Lê Tấn Tài

Lê Tấn Tài
Lê Tấn Tài cùng danh hiệu "Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất 2005" và "Quả bóng đồng Việt Nam 2005"
Thông tin cá nhân
Tên khai sinh Lê Tấn Tài
Ngày sinh 4 tháng 1, 1984 (40 tuổi)
Nơi sinh Ninh Hòa, Khánh Hòa, Việt Nam
Chiều cao 1,68 m (5 ft 6 in)
Vị trí Tiền vệ
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
2002–2003 Khánh Hòa
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
2003–2012 Khánh Hòa 164 (15)
2013 Hải Phòng 11 (2)
2014–2019 Becamex Bình Dương 155 (12)
2020 Hồng Lĩnh Hà Tĩnh 3 (0)
2020–2021 Hà Nội 13 (0)
2021–2022 Khánh Hoà 19 (0)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
2005–2007 U-23 Việt Nam 40 (3)
2006–2014 Việt Nam 63 (3)
Sự nghiệp quản lý
Năm Đội
2022– U-20 Việt Nam (trợ lý)
Thành tích huy chương
Bóng đá nam
Đại diện cho  Việt Nam
Đại hội Thể thao Đông Nam Á
Huy chương bạc – vị trí thứ hai SEA Games 2005 Đồng đội
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á
Vô địch Thái Lan & Indonesia 2008 Đồng đội
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia, chính xác tính đến 12 tháng 3 năm 2022

Lê Tấn Tài (sinh ngày 4 tháng 1 năm 1984) là một cựu cầu thủ bóng đá người Việt Nam từng chơi ở vị trí tiền vệ.[1]

Lê Tấn Tài bắt đầu sự nghiệp ở Khánh Hòa và cũng kết thúc sự nghiệp trên mảnh đất quê hương. Anh chơi bóng cho đội bóng phố biển từ 2003, sau đó đội được chuyển giao cho Hải Phòng năm 2013. Năm 2014, Tấn Tài về Bình Dương thi đấu 5 năm, rồi sang Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Anh chơi thêm 2 mùa cho Hà Nội rồi quay lại Khánh Hòa.

Lê Tấn Tài là thành viên tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2008. Trong màu áo tuyển Việt Nam, tiền vệ này khoác áo 63 trận, ghi 3 bàn thắng. Ở cấp độ CLB, Tấn Tài có đủ danh hiệu tập thể: hai lần vô địch V.League, ba lần vô địch Cúp Quốc gia và Siêu cúp Quốc gia. Về mặt cá nhân, anh có Quả bóng bạc 2012, Quả bóng đồng 2005 và 2006 cùng HCB SEA Games 2005.

Sự nghiệp bóng đá

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Tấn Tài sinh ra tại thôn Ninh Điền, xã Ninh Thọ, huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa. Năm 2002, anh được huấn luyện viên Dương Quang Hổ – khi đó là huấn luyện viên đội tuyển U-18 Khánh Hòa – chú ý và đưa anh lên "tỉnh". Sau đó một năm, anh được đôn lên đội một Khánh Hòa đang tham dự giải hạng Nhì Quốc gia. Trận đấu chính thức đầu tiên của anh là trận gặp Lâm Đồng vào ngày 26 tháng 7 năm 2004.[1]

Nhờ sự tiến cử của cố vấn kỹ thuật câu lạc bộ Khánh Hoà, Lê Tấn Tài trở thành cầu thủ đầu tiên của đội bóng hạng Nhì (vừa được thăng hạng Nhất năm đó) được triệu tập lên đội tuyển quốc gia nhằm chuẩn bị cho giải Agribank Cup 2004,[2] khiến cho báo chí và dư luận đặt nhiều câu hỏi về anh, khi thì kỳ vọng, so sánh anh với Phan Văn Tài Em,[1] lúc thì cho rằng anh chưa đủ tầm và nên được trả về câu lạc bộ.[2] Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian tập trung ngắn, dù nhận được lời khen về sự thể hiện của anh trong tập luyện, Tấn Tài nằng nặc xin rời khỏi đội tuyển, thậm chí còn được mô tả "đã quỳ lạy ông Tavares" (huấn luyện viên trưởng đội tuyển Việt Nam khi đó) với lý do áp lực ở tuyển quá lớn và gia đình có chuyện buồn.[3] Được sự cho phép của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, anh rời đội tuyển và quay về câu lạc bộ tham dự giải U-21 Báo Thanh Niên 2004, giải đấu mà đội U-21 Khánh Hòa đã giành ngôi á quân.[4]

Năm 2005, huấn luyện viên Alfred Riedl đã cho triệu tập lại Tấn Tài lên đội tuyển quốc gia để tham dự Honda Cup 2005, anh đã thể hiện một phong độ tốt và liên tục được gọi vào đội tuyển quốc gia từ thời gian đó. Trong vụ bê bối của đội tuyển U-23 Việt Nam tại SEA Games 23 vào cuối năm, Tấn Tài cùng Tài Em được nêu tên như những cầu thủ trong sạch khi đã thẳng thừng từ chối với đề nghị bán độ trước trận đấu.[5] Cũng chính hai cầu thủ này đã được triệu tập làm nhân chứng trong phiên tòa xét xử vụ mua bán độ diễn ra vào năm 2007 tại Thành phố Hồ Chí Minh.[6]

Năm 2006, trong cuộc bình chọn các cá nhân xuất sắc của bóng đá Việt Nam hàng năm của báo Sài Gòn Giải Phóng, anh được trao tặng danh hiệu cầu thủ trẻ xuất sắc nhất Việt NamQuả bóng đồng cho năm 2005.[7] Năm 2007, anh tiếp tục được bầu chọn danh hiệu Quả bóng đồng Việt Nam cho năm 2006.[8]

Mùa giải 2013, Tấn Tài về thi đấu cho câu lạc bộ Hải Phòng. Đầu năm 2014, sau khi đội bóng Hải Phòng được chuyển giao cho Công ty cổ phần thể thao Hải Phòng, anh đã không tái ký hợp đồng chuyển giao với đơn vị chủ quản mới và chia tay câu lạc bộ để gia nhập Becamex Bình Dương. Tại Becamex Bình Dương, Tấn Tài ra sân 155 lần, ghi 12 bàn góp công lớn vào hai chức vô địch V.League 2014 và 2015 của "đội bóng đất thủ".

Cuối năm 2019, Tấn Tài hết hợp đồng và chia tay Bình Dương. Anh ban đầu định trở về giúp đội bóng quê hương Khánh Hòa đang thi đấu ở hạng Nhất. Sau khi không đạt được thỏa thuận khoác áo Khánh Hòa, Tấn Tài đã tính đến chuyện giải nghệ. Anh đã đi học lấy bằng huấn luyện và dự tính chuyển hướng công việc. Nhưng sau đó, ban lãnh đạo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh đã gặp và thuyết phục Tấn Tài. Hai bên đạt được thỏa thuận từ trước Tết âm lịch, và ký hợp đồng chính thức vào ngày 28 tháng 1 năm 2020.[9] Tại Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, anh được huấn luyện viên Phạm Minh Đức chọn đeo băng đội trưởng. Tuy nhiên, trong số 6 trận anh được ra sân thì chỉ có 2 trận đá chính, 4 trận vào sân từ ghế dự bị sau 10 vòng đấu của V.League 2020.

Ở giai đoạn 2 V.League 2020, Tấn Tài chuyển sang thi đấu cho câu lạc bộ bóng đá Hà Nội theo một bản hợp đồng ngắn hạn.[10] Anh lập tức lấy suất đá chính, trở thành nhân vật quan trọng ở tuyến giữa của đội bóng thủ đô. Dù chỉ đá nửa mùa, Tấn Tài vẫn ra sân 9 lần, trong đó có 8 trận đá chính tại V.League. Tấn Tài lại dự định giải nghệ hồi cuối năm 2020, nhưng kế hoạch này không thể diễn ra. Sau đề nghị của CLB Hà Nội trước mùa giải 2021, Tấn Tài ở lại để tiếp tục thi đấu đỉnh cao. Anh ra sân 6 trận, trong đó có 5 trận đá chính tại V.League trước khi giải đấu dừng lại do ảnh hưởng của dịch. Ngày 19 tháng 10 năm 2021, CLB Hà Nội đã thông báo chia tay và cảm ơn Lê Tấn Tài.[11]

Tháng 3 năm 2022, Lê Tấn Tài quyết định "treo giày" ở tuổi 39 sau 20 năm thi đấu chuyên nghiệp để theo đuổi con đường huấn luyện.[12]

Tai tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Tấn Tài được đánh giá là mẫu cầu thủ năng nổ, thể lực tốt, là trụ cột ở câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia.[8] Tuy nhiên, anh cũng là một cầu thủ nóng tính và nhiều lần nhận thẻ phạt trong sự nghiệp.

Năm 2005, ông Tavares rất tức giận vì cho rằng Tấn Tài đã lừa mình để về thi đấu giải U-21 Quốc gia và yêu cầu VFF phải kỷ luật Tấn Tài cùng tuyên bố "Khi nào còn làm ở đội tuyển quốc gia thì sẽ không bao giờ triệu tập Tấn Tài".[13][14] Sau đó, Tấn Tài nhận quyết định kỷ luật treo giò 5 trận đầu tiên của giải Hạng nhất quốc gia 2005 do "thiếu tinh thần trách nhiệm đối với đội tuyển quốc gia nên đưa ra một số lý do không trung thực để rời đội tuyển".

Năm 2007, anh từng bị bị Tiểu ban Kỷ luật VFF ra án phạt 3 triệu đồng vì "có hành vi khiếm nhã với trọng tài".[15] Đầu tháng 4 năm 2009, một số báo chí đưa tin Tài thuê người dằn mặt đồng đội thủ môn dự bị Minh Sơn sau một cuộc cãi vã,[16] nhưng anh phủ nhận chuyện này, cho rằng đó là chỉ là xích mích nhỏ.[17] Kết quả là cả hai cầu thủ chỉ bị câu lạc bộ kiểm điểm.[18]

Thống kê sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Bàn thắng quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
# Ngày Địa điểm Đối thủ Bàn thắng Kết quả Giải đấu
1. 28 tháng 12 năm 2006 Sân vận động Suphachalasai, Băng Cốc, Thái Lan  Singapore 2–1 3–2 King's Cup 2006
2. 2 tháng 12 năm 2010 Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, Việt Nam  Myanmar 3–1 7–1 AFF Suzuki Cup 2010
3. 24 tháng 11 năm 2012 Sân vận động Rajamangala, Băng Cốc, Thái Lan  Myanmar 1–0 1–1 AFF Suzuki Cup 2012

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Khánh Hòa
Becamex Bình Dương
Hà Nội

Quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
U-23 Việt Nam
Việt Nam

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Phan Sông Ngân (13 tháng 9 năm 2004). “Lê Tấn Tài là ai?”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2008.
  2. ^ a b Hải Dương (1 tháng 10 năm 2004). “Bản sao đã lưu trữ”. VietNamNet. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)
  3. ^ Sĩ Huyên (15 tháng 9 năm 2004). “Lê Tấn Tài rất khá!”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2008.
  4. ^ Nguyễn Tuấn (20 tháng 10 năm 2004). “SĐ Nam Định vô địch U21 quốc gia”. VnExpress. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2008.
  5. ^ “Tài Em: 'Có người đã rủ tôi bán độ'. VnExpress. 17 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2007.
  6. ^ “Tài Em, Tấn Tài bị triệu tập đến phiên tòa xử bán độ”. Bongda24h.vn. 24 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2008.
  7. ^ “Lê Tấn Tài nhận Quả bóng đồng và danh hiệu Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất”. Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2007.
  8. ^ a b Hoàng Giang (4 tháng 4 năm 2007). “Chân dung các danh hiệu Quả Bóng Vàng năm 2006”. Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2008.
  9. ^ “Lê Tấn Tài gia nhập Hồng Lĩnh Hà Tĩnh”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2022.
  10. ^ “Tiền vệ Tấn Tài chính thức gia nhập Hà Nội”. Lao Động. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2022.
  11. ^ “Tấn Tài chia tay CLB Hà Nội”. ZingNews.vn. 19 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2022.
  12. ^ “Tấn Tài giải nghệ ở tuổi 39”. Zing News. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2023.
  13. ^ S.H. - D.B. (9 tháng 10 năm 2004). “HLV Tavares đề nghị kỷ luật Lê Tấn Tài”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2008.
  14. ^ “VFF sẽ xem xét kỷ luật Tấn Tài vì 'quỳ lạy' HLV Tavares”. VnExpress. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2005.
  15. ^ “Lê Tấn Tài bị phạt 3 triệu đồng, Cần Thơ lĩnh 4 án phạt”. Báo Tiền Phong. 25 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2008.
  16. ^ Ngọc Khánh (5 tháng 4 năm 2009). “Ngôi sao Tấn Tài nhờ người dằn mặt đồng đội”. VnExpress. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2009.
  17. ^ D.L. (5 tháng 4 năm 2009). “Tấn Tài: "Tất cả đều do nhất thời nóng tính...". VietNamNet. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2009.
  18. ^ Nguyên Khôi (6 tháng 4 năm 2009). “Vụ Tấn Tài suýt đánh nhau với thủ môn Minh Sơn: Cả hai chỉ bị kiểm điểm”. Báo Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2009.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Evil Does Not Exist: ở nơi đâu cái ác không tồn tại?
Evil Does Not Exist: ở nơi đâu cái ác không tồn tại?
Lòng tốt có tồn tại, tình yêu có tồn tại, lòng vị tha có tồn tại, nhưng cái ác lại không tồn tại.
Tribe: Primitive Builder - Xây dựng bộ tộc nguyên thủy của riêng bạn
Tribe: Primitive Builder - Xây dựng bộ tộc nguyên thủy của riêng bạn
Tribe: Primitive Builder là một trò chơi mô phỏng xây dựng kết hợp sinh tồn. Trò chơi lấy bối cảnh thời kỳ nguyên thủy
Lịch sử World Item & câu chuyện xoay quanh nó
Lịch sử World Item & câu chuyện xoay quanh nó
Trong truyền thuyết trò chơi YGGDRASIL, Cây Thế giới từng được bao phủ bởi vô số chiếc lá, nhưng một ngày nọ, một con quái vật khổng lồ xuất hiện và ăn tươi nuốt sống những chiếc lá này
Con mèo trong văn hóa lịch sử Việt Nam
Con mèo trong văn hóa lịch sử Việt Nam
Tết là lúc mọi người có những khoảng thời gian quý giá quây quần bên gia đình và cùng nhau tìm lại những giá trị lâu đời của dân tộc