Người Lưu Cầu

Người Lưu Cầu

Năm người đàn ông Lưu Cầu, thời Minh Trị.
Khu vực có số dân đáng kể
 Okinawa
Kagoshima (thành phố) (Amami)
Philippines
Brasil
Peru
California
Hawaii
Ngôn ngữ
Tiếng Lưu Cầu, Tiếng Nhật, Tiếng Nhật Lưu Cầu
Tôn giáo
Phật giáo, Thần đạo, thuyết vật linh
Sắc tộc có liên quan
Người Yamato, Người Yayoi [1][2]

Người Lưu Cầu (Ryukyu) hay người Lewchew[3] (琉球民族 Ryūkyū minzoku?, Okinawa: Ruuchuu minzuku)dân tộc bản địaquần đảo Lưu Cầu nằm giữa KyushuĐài Loan. Các phân nhóm người Lưu Cầu được công nhận rộng rãi là người Amami, Okinawa, Miyako, YaeyamaYonaguni. Về mặt địa lý, họ sống cả ở OkinawaKagoshima. Các thứ tiếng của họ tạo thành nhóm ngôn ngữ Lưu Cầu, là một trong hai nhánh của ngữ hệ Nhật Bản (nhánh còn lại là tiếng Nhật).

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Buổi đầu lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tài liệu ghi chép lịch sử bằng tiếng Hán lần đầu nhắc đến quần đảo Lưu Cầu là vào thế kỷ VI-VII (thời nhà Tùy). Các chi tiết cụ thể về các chuyến hải hành thời kỳ này vẫn chưa được biết đến, và người ta cho rằng người Lưu Cầu được người Trung Quốc nói đến bao gồm cả quần đảo Lưu Cầu và Đài Loan ngày nay.[liên kết hỏng]

Lịch sử hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào đầu thế kỷ XVII, vương quốc Lưu Cầu bị phiên Satsuma của Kyūshū xâm chiếm. Phiên Satsuma duy trì vương quốc này tồn tại trên danh nghĩa vì những lợi ích thương mại với Trung Quốc, cho dù quần đảo Amami hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Satsuma. Dưới thời Minh Trị, vương quốc này bị xóa sổ hoàn toàn và tỉnh Okinawa được thành lập.

Sau thế chiến thứ hai, quần đảo Lưu Cầu cũng như quần đảo Nhật Bản bị chiếm đóng bởi Hoa Kỳ nhưng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục kiểm soát Okinawa ngay cả sau hiệp ước San Francisco năm 1951, có hiệu lực ngày 28 tháng 4 năm 1952.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ An Austronesian Presence in Southern Japan: Early Occupation in the Yaeyama Islands Lưu trữ 2011-02-20 tại Wayback Machine, Glenn R. Summerhayes and Atholl Anderson, Department of Anthropology, Đại học Otago, retrieved ngày 22 tháng 11 năm 2009
  2. ^ Seafirm, Leon A. (2009). "Linguistically, What is Ryukyuan – Synchronic and diaschronic perspectives" (pre-symposium draft, 2009); retrieved 22 Nov 2009
  3. ^ Lewchew and the Lewchewans: Being a narrative of a visit to Lewchew or Loo Choo, in October, 1850. London, 1853. About the Ryukyu Islands. (Also available here) by George Smith

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan