Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Một phần của loạt bài về |
Thần đạo |
---|
Nghi lễ và niềm tin |
Kami · Lễ thanh tẩy · Đa thần giáo · Thuyết vật linh · Lễ hội Nhật Bản · Thần thoại |
Thần xã |
Danh sách các Thần xã · Ichinomiya · Hai mươi hai Thần xã · Hệ thống xếp hạng Thần xã hiện đại · Hiệp hội các Thần xã · Kiến trúc Thần đạo |
Những vị thần tiêu biểu |
Amaterasu · Sarutahiko · Ame-no-Uzume-no-Mikoto · Inari Okami · Izanagi-no-Mikoto · Izanami-no-Mikoto · Susanoo-no-Mikoto · Tsukuyomi-no-Mikoto |
Tác phẩm quan trọng |
Cổ sự ký (ca. 711 CE) · Nhật Bản thư kỷ (720 CE) · Fudoki (713-723 CE) · Rikkokushi (thế kỷ 8 đến thế kỷ 9 CE) · Shoku Nihongi (797 CE) · Kogo Shūi (807 CE) · Jinnō Shōtōki · Cựu sự kỷ (807 tới 936 CE) · Engishiki (927 CE) |
Xem thêm |
Nhật Bản · Tôn giáo tại Nhật Bản · Các thuật ngữ về Thần đạo · Các thần linh trong Thần đạo · Danh sách các đền thờ Thần đạo · Linh vật · Phật giáo Nhật Bản · Sinh vật thần thoại |
Cổng thông tin Thần đạo |
Thần đạo (tiếng Nhật: 神道 Shintō) là tín ngưỡng tôn giáo truyền thống chủ yếu của người Nhật Bản.
Thần đạo có rất nhiều các vị Thần, có đến 8 triệu thần (神 kami). Tuy một số các vị thần này được nhân cách hóa, đa phần các thần liên quan đến thiên nhiên như linh hồn của đất, trời, Mặt Trăng, cây cỏ, hoa lá. Ngay cả đá, núi, hay động vật như cáo, gấu và người quá cố đã trở thành linh hồn cũng được xem là thần. Những thần trú ngụ ở tầng cao nhất trên thiên đàng gọi là "cao thiên nguyên" (高天原 takama-ga-hara), và chỉ rời khỏi đó khi được mời xuống các đền thờ trong các nghi lễ.
Nghi lễ trong Thần đạo để cầu nguyện hay cảm tạ các thần thường được tổ chức tại các thần xã (神社) hoặc những nơi linh thiêng đặc biệt. Những linh vật thường được dâng lên thần linh là vải, gương hay kiếm. Nghi lễ tẩy trần rất quan trọng, người làm lễ phải giữ cho mình được trong sáng để được tĩnh tâm và có được may mắn. Ngày nay, các hoạt động nghi lễ Thần đạo thường được gắn với lễ hội, lễ cưới truyền thống hay năm mới. Tuy nhiên người ta cũng thường hay đến đền để cầu nguyện và dâng lễ (thường là chỉ bỏ vài yên Nhật vào thùng rồi cầu xin thần), hay mua bùa may mắn. Và ở nhà cũng thường có thần bằng (神棚 kamidana) để thờ các linh hồn.
Tư tưởng của Thần đạo khác với những tôn giáo khác ở chỗ không cấm hay buộc con người làm gì, mà chỉ khuyên nên hướng tới sự trong sáng và tránh điều ác. Giết chóc đối với Thần đạo là điều ác và không nên giết sinh vật trừ khi vì sự sống còn của bạn, nên trước khi ăn thường phải nói câu Itadakimasu! (戴きます) để cảm ơn những sinh linh đã chết để trở thành thức ăn, ngày nay điều này đã trở thành một phong tục. Những người hay sinh vật bị giết một cách dã man, và không được thờ cúng sẽ trở thành hoang thần dạng (荒神様 aragami). Ngoài ra, còn có rất nhiều loại ma quỷ như quỷ (鬼 oni), yêu quái (妖怪 youkai), hà đồng (河童 kappa)...
Mỗi ngôi đền đều được xây dựng để dành riêng cho một Thần. Sau đây là những nam thần và nữ thần (女神 megami) chính trong truyền thuyết:
Đền thờ Thần đạo gọi là thần xã (神社 jinja). Phía ngoài đền thờ có cổng torii (鳥居) bằng gỗ, thường được sơn màu đỏ. Khu vực linh thiêng nhất là sảnh điện bên trong bản điện (本殿 honden), chỉ có các thần chủ (神主 kannushi) mới được phép vào làm lễ. Còn khu vực sân bên ngoài cho phép người ngoài đến viếng đền, uống nước, mua sắm hay đi tham quan. Thường các đền thờ có bán đủ loại bùa đem lại may mắn (như khi mang thai, sức khỏe, tình yêu, hay để khỏi bị xe đụng). Đền thờ thường có giếng nước hay nơi đựng nước để người đến rửa mặt và tay để tẩy trần trước khi vào sâu hơn.
Các thần xã thường được xây trên đồi núi, từ dưới leo lên đến nơi rất mỏi chân và mệt, nhưng đó là cách để tỏ lòng thành kính. Đặc biệt có thần xã Itsukushima (厳島) nổi tiếng nằm trên nước. Thần xã Itsukushima được xem là di sản văn hóa quốc gia và được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đại xã Fushimi Inari (伏見稲荷) có đến hàng ngàn cổng torii nối tiếp dẫn từ ngoài vào đến tận đền.
Các vu nữ (巫女 miko) có nhiệm vụ chăm sóc các ngôi đền. Vu nữ thường mặc kimono trắng với quần hakama đỏ, và bít tất tabi. Ngày xưa các vu nữ bắt buộc phải là trinh nữ. Họ giúp đỡ thần chủ trong các buổi lễ, biểu diễn các điệu múa nghi lễ gọi là "Vu nữ thần lạc" (巫女神楽 Miko Kagura), quét dọn sân đền, thắp đèn lồng, làm thẻ xăm bói toán, hoặc bán các loại bùa may mắn. Thần lạc là điệu múa mà Ame-no-Uzume biểu diễn trong thần thoại. Điệu múa này thường rất chậm, vu nữ sẽ cầm quạt hay chuông, và các động tác đều có ý nghĩa.
Ở các cổng torii của đền thường treo những dây thừng làm bằng rơm gọi là "chú liên thừng" (注連繩 shimenawa). Những sợi dây này thường được treo ở những nơi thiêng liêng để đuổi tà, trên đó thường quấn thêm "chỉ thùy" (紙垂 shide), là những chuỗi thường được làm bằng giấy hay vải trắng có hình dạng như tia sét. Chỉ thùy cũng thường được quấn vào que đũa gỗ thành cái gọi là gậy trừ tà "phất xuyến" (祓串 tamagushi) hay gậy sét haraigushi (はらいぐし). Các vu nữ thường dùng phất xuyến gồm có chỉ thùy gắn vào nhánh cây chè sakaki (榊) trong các buổi lễ thanh tẩy.
Hội mã (絵馬 ema) thường được treo trước đền, là những thẻ gỗ dùng để viết điều ước của mình lên đó. Những thẻ này được để bên ngoài để thần có thể đọc và hoàn thành điều ước. Hội mã nghĩa là "ngựa vẽ", vì ngày xưa người giàu thường dâng ngựa cho đền, nhưng ngày nay chỉ dùng "ngựa vẽ trên thẻ gỗ". Ngày nay những người trẻ tuổi thường ước chuyện tình yêu hay không học bài mà vẫn thi đậu. Tuy các ema được trang trí bằng họa tiết theo lối Ukiyo-e (浮世絵), thường các bảng treo hội mã vẫn trông rất xấu, vì nhiều người chữ xấu mà vẫn ước đủ thứ.
Người ta thường viếng đền vào những dịp như lễ cưới, năm mới, lễ hội, hay chỉ đơn giản là đi cầu may trước khi đi thi. Đa phần các lễ hội địa phương phải được tổ chức gần một đền Thần đạo và người ta thường kéo tới đền trong những dịp này. Đường dẫn đến đền sẽ được bày bán nhiều loại thức ăn đặc trưng được làm trong lễ hội như yakisoba (焼きそば).
Thần thể (神体; Shintai), hay tôn kính hơn là Ngự thần thể (御神体; Goshintai), là một vật linh thiêng làm đối tượng thờ cúng chính của một thần xã. Trong thần xã, thần thể đặt ở nơi nào thì nới đó được gọi là bản điện, nhưng cũng có nhiều thần thể được đặt ngoài, thậm chí cách xa thần xã. Thần thể là một vật vô tri nhân tạo như gương, kiếm, đồ trang sức hay một vật ngoài tự nhiên như tảng đá, cây cối hoặc thác nước. Thần thể là một bức tượng tạc thần linh được gọi là thần tượng (神像; Shinzō), hay đơn giản chỉ là chiếc đũa phép có gắn chỉ thuỳ gọi là ngự tệ (御幣; Gohei), những ngọn núi linh thiêng được tôn thờ là "thần thể sơn" (神体山; shintaizan). Thần thể ngoài tự nhiên thường phải là vật đã có từ trước ở nơi xây dựng thần xã bởi chúng là đại diện cho một vị thần ở địa phương. Trong trường hợp đặc biệt, một võ sĩ sumo đạt tới hạng cao nhất gọi là Yokozuna (横綱; hoành cương) đeo dải dây shimenawa trước bụng có thể trở thành một thần thể sống. Theo quan niệm của Thần đạo, thần thể là thứ mà thần linh có thể nhập vào để hưởng lễ vật được dâng lên trong các nghi lễ cúng bái hay kết nối với con người.
Trước khi phong trào shinbutsu bunri (神仏分離; Thần Phật phân ly) nổ ra năm 1868 dưới thời Minh Trị, thần thể cũng có thể là cách gọi của một bức tượng thần trong Phật giáo.
Qua nhiều năm, thần thể dần được bọc kín trong nhiều lớp vải lụa quý và đặt sâu bên trong các hộp gỗ, vì thế chúng thường bị lãng quên. Nhiều khi chính thần chủ cai quản thần xã cũng không biết thần thể trong đền là thứ gì. Thông thường, thần thể được đặt cố định trong bản điện và chỉ được đưa ra ngoài vào các dịp lễ hội chính của đền. Để đưa thần thể ra ngoài, người ta chuẩn bị một xe rước gọi là mikoshi (神輿; thần dư) và đưa thần thể vào trong đó. Các xe mikoshi được sơn son thếp vàng và trang trí lộng lẫy, có nhiệm vụ như một thần xã di động nhằm che thần thể khỏi tầm nhìn của người thường.
Thần thể lớn nhất và nổi tiếng nhất là ngọn núi Phú Sĩ - một ngọn núi lửa đang hoạt động, trải rộng xuyên khắp tỉnh Shizuoka và một phần tỉnh Yamanashi nên đây là thần thể chung của nhiều thần xã trong khu vực, gọi chung là thần xã Asama hay thần xã Sengen (浅間神社; Asama jinja/Sengen jinja; Thiển Gian thần xã). Thời cổ đại, núi lửa được gọi là "thiển gian", âm kunyomi cổ đọc là "asama", âm onyomi sau này đọc là "sengen". Thần đạo tôn thờ núi Phú Sĩ vì đó là nơi ngự của Thiển Gian đại thần (浅間大神; Asama-no-Ōkami/Sengen kami). Hiện nay có khoảng 1300 thần xã thờ nữ thần núi lửa Asama/Sengen trên khắp Nhật Bản, tuy nhiên chỉ có Phú Sĩ Sơn Bản Cung Thiển Gian đại xã (富士山本宮浅間大社; Fuji-san Hongū Sengen taisha) - một di sản thế giới UNESCO ở thành phố Fujinomiya, tỉnh Shizuoka được coi là thần xã chính.
Thần đạo xuất hiện từ trước Công nguyên, nhưng hệ thống tín ngưỡng tôn giáo phát triển khá chậm, các nghi lễ được thực hiện trong hang đá hoặc những địa điểm linh thiêng, và hầu như không có tên gọi. Những truyền thuyết bắt đầu được ghi chép lại trong cuốn Cổ sự ký (古事記 Furukotofumi) và sau đó là Nhật Bản thư kỷ (日本書紀 Nihon Shoki). Cuốn Nhật Bản thư kỷ tương tự như Heimskringla của Bắc Âu, trong đó các vị vua chúa đều cho rằng mình là con cháu của các vị thần, ở đây là nữ thần Mặt Trời Amaterasu. Do đó cờ nước Nhật có hình Mặt Trời.
Đến thế kỷ thứ 6, Phật giáo và Nho giáo xâm nhập vào Nhật Bản, tên gọi Thần đạo được đặt ra để phân biệt. Trong thời kỳ Asuka (飛鳥時代; 538 - 710), những thần xã đầu tiên được xây dựng, nhưng Thần đạo nhanh chóng bị áp đảo bởi Phật giáo. Đầu thế kỷ thứ 9, đại sư Kōbō (弘法) hợp nhất những tư tưởng Phật giáo và tín ngưỡng xưa để tạo ra Chân ngôn tông (真言宗). Tuy cùng tồn tại với Phật giáo, Thần đạo gần như bị loại bỏ.
Đến tận thế kỷ 18, thời kỳ Edo (江戸時代; 1603 - 1868), Thần đạo được tách ra khỏi Phật giáo nhờ một số người như Motoori Norinaga (本居宣長 Bổn Cư Tuyên Trưởng) hay Hirata Atsutane (平田篤胤 Bình Điền Đốc Dận), những người này đề cao tư tưởng tự hào dân tộc và rất ghét những phong tục du nhập từ nước ngoài vào. Tuy nhiên do tầm ảnh hưởng của Phật giáo rất lớn, những nỗ lực để đưa Thần đạo thành quốc giáo không thành công và phải chờ đến cả thế kỷ sau.
Năm 1867, chế độ Mạc phủ (将軍) bị lật đổ, và Thiên hoàng Minh Trị lên nắm quyền. Ngày 13 tháng 3 năm 1868, chính phủ Nhật Bản công bố "Thần Phật phân ly lệnh", tách Thần đạo ra khỏi Phật giáo, đồng thời khôi phục lại Thần kỳ quan (神祇官 Jingi-kan), một cơ quan lo việc tôn giáo, khuyến khích Thần đạo phát triển. Tiếp đó, vào tháng 7 năm 1869, dựa vào Đại Bảo luật lệnh (大宝律令 Taihō-ritsuryō), Thần kỳ quan được đặt cao hơn Thái chính quan (太政官 Daijō-kan), hay cơ quan đứng đầu chính phủ. Năm 1870, công bố chiếu Đại giáo, thực thi chính sách coi Thần đạo là quốc giáo. Đến tháng 7 năm 1871, cơ cấu chính phủ lại gần giống với ban đầu, Thái chính quan nắm mọi quyền lực. Do Thiên hoàng được cho là con cháu thần linh, chính phủ lợi dụng Thần đạo để nói rằng Thiên hoàng xứng đáng cai trị cả thế giới, và buộc Đài Loan và Triều Tiên là các thuộc địa phải theo đạo Thần đạo.
Hệ thống các đền Thần đạo đa phần được nhà nước thiết lập. Như Thần xã Yasukuni (靖国神社) được dành riêng để thờ linh hồn những người hi sinh cho tổ quốc, do đó có cả những sĩ quan được cho là tội phạm chiến tranh. Việc các Thủ tướng Nhật Bản như Koizumi Junichirō thường xuyên đi thăm đền này đã tạo ra nhiều phản đối từ các nước như Hàn Quốc, vì Nhật chiếm đóng Hàn Quốc hơn 50 năm. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Thần đạo tách ra khỏi nhà nước để trở lại là một tôn giáo bình thường và số người theo đạo giảm mạnh. Ngày nay trong nước có hơn 80 ngàn đền thờ và khoản 100 triệu người theo các tín ngưỡng hay phong tục Thần đạo. Tuy nhiên, số người thật sự coi Thần đạo là tôn giáo chính và sống vì Thần đạo (như các vu nữ) thì chỉ khoảng hơn 4 triệu. Như một người Nhật bình thường hàng năm vẫn đi thăm các đền Thần đạo vài lần, nhưng như vậy không tính là theo Thần đạo.
Nhân vật Orochimaru (dựa theo Bát kì đại xà - Yamata no Orochi) - Các đồng thuật (doujutsu) sử dụng bởi Mangekyo Sharingan bao gồm Tsukuyomi, Ngọn lửa đen Amaterasu, Susanoo, Izanagi và Izanami; sử dụng bởi Rinnegan là Amenotejikara.