Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên

Ủy ban Quốc phòng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là cơ quan lãnh đạo quân sự cao nhất của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên thực hiện chính sách Tiên Quân (Songun) cho tới năm 2016[1]. Có quyền lực tối cao không chỉ trong quân đội mà còn trong kinh tế, chính trị, Đảng... Thành phần của Hội đồng Quốc phòng gồm có Chủ tịch, Phó chủ tịch thứ nhất, Phó chủ tịch và các thành viên; Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng đồng thời là tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang của đất nước.[2]

Tháng 4/2009 tại phiên họp thứ 1 Hội nghị Nhân dân Tối cao lần thứ 12 đã bầu ra 13 ủy viên trong Ủy ban Quốc phòng Nhà nước. Kim Chính Nhật làm chủ tịch và Jo Myong-rok làm phó chủ tịch thứ nhất. Tháng 5/2010 Kim Il-chol thôi chức vì lý do cao tuổi; Tháng 6/2010 Chang Song-taek được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch. Tháng 11/2010 Jo Myong Rok qua đời.

Ngày 29/6/2016, Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên khóa XIII đã thông qua việc sửa đổi Hiến pháp tổ chức lại Ủy ban Quốc phòng thành Ủy ban Quốc vụ với quyền lực tập trung hơn và chịu trách nhiệm trên nhiều lĩnh vực chứ không chỉ đối với quốc phòng.[3]

Quyền lực

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Hiến pháp Triều Tiên quy định Ủy ban Quốc phòng quốc gia của quyền hạn sau đây:[4]

  • Quán triệt con đường phát triển theo đường lối cách mạng thực hiện chính sách Tiên Quân (Songun);
  • Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Nhà nước có quyền ban hành chỉ thị, sắc lệnh, nghị quyết. Ủy ban Quốc phòng Nhà nước chấp hành tiến hành giám sát việc thực hiện;
  • Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Nhà nước có quyền hủy bỏ chỉ thị, sắc lệnh, nghị quyết không phù hợp với chính sách Nhà nước;
  • Xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang toàn quốc;
  • Thành lập hoặc giải tán các cơ sở đào tạo Quốc phòng;
  • Bổ nhiệm cũng như cách chức các tướng lĩnh trong quân đội…

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên có 3 tổ chức trực thuộc:

  • Bộ Quốc phòng: quản lý Quân đội Nhân dân Triều Tiên.
    • Bộ trưởng: Jang Jong-nam
  • Bộ An ninh Quốc gia: quản lý tình báo và mật vụ
    • Bộ trưởng: Kim Won-hong
    • Cục trưởng Cục Chính trị: Kim Chang-sop
  • Bộ An ninh Xã hội: quản lý cảnh sát, nhà tù, nội vụ quân đội và các lực lượng chấp pháp
    • Bộ trưởng: Ju Sang Song
    • Cục trưởng Cục Chính trị: Ri Pyong-sam
  • Tổ chức trực thuộc:
    • Cục Chính sách
    • Cục Hành chính
    • Cục Tổng vụ
    • Cục Chính trị
    • Cục Ngoại vụ
    • Tham mưu

Thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ tháng 6 năm 2016, Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên được thay thế bởi Ủy ban Quốc vụ. Dưới đây là Hội đồng lãnh đạo Ủy ban Quốc phòng trước khi được giải thể.

Chủ tịch vĩnh viễn: Kim Jong Il (Tổng bí thư vĩnh cửu, Tổng tư lệnh vĩnh viễn)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Điều 100 Hiến pháp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
  2. ^ Điều 101 và 102 Hiến pháp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
  3. ^ “Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đảm nhận thêm chức vụ quyền lực mới”. Báo Dân trí. 29 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2017.
  4. ^ Điều 103 Hiến pháp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Top 17 khách sạn Quy Nhơn tốt nhất
Top 17 khách sạn Quy Nhơn tốt nhất
Lựa chọn được khách sạn ưng ý, vừa túi tiền và thuận tiện di chuyển sẽ giúp chuyến du lịch khám phá thành phố biển Quy Nhơn của bạn trọn vẹn hơn bao giờ hết
Inferiority complex (Mặc cảm tự ti)
Inferiority complex (Mặc cảm tự ti)
Trong xã hội loài người, việc cảm thấy thua kém trước người giỏi hơn mình là chuyện bình thường. Bởi cảm xúc xấu hổ, thua kém người
Yuki Tsukumo có thể đấm bay thực tại?
Yuki Tsukumo có thể đấm bay thực tại?
Tìm hiểu về “sunyata” hay “Hư không” dựa trên khái niệm cơ bản nhất thay vì khai thác những yếu tố ngoại cảnh khác ( ví dụ như hiện tượng, tôn giáo, tâm thần học và thiền định)
Viết cho những nuối tiếc của Nanami - Jujutsu Kaisen
Viết cho những nuối tiếc của Nanami - Jujutsu Kaisen
Nanami là dạng người sống luôn đặt trách nhiệm rất lớn lên chính bản thân mình, nên cái c.hết ở chiến trường ắt hẳn làm anh còn nhiều cảm xúc dang dở