Nguyễn Dy Niên

Nguyễn Dy Niên
Chức vụ
Nhiệm kỳ28 tháng 1 năm 2000 – 28 tháng 6 năm 2006
6 năm, 151 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Mạnh Cầm
Kế nhiệmPhạm Gia Khiêm
Vị trí Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
Nhiệm kỳ1987 – 28 tháng 1 năm 2000
Bộ trưởngNguyễn Cơ Thạch
Nguyễn Mạnh Cầm
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ27 tháng 6 năm 1991 – 25 tháng 4 năm 2006
14 năm, 302 ngày
Thông tin cá nhân
Sinh9 tháng 12, 1935 (89 tuổi)
Long Anh, thành phố Thanh Hóa, Liên bang Đông Dương
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam

Nguyễn Dy Niên (sinh ngày 9 tháng 12 năm 1935) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XI, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tiểu sử và quá trình công tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông Nguyễn Dy Niên sinh 09/12/1935 tại xã Hoằng Anh, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam 16/03/1965, là Thạc sĩ văn học Ấn Độ.

  • 1950: Tham gia cách mạng.
  • Từ 1954 đến 1984: Công tác tại Bộ Ngoại giao qua nhiều chức vụ ở Vụ khu vực và Văn phòng Bộ
  • Từ 1956 đến 1959: Công tác tại Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Ấn Độ
  • Từ 1964 đến 1969: Công tác tại Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Ấn Độ.
  • Từ 1970 đến 1972: Công tác tại Vụ châu Á 1 Bộ Ngoại giao.
  • Từ 1973 đến 1975: Là Đại biện lâm thời Việt Nam tại Australia.
  • Từ 1976 đến 1979: Là trợ lý Vụ trưởng Bộ Ngoại giao.
  • Từ 1980 đến 1981: Là Vụ phó,sau đó là Quyền Vụ trưởng Vụ châu Á 4.
  • Từ 1982 đến 1983: Là Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao.
  • Từ 1984 đến 1986: Là trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
  • Từ 02/1987: Là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách các vấn đề đối ngoại, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam.
  • Từ 6/1991 đến 1/2000: Là Ủy viên TƯ khóa VII, VIII, IX; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách khu vực châu Âu, công tác Lãnh sự, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam.
  • Từ 02/2000 đến 06/2006: Là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao (3/2000), Chủ tịch Hội đồng thi đua Bộ.
  • Từ 7/2002: Đại biểu Quốc hội khóa XI.
  • Từ 8/2002 đến 6/2006: là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng - An ninh Quốc gia nước CHXHCN Việt Nam.
  • 27/6/2006: Quyết định xin từ nhiệm và nghỉ hưu theo chế độ.

Những đóng góp cho Ngoại giao Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông Nguyễn Dy Niên đã công tác suốt hơn 50 năm trong ngành ngoại giao, trải qua nhiều chức vụ, tham gia nhiều cuộc đàm phán quốc tế. Ông đã triển khai mạnh mẽ và thiết thực chủ trương ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế, đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ông là người đầu tiên của ngành ngoại giao đã tổng kết những tư tưởng của Hồ Chí Minh về lĩnh vực ngoại giao và xây dựng khá đầy đủ những tư tưởng này thành một hệ thống "Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh" phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu nghệ thuật ngoại giao mang đặc trưng Việt Nam. Ông cũng đã giới thiệu việc vận dụng một cách có hệ thống và hiệu quả "Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh" vào hoạt động đối ngoại, đặc biệt là trong tình hình quốc tế phức tạp ở những năm đầu thế kỷ XXI, góp phần nâng cao vị thế quốc tế của đất nước.[1].

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.
  • Huân chương Lao động hạng Nhất
  • Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Nguyễn Mạnh Cầm
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam
tháng 2 năm 2000 - tháng 6 năm 2006
Kế nhiệm:
Phạm Gia Khiêm
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Suy Tưởng có lẽ là cuốn sách “độc nhất vô nhị” từng được thực hiện: nó bản chất là cuốn nhật ký viết về những suy nghĩ riêng tư của Marcus Aurelius
Phantom Valorant – Vũ khí quốc dân
Phantom Valorant – Vũ khí quốc dân
Không quá khó hiểu để chọn ra một khẩu súng tốt nhất trong Valorant , ngay lập tức trong đầu tôi sẽ nghĩ ngay tới – Phantom
Download Bokutachi wa Benkyou ga Dekinai 2 Vetsub
Download Bokutachi wa Benkyou ga Dekinai 2 Vetsub
Những mẩu truyện cực đáng yêu về học đường với những thiên tài
Đấng tối cao Yamaiko - Trái tim ấm áp trong hình hài gai góc
Đấng tối cao Yamaiko - Trái tim ấm áp trong hình hài gai góc
1 trong 3 thành viên là nữ của Guild Ainz Ooal Gown. Bên cạnh Ulbert hay Touch, thì cô còn là 1 những thành viên đầu tiên của Clan Nine Own Goal