Nguyên thủ quốc gia Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Trước khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (còn gọi là Triều Tiên hoặc Bắc Triều Tiên) được thành lập, năm 1946, một chính quyền Ủy ban Nhân dân Lâm thời Bắc Triều Tiên được thành lập dưới sự hậu thuẫn của Liên Xô trên khu vực chiếm đóng tại Triều Tiên. Người đứng đầu Ủy ban này là Kim Il Sung nhưng không mang một chức danh chính thức nào. Sau khi công bố thành lập Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ngày 9 tháng 9 năm 1948, Kim Il Sung lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Lâm thời hoạt động với chức năng như một chính phủ, đồng thời giữ vai trò Nguyên thủ quốc gia.

Từ năm 1948 đến 1972, với các chức vụ Chủ tịch Đảng (từ 1966 đổi thành Tổng Bí thư), Tổng Tư lệnh Tối cao, Thủ tướng, Ủy viên trưởng Quân ủy Trung ương (từ 1950), Kim Il Sung nắm trọn quyền lãnh đạo tối cao và là nguyên thủ quốc gia trên thực tế của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên dù không được quy định chính thức. Mãi đến năm 1972, Hiến pháp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên mới quy định chức vụ Chủ tịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, trao cho Kim Il Sung vai trò nguyên thủ quốc gia một cách chính thức.

Sau khi Kim Il Sung qua đời năm 1994, chức vụ Chủ tịch nước và Tổng bí thư bị khuyết, trên danh nghĩa vai trò nguyên thủ quốc gia do người đứng đầu Quốc hội là Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị Nhân dân Tối cao Yang Hyong-sop nắm giữ. Tuy nhiên, về thực tế, con trai và người kế vị của Kim Il Sung là Kim Jong-il, chỉ với vai trò Tổng Tư lệnh Tối cao và Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, nắm giữ quyền lực trên thực tế, mới thực sự là nguyên thủ quốc gia. Năm 1997, Kim Jong-il chính thức được bầu làm Tổng bí thư. Một hiến pháp mới được ban hành, tôn phong Kim Il Sung là "Chủ tịch vĩnh viễn", đồng thời quy định Chủ tịch Hội nghị nhân dân tối cao, Thủ tướng và Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thực hiện chế độ nguyên thủ tập thể. Chủ tịch Hội nghị nhân dân tối cao thực hiện công tác đối ngoại và tiếp nhận các thông tin của đại sứ, Thủ tướng xử lý chính sách trong nước và Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng quốc gia chỉ huy các lực lượng vũ trang. Dù không nêu rõ, chức vụ Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng quốc gia được hiến định ghi là "chức vụ cao nhất của đất nước", hợp thức hóa vai trò quyền lực tối cao của Kim Jong-il và của con ông Kim Jong-un sau này.

Danh sách dưới đây liệt kê các chính khách CHDCND Triều Tiên đã giữ các vai trò lãnh đạo tối cao, lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Quốc hội, Thủ tướng chính phủ và Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng quốc gia của CHDCND Triều Tiên.

Lãnh đạo Tối cao

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến nay, danh xưng "Lãnh đạo Tối cao" được sử dụng cho ba người là Kim Il Sung, Kim Jong Il, Kim Jong-un (ngày tháng xấp xỉ và vẫn còn đang tranh cãi):

Kim Jong-unKim Jong-ilKim Il-sung
Các thế hệ lãnh đạo

      Thế hệ đầu tiên       Thế hệ thứ 2       Thế hệ thứ 3

Chân dung Tên Chức vụ Thời gian Đảng
Kim Il-sung
김일성
(1912–1994)
Tổng Tư lệnh Tối caoQuân đội Nhân dân Triều Tiên 8/2/1948 – 24/12/1991 9/9/1948

8/7/1994
(45 năm, 302 ngày)
Đảng Lao động Triều Tiên
Thủ tướng Nội các Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên 9/9/1948 – 28/12/1972
Chủ tịch Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên 30/6/1949 – 11/10/1966
Chủ tịch Ủy ban quân sự Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên 1950 – 8/7/1994
Lãnh tụ Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên 11/10/1966 – 8/7/1994
Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên 28/12/1972 – 8/7/1994
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên 28/12/1972 – 9/4/1993
Chủ tịch nước vĩnh viễn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên 8/7/1994 – nay
Kim Jong-il
김정일
(1942–2011)
Tổng Tư lệnh Tối cao Quân đội Nhân dân Triều Tiên 24/12/1991 – 17/12/2011 8/7/1994

17/12/2011
(17 năm, 162 ngày)
Đảng Lao động Triều Tiên
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên 9/4/1993 – 17/12/2011
Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên 8/10/1997 – 12/12/2011
Chủ tịch Ủy ban quân sự Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên
Tổng Bí thư vĩnh viễn Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên 11/4/2012 – nay
Chủ tịch vĩnh viễn Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên 13/4/2012 – nay
Kim Jong-un
김정은
(1983–)
Tổng Tư lệnh Tối cao Quân đội Nhân dân Triều Tiên 30/12/2011 – nay 29/12/2011

nay
(12 năm, 328 ngày)
Đảng Lao động Triều Tiên
Nguyên soái Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên 11/4/2012 – nay
Chủ tịch Ủy ban quân sự Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên
Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên 13/4/2012 – nay

Lãnh đạo Đảng Lao động Triều Tiên

[sửa | sửa mã nguồn]
Đảng kỳ Đảng Lao động Triều Tiên
# Chân dung Tên Thời gian nhậm chức Thời gian miễn nhiệm Đảng
Chủ tịch Ủy ban Trung ương
1 Kim Tu-bong 28/8/1946 30/6/1949 Đảng Lao động Triều Tiên
2 Kim Il-sung 30/6/1949 11/10/1966 Đảng Lao động Triều Tiên
Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương
1 Kim Il-sung 11/10/1966 8/6/1994 Đảng Lao động Triều Tiên
2 Kim Jong-il 8/10/2011 nay Đảng Lao động Triều Tiên
Bí thư thứ nhất Ủy ban Trung ương
1 Kim Jong-un 11/4/2012 nay Đảng Lao động Triều Tiên

Kim Jong-il qua đời vào ngày 17 tháng 12 năm 2011, được truy phong là "Tổng Bí thư vĩnh viễn". Do đó con trai ông đồng thời là người kế nhiệm Kim Jong-un đã không sử dụng danh hiệu Tổng Bí thư.

Nguyên thủ Quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
# Chân dung Tên Thời gian nhậm chức Thời gian miễn nhiệm Đảng
Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao
1 Kim Tu-bong 9/9/1948 20/9/1957 Đảng Lao động Triều Tiên
2 Choi Yong-kun 20/9/1957 28/12/1972 Đảng Lao động Triều Tiên
Chủ tịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
1 Kim Il-sung 28/12/1972 8/7/1994 Đảng Lao động Triều Tiên
Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao
3 Yang Hyong-sop 8/7/1994 5/9/1998 Đảng Lao động Triều Tiên
4 Kim Yong-nam 5/9/1998 11/4/2019 Đảng Lao động Triều Tiên
5 Choe Ryong-hae 11/4/2019 Tại nhiệm Đảng Lao động Triều Tiên

Kim Il-sung qua đời vào ngày 08 Tháng 7 năm 1994,được truy phong là " Chủ tịch vĩnh viễn ". Do đó con trai ông đồng thời là người kế nhiệm Kim Jong-il đã không sử dụng danh hiệu Chủ tịch và nguyên thủ nhà nước hợp pháp là Chủ tịch Đoàn Chủ tịch hội nghị nhân dân tối cao.

Đứng đầu Chính phủ

[sửa | sửa mã nguồn]
# Chân dung Tên Thời gian nhậm chức Thời gian miễn nhiễm Đảng
Thủ tướng Chính phủ
1 Kim Il-sung 9/9/1948 28/12/1972 Đảng Lao động Triều Tiên
Thủ tướng Chính vụ viện
1 Kim Il 28/12/1972 29/4/1976 Đảng Lao động Triều Tiên
2 Pak Song-chol 19/4/1976 16/12/1977 Đảng Lao động Triều Tiên
3 Li Jong-ok 16/12/1977 27/1/1984 Đảng Lao động Triều Tiên
4 Kang Song-san 27/1/1984 29/12/1986 Đảng Lao động Triều Tiên
5 Li Gun-mo 29/12/1986 12/12/1988 Đảng Lao động Triều Tiên
6 Yon Hyong-muk 12/12/1988 11/12/1992 Đảng Lao động Triều Tiên
7 Kang Song-san 11/12/1992 21/2/1997 Đảng Lao động Triều Tiên
Hong Song-nam
Quyền
21/2/1997 5/9/1998 Đảng Lao động Triều Tiên
Thủ tướng Nội các
1 Hong Song-nam 5/9/1998 3/9/2003 Đảng Lao động Triều Tiên
2 Pak Pong-ju 3/9/2003 11/4/2007 Đảng Lao động Triều Tiên
3 Kim Yong-il 11/4/2007 7/6/2010 Đảng Lao động Triều Tiên
4 Choe Yong-rim 7/6/2010 1/4/2013 Đảng Lao động Triều Tiên
5 Pak Pong-ju 1/4/2013 12/4/2019 Đảng Lao động Triều Tiên
6 Kim Jae-ryong 12/4/2019 13/8/2020 Đảng Lao động Triều Tiên
7 Kim Tok-hun 13/8/2020 Tại nhiệm Đảng Lao động Triều Tiên

Đứng đầu Quốc hội

[sửa | sửa mã nguồn]
# Chân dung Tên Thời gian nhậm chức Thời gian miễn nhiệm Đảng
Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Hội nghị Nhân dân Tối cao
1 Kim Tu-bong 9/9/1948 20/9/1957 Đảng Lao động Triều Tiên
2 Choi Yong-kun 20/9/1957 28/12/1972 Đảng Lao động Triều Tiên
3 Hwang Jang-yop 28/12/1972 1983 Đảng Lao động Triều Tiên
4 Yang Hyong-sop 1983 5/9/1998 Đảng Lao động Triều Tiên
Chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao
5 Choe Thae-bok 5/9/1998 11/4/2019 Đảng Lao động Triều Tiên
6 Pak Thae-song 11/4/2019 Tại nhiệm Đảng Lao động Triều Tiên

Đứng đầu quân đội

[sửa | sửa mã nguồn]
# Chân dung Tên Thời gian nhậm chức Thời gian miễn nhiệm Đảng
Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương
1 Kim Il-sung 1950 28/12/1972 Đảng Lao động Triều Tiên
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Nhà nước
1 Kim Il-sung 28/12/1972 9/4/1993 Đảng Lao động Triều Tiên
2 Kim Jong-il 9/4/1993 nay Đảng Lao động Triều Tiên
Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng Nhà nước
1 Kim Jong-un 13/4/2012 29/6/2016 Đảng Lao động Triều Tiên
Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ
1 Kim Jong-un 29/6/2016 Tại nhiệm Đảng Lao động Triều Tiên

Kim Jong-il qua đời vào ngày 17 tháng 12 năm 2011, được truy phong là "Chủ tịch vĩnh viễn của Ủy ban Quốc phòng Nhà nước ". Do đó con trai ông đồng thời là người kế nhiệm Kim Jong-un đã không sử dụng danh hiệu Chủ tịch cho chức vụ của mình.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lịch sử về Trấn Linh & Những vụ bê bối đình đám của con dân sa mạc
Lịch sử về Trấn Linh & Những vụ bê bối đình đám của con dân sa mạc
Trong khung cảnh lầm than và cái ch.ết vì sự nghèo đói , một đế chế mang tên “Mặt Nạ Đồng” xuất hiện, tự dưng là những đứa con của Hoa Thần
Dungeon ni Deai wo Motomeru no wa Machigatteiru Darou ka Season 2 Vietsub
Dungeon ni Deai wo Motomeru no wa Machigatteiru Darou ka Season 2 Vietsub
Một Du hành giả tên Clanel Vel, phục vụ dưới quyền một bé thần loli tên Hestia
Tại sao nên làm việc ở Philippines?
Tại sao nên làm việc ở Philippines?
So với các nước trong khu vực, mức sống ở Manila khá rẻ trừ tiền thuê nhà có hơi cao
Sơ lược về Dune - Hành Tinh Cát
Sơ lược về Dune - Hành Tinh Cát
Công tước Leto của Gia tộc Atreides – người cai trị hành tinh đại dương Caladan – đã được Hoàng đế Padishah Shaddam Corrino IV giao nhiệm vụ thay thế Gia tộc Harkonnen cai trị Arrakis.