Triết học duy vật khoái lạc

Cārvāka (tiếng Phạn: चार्वाक), còn được gọi là Lokāyata hoặc Triết học duy vật khoái lạc, là một hệ thống triết học Ấn Độ, cho rằng vật chất có các hình thức khác nhau. Đặc điểm của triết học này là sự hoài nghi mang tính triết học và sự thờ ơ với tôn giáo[1].

Cārvāka được phân loại như là một hệ thống triết học Ấn Độ giáo (Nāstika) không chính thống.[2][3][4] Nó được mô tả như là một tư tưởng mang tính vật chất (duy vật) và vô thần. Trong khi chi nhánh này của triết học Ấn Độ ngày nay không được coi là một phần của sáu trường phái chính thống của triết học Hindu, một số triết gia mô tả nó như một phong trào triết học vô thần hay là duy vật chất trong Ấn Độ giáo.[5][6]

Cārvāka nổi lên như là một tư tưởng thay thế cho các tư tưởng Āstika Hindu chính thống trước Vệ đà, cũng như tư tưởng sơ khai đi trước của triết lý nāstika tiếp theo đương thời như Ājīvika, JainismPhật giáo (hai tôn giáo này sau đó được mô tả ngày hôm nay như các tôn giáo riêng biệt) trong giai đoạn khởi đầu của triết học Ấn Độ.[7] Đối lập với các tư tưởng khác, nguyên tắc đầu tiên của triết học Cārvāka là không công nhận sự ảnh hưởng bên ngoài như một phương tiện để thiết lập những chân lý siêu hình.[8][9]

Từ nguyên học

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ nguyên Cārvāka có nghĩa là "bài phát biểu dễ chịu" hay "người nói ngọt ngào" (cāru - dễ chịu hay ngọt ngào và vāk - lời phát biểu) và Lokāyata nghĩa là "phổ biến trong thế giới" (loka - thế giới và āyata - phổ biến).[10][11][12][13]

Tên Lokāyata có thể được truy nguồn từ tác phẩm Arthashastra của Kautilya. Tác phẩm này đề cập đến ba triết lý (ānvīkṣikīs) - Yoga, Samkhya và Lokāyata. Tuy nhiên, Lokāyata trong Arthashastra, không đứng cho triết học về vật chất vì Arthashastra đề cập đến Lokāyata như là một phần của kinh Vệ Đà. Lokāyata ở đây có thể đề cập đến logic hay khoa học tranh luận (disputatio, "phê bình"), không phải nói đến các học thuyết duy vật.[14] Tương tự như vậy, Saddaniti và Buddhaghosa ở thế kỷ thứ 5 liên kết "Lokāyata" với Vitandas (ngụy biện).

Từ khoảng thế kỷ thứ 6, thuật ngữ Lokāyata được giới hạn trong các trường phái của thuyết duy vật hoặc Lokyātikas. Tên Cārvāka lần đầu tiên được nhà triết học Purandara sử dụng trong thế kỷ thứ 7. Purandara gọi các bạn triết gia của mình là "Cārvākas", và từ này đã được các nhà triết học thế kỷ thứ 8 KamalaśīlaHaribhadra sử dụng. Nhà triết học Adi Shankara thì luôn luôn sử dụng từ Lokāyata mà không dùng từ Cārvāka.[15] Vào thế kỷ thứ 8, các thuật ngữ Cārvāka, Lokāyata, và Bārhaspatya đã được sử dụng thay thế cho nhau để biểu thị triết học về vật chất.[16]

Triết lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Lokayata là một học thuyết duy vật biện chứng thuần túy. Trường phái này đơn giản dễ hiểu và không có giá trị nhiều về mặt triết học. So với triết học Tây phương, Lokayata có điểm tương đồng rõ nét nhất với chủ nghĩa khoái lạc (hedonism) của Epicurus, ở điểm Lokayata chấp thuận khoái lạc làm mục đích có giá trị cao cả trong cuộc sống. Nhưng khác biệt là trên con đường theo đuổi sự sung sướng đó, đã được đặt trong khuôn khổ những giới hạn, thí dụ, không được gây đau khổ cho kẻ khác,.... Theo đó, Carvaka/Lokayata còn có những điểm tương đồng với đạo đức học duy thực lợi chủ nghĩa (utilitarianist ethics) của Tây phương.[17]

Sách tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bhatta, Jayarashi. Tattvopapalavasimha (Charvaka Philosophy).
  • Bhattacharya, Ramakrishna. Cārvāka Fragments: A New Collection, Journal of Indian Philosophy, Volume 30, Number 6, December 2002, pp. 597–640.
  • Bhattacharya, Ramakrishna. Studies on the Carvaka/Lokayata (Cultural, Historical and Textual Studies of Religions). Anthem Press; Bilingual edition (ngày 15 tháng 12 năm 2011). ISBN 0857284339.
  • Chattopadhyaya, Debiprasad (1959). Lokāyata: A Study in Ancient Indian Materialism. New Delhi: People's Pub. House.
  • Chattopadhyaya, Debiprasad (1964). Indian Philosophy: A Popular Introduction. New Delhi: People's Pub. House.
  • Chattopadhyaya, Debiprasad (1969). Indian Atheism: A Marxist Analysis. Kolkata: Manisha.
  • Chattopadhyaya, Debiprasad (1976). What Is Living and What Is Dead in Indian Philosophy. New Delhi: People's Pub. House.
  • Cowell, E. B.; Gough, A. E. (2001). The Sarva-Darsana-Samgraha or Review of the Different Systems of Hindu Philosophy: Trubner's Oriental Series. Taylor & Francis. ISBN 978-0-415-24517-3.
  • Flood, Gavin (1996). An Introduction to Hinduism. Cambridge: Cambridge University Press.
  • Gokhale, Pradeep P. The Cārvāka Theory of Pramāṇas: A Restatement, Philosophy East and West (1993).
  • Koller, John M. Skepticism in Early Indian Thought, Philosophy East and West (1977).
  • Nambiar, Sita Krishna (1971). Prabodhacandrodaya of Krsna Misra. Delhi: Motilal Banarasidass.
  • Phillott, D. C. (ed.) (1989) [1927]. The Ain-i Akbari. by Abu l-Fazl Allami, trans. Heinrich Blochmann (ấn bản thứ 3). Delhi: Low Price Publications. ISBN 81-85395-19-5.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  • Radhakrishnan, Sarvepalli; and Moore, Charles A. A Source Book in Indian Philosophy. Princeton University Press; 1957. Princeton paperback 12th edition, 1989. ISBN 0-691-01958-4.
  • Riepe, Dale (1964). The Naturalistic Tradition of Indian Thought (ấn bản thứ 2). Delhi: Motilal Banarsidass.
  • Salunkhe, A. H. Aastikashiromani Chaarvaaka (bằng tiếng Marathi).Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  • Schermerhorn, R. A. When Did Indian Materialism Get Its Distinctive Titles?, Journal of the American Oriental Society (1930).
  • Sen, Amartya (2005). The Argumentative Indian: Writings on Indian History, Culture and Identity. London: Allen Lane. ISBN 0-7139-9687-0.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Radhakrishnan, Sarvepalli; and Moore, Charles A. A Source Book in Indian Philosophy. Princeton University Press; 1957. Princeton paperback 12th edition, 1989. ISBN 0-691-01958-4. p. 227.
  2. ^ "Philosophical & Socio" by M.h.Siddiqui, p. 63|quote="Carvaka is classified as a "heterodox" (nastika) system", "part of the six orthodox schools of Hinduism"
  3. ^ Radhakrishnan and Moore, "Contents".
  4. ^ p. 224. Flood, Gavin (1996). An Introduction to Hinduism. Cambridge: Cambridge University Press.
  5. ^ Though this school of thought is not commonly considered as a part of six orthodox schools of Indian Philosophy, Haribhadra Suri, a Jain mendicant from c. seventh century, considers this school as a part of those six in his book ShaDdarshan Samucchaya. Potter, Karl H. (2007). The Encyclopedia of Indian Philosophies: Buddhist philosophy from 350 to 600 A.D. Delhi: Motilal Banarsidass Publications. tr. 435–436. ISBN 978-81-208-1968-9.
  6. ^ Sarvepalli Radhakrishnan and Charles A. Moore. A Source book in Indian Philosophy. (Princeton University Press: 1957, Twelfth Princeton Paperback printing 1989) pp. 227–49. ISBN 0-691-01958-4.
  7. ^ Bhattacharya 2011, p. 9.
  8. ^ Cowell and Gough, p. 5.
  9. ^ Bhattacharya 2011, p. 58.
  10. ^ Richard King (1999). Indian Philosophy: An Introduction to Hindu and Buddhist Thought. Edinburgh University Press. tr. 17. ISBN 978-0-7486-0954-3.
  11. ^ N. V. Isaeva (ngày 1 tháng 1 năm 1993). Shankara and Indian Philosophy. SUNY Press. tr. 27. ISBN 978-0-7914-1281-7. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2013.
  12. ^ Monier-Williams (1899); the name literally means "speaking nicely", from cāru "agreeable" and vāk "speech"
  13. ^ Cowell and Gough, p. 2; Lokāyata may be etymologically analysed as "prevalent in the world " (loka and āyata)
  14. ^ Bhattacharya 2011, p. 27.
  15. ^ Bhattacarya 2002, p. 6.
  16. ^ Bhattacharya, Ramakrishna. History of Indian Materialism Lưu trữ 2018-04-14 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2012.
  17. ^ Nguyễn Ước, Triết học Ấn Độ, 11.03.2008 và Triết học Ấn Độ

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Maeve Wiley: Dịu dàng như một giấc mơ bão tố
Maeve Wiley: Dịu dàng như một giấc mơ bão tố
Nàng như một khối Rubik, nhưng không phải do nàng đổi màu trước mỗi đối tượng mà do sắc phản của nàng khác biệt trong mắt đối tượng kia
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Suy Tưởng có lẽ là cuốn sách “độc nhất vô nhị” từng được thực hiện: nó bản chất là cuốn nhật ký viết về những suy nghĩ riêng tư của Marcus Aurelius
Sự khác biệt về mặt
Sự khác biệt về mặt "thông số" của Rimuru giữa hai phiên bản WN và LN
Những thông số khác nhau giữa 2 phiên bản Rimuru bản Web Novel và Light Novel
Vì sao Ryomen Sukuna là kẻ mạnh nhất trong Jujutsu Kaisen
Vì sao Ryomen Sukuna là kẻ mạnh nhất trong Jujutsu Kaisen
Con người tụ tập với nhau. Lời nguyền tụ tập với nhau. So sánh bản thân với nhau, khiến chúng trở nên yếu đuối và không phát triển