394-40250-5. OCLC 5102119.
Terrace, H.S.; Petitto, L.A.; Sanders, R.J.; Bever, T.G. (1979). "Can an ape create a sentence?". Science. 206 (4421): 891–902. doi:10.1126/science.504995. PMID 504995.
Herman, L. M.; Richards, D. G.; Wolz, J. P. (1984). "Comprehension of sentences by bottlenosed dolphins". Cognition. 16 (2): 129–219. doi:10.1016/0010-0277(84)90003-9. PMID 6540652.
Pepperberg, Irene M. (1999). The Alex studies: cognitive and communicative abilities of grey parrot. Cambridge, Mass.: Harvard University Press. ISBN 978-0-674-00051-3. OCLC 807730081.
Pepperberg, IM. (Oct 2010). "Vocal learning in Grey parrots: A brief review of perception, production, and cross-species comparisons". Brain Lang. 115 (1): 81–91. doi:10.1016/j.bandl.2009.11.002. PMID 20199805.
Pepperberg, IM.; Carey, S. (Nov 2012). "Grey parrot number acquisition: the inference of cardinal value from ordinal position on the numeral list". Cognition. 125 (2): 219–32. doi:10.1016/j.cognition.2012.07.003. PMC 3434310. PMID 22878117.
Pepperberg, IM. (Feb 2013). "Abstract concepts: data from a Grey parrot". Behav Processes. 93: 82–90. doi:10.1016/j.beproc.2012.09.016. PMID 23089384.
Savage-Rumbaugh, E. S. (1990). "Language Acquisition in a Nonhuman Species: Implications for the innateness debate". Developmental Psychobiology. 23 (7): 599–620. doi:10.1002/dev.420230706. PMID 2286294.
Savage-Rumbaugh, E. S.; Fields, W. M. (2000). "Linguistic, cultural and cognitive capacities of bonobos (Pan paniscus)". Culture and Psychology. 6 (2): 131–154. doi:10.1177/1354067X0062003.
Schusterman, RJ.; Kastak, D. (May 1998). "Functional equivalence in a California sea lion: relevance to animal social and communicative interactions". Anim Behav. 55 (5): 1087–95. doi:10.1006/anbe.1997.0654. PMID 9632496.
Kastak, CR.; Schusterman, RJ.; Kastak, D. (Sep 2001). "Equivalence classification by California sea lions using class-specific reinforcers". J Exp Anal Behav. 76 (2): 131–58. doi:10.1901/jeab.2001.76-131. PMC 1284831. PMID 11599636.
Nehaniv, Chrystopher; Dautenhahn, Kerstin (2002). Imitation in animals and artifacts. Cambridge, Mass: MIT Press. ISBN 9780262271219. OCLC 51938434.
Rendell, L.; Whitehead, H. (2001). "Culture in whales and dolphins". Behavioral and Brain Sciences. 24 (2): 309–382. doi:10.1017/S0140525X0100396X. PMID 11530544.
Christiansen, Morten H.; Kirby, Simon (2003). Language evolution. Oxford; New York: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-924484-3. OCLC 51235137.
Herzing, Denise L.; Delfour, Fabienne; Pack, Adam A. (2012). "Responses of human-habituated wild Atlantic Spotted Dolphins to play behaviours using a two-way human/dolphin interface" (PDF). International Journal of Comparative Psychology. 25: 137–165.
Savage-Rumbaugh, S.; Rumbaugh, D.; Fields, W. "Empirical kanzi: The ape language controversy revisited. (2009)". Skeptic. 15 (1): 25–33.