Các biểu tượng Nghiệp như nút thắt vô tận phổ biến trong nhiều nền văn hóa ở châu Á. Nút dây này có nghĩa là sự liên kết của nguyên nhân và kết quả, một vòng tròn Nghiệp bất tận không có kết thúc. Nút dây này có thể nhìn thấy ở giữa bánh xe cầu nguyện.
Nghiệp, nghiệp chướng, nghiệp báo, quả báo hay báo ứng (tiếng Phạn: कर्म, IPA: [ˈkərmə]ⓘ, tiếng Nam Phạn: kamma) là một khái niệm về hoạt động, hành động hay công việc và tác động hay hệ quả của nó.[1] Trong các tôn giáo Ấn Độ, nó đề cập đến nguyên lý tâm linh trong tôn giáo khi các ý định và hành động của một cá nhân có thể ảnh hưởng cá nhân đó trong tương lai.[2]
Các ý định tốt và hành vi tốt sẽ tạo ra nghiệp tốt và hạnh phúc trong tương lai, trái lại ý định xấu và hành vi xấu mang lại nghiệp xấu và sự đau khổ trong tương lai.[3][4]
Trong văn hóa phương Tây,[8] chịu ảnh hưởng của Thiên chúa giáo, cũng có một khái niệm tương tự như nghiệp, được biểu lộ trong cụm từ "what goes around comes around" - một hành động tốt hay xấu của một người, thường có hệ quả lên chính người đó.
Encyclopedia Britannica, 11th Edition, Volume 15, New York, pp 679-680, Article on Karma; Quote - "Karma meaning deed or action; in addition, it also has philosophical and technical meaning, denoting a person's deeds as determining his future lot."
The Encyclopedia of World Religions, Robert Ellwood & Gregory Alles, ISBN 978-0-8160-6141-9, pp 253; Quote - "Karma: Sanskrit word meaning action and the consequences of action."
Hans Torwesten (1994), Vedanta: Heart of Hinduism, ISBN 978-0802132628, Grove Press New York, pp 97; Quote - "In the Vedas the word karma (work, deed or action, and its resulting effect) referred mainly to..."