Bài này nằm trong loạt bài về: Chính trị và chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên |
|
|
Mặt trận
|
|
|
|
Hiến pháp Xã hội Chủ nghĩa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là hiến pháp của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, hay còn gọi là Triều Tiên hoặc Bắc Triều Tiên. Nó đặt ra các khuôn khổ rất rõ ràng cho chính quyền Bình Nhưỡng và quy định các chức năng của bên phía Đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền trong các mối quan hệ với Hội đồng Nhân dân Tối cao và Chính phủ, Hiến pháp hiện tại có ba phần với 166 điều luật.
Các bản hiến pháp trước đây từng được thông qua trong các năm 1948,[1] 1972,[2] 1992,[3] và 1998.[4] Hiến pháp hiện tại được thông qua năm 2013.
Bản Hiến pháp đầu tiên của CHDCND Triều Tiên được xây dựng dựa trên hiến pháp 1936 của Liên Xô. Hiến pháp này được Quốc hội (SPA) khóa 1 thông qua vào tháng 9/1948. Iosif Vissarionovich Stalin đã tự biên soạn bản hiến pháp này cùng với Terentii Shtykov, người được cho là lãnh đạo trên thực tế của Ủy ban Nhân dân Lâm thời Bắc Triều Tiên, tại Moskva. Một vài điều luật sau đó đã được các giám sát viên Liên Xô sửa lại.[5] Theo Hiến pháp 1948, Hội đồng Nhân dân Tối cao (SPA) tức Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất đất nước, Chủ tịch SPA có trách nhiệm điều hành các hoạt động của Quốc hội và tham gia xây dựng chính sách. Hiến pháp 1948 trở thành lỗi thời và bị thay bằng một bản hiến pháp mới năm 1972.[6]
Các đề xuất thay đổi Hiến pháp của Triều Tiên đã được đưa ra thảo luận vào đầu những năm 1960. Tuy nhiên trong bối cảnh tình hình thế giới thay đổi khiến Triều Tiên không thể trì hoãn việc thay đổi Hiến pháp.[7] Điều này có thể thấy trong bài phát biểu của Lãnh tụ Kim Il-sung trong kỳ họp đầu tiên của Hội đồng Nhân dân Tối cao khóa 5 ngày 25/12/1972.
Theo Hiến pháp mới, Kim Il-sung trở thành Chủ tịch của Triều Tiên. Ông trở thành người đứng đầu của nhà nước với các chức danh Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang và Chủ tịch Hồi đồng Quốc phòng, ông có quyền ban hành sắc lệnh, cấp ân xá, và ký kết hoặc bãi bỏ điều ước. Theo Hiến pháp cũ, không có ai được chỉ định là người đứng đầu nhà nước. Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao đại diện cho nhà nước theo mô hình của Liên Xô.[cần dẫn nguồn] Hiến pháp mới có khá nhiều tham chiếu đến tư tưởng Juche, theo Christopher Hale có thể kết luận rằng "nó sẽ chính xác để được gọi là hiến pháp Juche".[8]
Hiến pháp Kim Il-Sung 1998 đã phong tặng cho Kim Il-sung, đã qua đời năm 1994, danh hiệu Chủ tịch Vĩnh viễn.[9]
Các sửa đổi trong hiến pháp CHDCND Triều Tiên năm 2009 được gọi là "Hiến pháp Songun.[10] Nó bổ sung thêm 6 điều luật mới so với phiên bản năm 1998. Phần 2 của Chương VI "Chủ tịch Hồi Đồng Quốc phòng" được thêm mới và hiến pháp này cũng tuyên bố là Lãnh đạo tối cao của Triều Tiên. Trong các điều 29 và 40 (Kinh tế và Văn hóa) từ 공산주의 ("chủ nghĩa cộng sản") đã bị loại bỏ.[11]
Hiến pháp đã được sửa đổi một lần nữa vào năm 2012 tại kỳ họp thứ năm của Hội đồng Nhân dân Tối cao (SPA) khóa 12 với các thay đổi trong phần mở đầu nêu lên các di sản của lãnh tụ Kim Jong-il trong xây dựng đất nước và tuyên bố Triều Tiên là một "Quốc gia hạt nhân".[12] Vì vậy, Hiến pháp này được đặt tên là " Hiến pháp Kim Il-sung–Kim Jong-il".[13] Phần 2 của chương VI, và một vài điều luật khác được sửa lại cho phù hợp với điều 91 và 95 cho phép tu chính pháp được SPA thông qua trong một kỳ họp toàn thể của mình.
Hiến pháp tiếp tục được sửa đổi lần nữa vào 2013.[14]
Hiến pháp được sửa đổi lần nữa vào tháng 6/2016 thay thế Hội đồng Quốc phòng bằng Ủy ban Quốc vụ đưa Kim Jong-un vào vị trí lãnh tụ quốc gia.[15] Cũng trong lần sửa đổi này Triều Tiên cũng đã thay đổi cách gọi hai cố lãnh tụ của nước này từ đồng chí lãnh tụ vĩ đại Kim Il-Sung và đồng chí lãnh đạo tối cao Kim Jong-il thành đồng chí Kim Il-Sung và đồng chí Kim Jong-Il.[16]
Hiến pháp xác định tên gọi chính thức của Triều Tiên, và cũng xác định nó là một nhà nước xã hội chủ nghĩa.[17] Điều 12 quy định đất nước là một "chuyên chính dân chủ nhân dân" (một thuật ngữ gắn chặt với nền chuyên chính dân chủ nhân dân của Trung Quốc) dưới sự lãnh đạo của Đảng Công nhân. Nó cũng đưa ra các quy định về quyền công dân, như tự do ngôn luận, quyền được đi bầu cử, quyền được xét xử công bằng, và tự do tín ngưỡng. Nó cũng cho phép các công dân có các quyền được làm việc, giáo dục, thực phẩm và chăm sóc y tế.
Tuy nhiên trong thực tế, các quyền này bị giới hạn bởi Điều 81, yêu cầu các công dân phải "kiên định bảo vệ chế độ chính trị, sự thống nhất tư tưởng đoàn kết toàn dân," và Điều 82, yêu cầu các công dân phải thực hiện "nếp sống xã hội chủ nghĩa."
|access-date=
(trợ giúp)