Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam

Việt Nam
Huy hiệu áo/huy hiệu Hiệp hội
Biệt danhNhững chiến binh sao vàng[1][2][3]
Hiệp hộiVFF
Liên đoàn châu lụcAFC (châu Á)
Liên đoàn khu vựcAFF (Đông Nam Á)
Huấn luyện viên trưởngKim Sang-sik
Đội trưởngĐỗ Hùng Dũng
Thi đấu nhiều nhấtLê Công Vinh (83)
Ghi bàn nhiều nhấtLê Công Vinh (51)
Sân nhàSân vận động Quốc gia Mỹ Đình
Mã FIFAVIE
Áo màu chính
Áo màu phụ
Hạng FIFA
Hiện tại 115 Giảm 10 (ngày 4 tháng 4 năm 2024)[4]
Cao nhất84 (Tháng 9 năm 1998[5])
Thấp nhất172 (Tháng 12 năm 2006)
Trận quốc tế đầu tiên
 Việt Nam 2–2 Philippines 
(Manila, Philippines, ngày 26 tháng 11 năm 1991)[6]
Trận thắng đậm nhất
 Việt Nam 11–0 Guam 
(Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam; 23 tháng 1 năm 2000)
Trận thua đậm nhất
 Zimbabwe 6–0 Việt Nam 
(Kuala Lumpur, Malaysia; 26 tháng 2 năm 1997)
 Oman 6–0 Việt Nam 
(Incheon, Hàn Quốc, 29 tháng 12 năm 2003)
 Hàn Quốc 6–0 Việt Nam 
(Suwon, Hàn Quốc, 17 tháng 10 năm 2023)
Giải thế giới
Sồ lần tham dự0
Kết quả tốt nhấtVòng loại thứ ba (2022)
Cúp bóng đá châu Á
Sồ lần tham dự3 (Lần đầu vào năm 2007)
Kết quả tốt nhấtTứ kết (2007, 2019)

Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam là đội tuyển bóng đá quốc gia đại diện cho Việt Nam thi đấu tại các giải đấu bóng đá quốc tế do Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) quản lý.

Bóng đá theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 19. Tuy nhiên, do nhiều xung đột xảy ra trong nước suốt thế kỷ 20, sự phát triển của bóng đá Việt Nam đã bị cản trở đáng kể.[7][8] Trong khi Việt Nam bị chia thành hai vùng tập kết quân sự ở miền Bắcmiền Nam vào năm 1954, hai đội tuyển quốc gia đã tồn tại và đều được quản lý và điều hành bởi các cơ quan quản lý riêng biệt với Hội Bóng đá Việt Nam ở miền Bắc và Hội Túc cầu giáo ở miền Nam. Sau khi hai miền thống nhất vào năm 1976, Liên đoàn bóng đá Việt Nam được thành lập dựa trên tiền thân của Hội bóng đá Việt Nam.[9][10]

Kể từ những năm 1990, Việt Nam đã hội nhập trở lại với nền bóng đá thế giới, và môn thể thao này sớm trở thành một phần không thể thiếu của xã hội Việt Nam. Điều này đã làm cho đội tuyển quốc gia trở thành một phần của chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam và nhận được sự ủng hộ trên toàn quốc. Cổ động viên Việt Nam được coi là một trong những cổ động viên cuồng nhiệt, với những màn ăn mừng rầm rộ trước những thành tích của đội, kể cả đội trẻ như U-23, U-22[11][12] hay U-19.[13]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi hai miền nam bắc Việt Nam tái thống nhất về mặt nhà nước thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau cuộc Tổng tuyển cử năm 1976, thực hiện nguyên tắc kế thừa chính phủ, AFCFIFA công nhận đội tuyển quốc gia Việt Nam từ năm 1976 thực hiện kế thừa các quyền, nghĩa vụ và thành tích của Đội tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng hoàĐội tuyển Việt Nam Cộng hoà truớc đây. Trận cầu giữa Tổng cục Đường sắt và Cảng Sài Gòn ngày 7 tháng 11 năm 1976 được coi là mốc đánh dấu sự thống nhất chính thức giữa bóng đá miền Nam và miền Bắc.[14]

Mặc dù thể thao Việt Nam chính thức tái tham gia các hoạt động thể thao quốc tế từ Olympic năm 1980 tại Liên Xô, Á vận hội năm 1982 tại Ấn Độ[15] và SEA Games 1989[16] nhưng đội tuyển bóng đá Việt Nam chỉ chính thức tái hòa nhập bóng đá quốc tế từ kỳ SEA Games năm 1991.[17]

Năm 1989, khi Việt Nam bắt đầu công cuộc cải cách Đổi Mới mang tính cách mạng, một liên đoàn bóng đá mới được thành lập. Sau ba tháng chuẩn bị, tháng 8 năm 1989, Đại hội lần thứ nhất của liên đoàn bóng đá mới đã diễn ra tại Hà Nội, tuyên bố thành lập Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF). Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Ngọc Chữ được bầu làm chủ tịch VFF.[18]

Thời kỳ đổi mới và tái phát triển bóng đá Việt Nam (1991–2011)

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển Việt Nam tham gia trở lại các giải đấu quốc tế kể từ SEA Games 1991 tại Manila, Philippines.[19] Việt Nam tham dự vòng loại FIFA World Cup lần đầu tiên với tư cách là một quốc gia thống nhất vào chiến dịch World Cup 1994. Đội tuyển quốc gia vào thời điểm đó đã không thành công trong các chiến dịch World Cup khi đều thất bại ở cả hai giải đấu năm 19941998 với chỉ một chiến thắng.

Từ năm 1996, Việt Nam là thành viên chính thức của AFF. Đội tham gia kỳ Tiger Cup đầu tiên và kết thúc ở vị trí thứ ba, sau đó đăng cai Tiger Cup lần thứ hai vào năm 1998, giải đấu mà họ thua 0-1 trước Singapore trong trận chung kết. Từ năm 2000 đến 2007, Việt Nam đều thất bại trong việc giành ngôi vô địch Đông Nam Á khi để thua ở bán kết hoặc bị loại ở vòng bảng. Cũng vào năm 1996, Việt Nam được báo chí quốc tế chú ý khi đã mời gã khổng lồ Juventus FC của Ý - đội mới giành được chức vô địch UEFA Champions League 1995–96 - sang thi đấu trong một trận giao hữu tại Hà Nội.[20]

Năm 1999, Việt Nam là chủ nhà của Dunhill Cup, một giải đấu giao hữu không chính thức. Vì chỉ là một giải đấu giao hữu không nằm trong lịch FIFA, một số đội tuyển quốc gia đã quyết định cử đội dự bị tham dự. Trong giải đấu này, Việt Nam đã có chiến thắng gây sốc 1-0 trước Nga và thủ hòa Iran 2-2, bên cạnh chiến thắng 1-0 trước Singapore; để đi tiếp với ngôi nhất bảng. Đội tuyển sau đó bị loại ở bán kết sau thất bại 1–4 trước Trung Quốc.

Tại Vòng loại AFC Asian Cup 2004, đội đã tạo ra cú sốc với chiến thắng 1-0 trước đội giành hạng tư FIFA World Cup 2002 Hàn Quốc tại Muscat, trở thành một trong những chiến công vĩ đại nhất của bóng đá Việt Nam kể từ khi thống nhất.[21]

Việt Nam đăng cai AFC Asian Cup 2007 cùng với Indonesia, MalaysiaThái Lan. Được đánh giá là đội yếu thứ hai tại giải chỉ sau đồng chủ nhà Malaysia, nhưng ở vòng bảng, Việt Nam đã đánh bại Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất 2-0, hòa 1-1 với một đội bóng vùng Vịnh khác là Qatar, trước khi để thua các nhà Đương kim vô địch Nhật Bản 1-4. Với 4 điểm giành được, Việt Nam trở thành đội đồng chủ nhà và là đội Đông Nam Á duy nhất lọt vào tứ kết, nơi đội để thua nhà vô địch năm đó là Iraq với tỷ số 0-2.

Việt Nam đã giành chức vô địch AFF Cup đầu tiên vào năm 2008, danh hiệu quốc tế đầu tiên của đội kể từ khi tái hội nhập bóng đá toàn cầu,[22] dưới sự dẫn dắt của Henrique Calisto. Cuối năm 2011, Việt Nam tăng 35 bậc, xếp thứ 99, trở lại top 100 FIFA sau bảy năm và dẫn đầu Đông Nam Á lần đầu tiên trên bảng xếp hạng FIFA.[23]

Thời kỳ suy thoái (2009–2014)

[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn từ năm 2009 đến 2014 chứng kiến sự đi xuống về thành tích của bóng đá Việt Nam. Đội đã tham dự các chiến dịch vòng loại World Cup 2010, 2014, cùng với vòng loại Asian Cup các năm 20112015, nhưng đều bị loại sớm. Đội thua chung cuộc 0–6 trước UAE ở vòng loại đầu tiên của World Cup 2010. Tại vòng loại World Cup 2014, Việt Nam chỉ có thể đánh bại Macau ở vòng đầu tiên, trước khi dừng bước trước Qatar ở vòng thứ hai. Ở vòng loại Asian Cup 2011, đội chơi không tồi khi xếp trên đội cuối bảng Liban, dù xếp sau SyriaTrung Quốc. Còn ở vòng loại Asian Cup 2015, Việt Nam thua 5 trong tổng cộng 6 trận và xếp cuối trong bảng đấu gồm UAE, UzbekistanHồng Kông.

Cùng với thành tích kém cỏi ở vòng loại châu lục và thế giới, Việt Nam đã sa sút ở giải đấu khu vực. Đội đã thua Malaysia, đội sau đó trở thành nhà vô địch, trong trận bán kết AFF Cup 2010. Việt Nam thậm chí còn bị loại ở vòng bảng tại kỳ AFF Cup tiếp theo vào năm 2012 khi chỉ có được trận hòa trước Myanmar, còn lại thua Thái LanPhilippines. Đây là thành tích kém nhất của đội ở một kỳ AFF Cup.

Thời kỳ tái thiết (2014–2017)

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển Việt Nam bắt đầu chứng kiến những thay đổi đáng kể dưới thời huấn luyện viên người Nhật Bản Toshiya Miura, người dẫn dắt đội tuyển từ năm 2014 đến năm 2016. Đội thi đấu khá tốt ở AFF Cup 2014 khi vượt qua vòng bảng với ngôi đầu, nhưng đã không thể tiến vào trận chung kết khi thua Malaysia sau hai lượt trận bán kết với tổng tỷ số 4–5, trong đó có trận thua sốc 2–4 ngay tại sân nhà ở lượt về,[24] mặc dù trước đó đã thắng 2–1 trên sân khách ở lượt đi.[25]

Tại vòng loại World Cup 2018, Việt Nam chung bảng với Thái Lan, Indonesia, Đài Bắc Trung HoaIraq (Indonesia sau đó đã bị FIFA cấm tham dự). Đội tuyển dưới sự dẫn dắt của HLV Miura đã có trận hòa đáng tiếc 1-1 trước Iraq trên sân nhà trong thế dẫn trước đến phút bù giờ cuối cùng.[26] Nhưng các trận thua đáng thất vọng trước đối thủ kình địch Thái Lan, bao gồm trận thua 0–1 trên sân khách[27] và 0–3 trên sân nhà[28] đã khiến đội bóng bị chỉ trích nặng nề. Bất chấp những đóng góp trong nỗ lực tái thiết đội tuyển, Miura đã bị VFF sa thải sau khi đội U-23 Việt Nam bị loại ngay từ vòng bảng U-23 châu Á 2016 với ba trận toàn thua. Niềm hy vọng tái thiết lúc này được đặt vào huấn luyện viên nội Nguyễn Hữu Thắng.

Dưới sự dẫn dắt của Nguyễn Hữu Thắng, đội tuyển Việt Nam một lần nữa lọt vào đến bán kết AFF Cup 2016 sau thành tích toàn thắng ở vòng bảng, nhưng đã phải chịu thất bại trước Indonesia với tổng tỷ số 3–4 sau hai lượt trận.[29][30] Tháng 8 năm 2017, việc đội U-22 bị loại ngay sau vòng bảng SEA Games 2017 dù được giới truyền thông và người hâm mộ kỳ vọng rất nhiều đã khiến HLV Nguyễn Hữu Thắng phải từ chức.

Thất bại của lứa U-22 ở SEA Games năm đó, dù chỉ là ở cấp độ trẻ, đã khiến cả nền bóng đá Việt Nam trở nên rối ren khi hầu hết người hâm mộ mất hết niềm tin để cổ vũ cho các cấp đội tuyển.[31] Do nhiều cầu thủ U-22 khi ấy cũng là trụ cột của ĐTQG, thất bại ở SEA Games đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần toàn đội. Giữa lúc đó, huấn luyện viên tạm quyền Mai Đức Chung được bổ nhiệm dẫn dắt đội tuyển Việt Nam trong hai trận đấu quan trọng ở Vòng loại thứ ba của Asian Cup 2019 với đội láng giềng Campuchia, và đã phân nào vực dậy tinh thần của cả đội khi vượt qua đối thủ này qua hai lượt trận (thắng 2–1 trên sân khách và 5–0 trên sân nhà).[32]

"Thế hệ vàng" với Park Hang-seo (2017–2023)

[sửa | sửa mã nguồn]

Park Hang-seo, cựu trợ lý của Guus Hiddink tại FIFA World Cup 2002, được bổ nhiệm làm huấn luyện viên mới của Việt Nam vào ngày 11 tháng 10 năm 2017 sau nỗ lực đàm phán không thành với Sekizuka Takashi; trước đó VFF cũng đã cố gắng liên lạc với HLV người Mỹ Steve Sampson nhưng không có kết quả.[33] Khi mới đến Việt Nam, Park Hang-seo đã bị người Việt Nam chào đón bằng sự hoài nghi, vì ông đang có sự nghiệp khá lận đận ở giải hạng Ba Hàn Quốc.[34]

Trận đấu đầu tiên của ông Park dưới chức danh huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam là ở vòng loại Asian Cup 2019, khi Việt Nam cầm hòa Afghanistan không bàn thắng trên sân nhà vào ngày 14 tháng 11 năm 2017, qua đó giúp đội vượt qua Vòng loại AFC Asian Cup 2019 để có lần đầu tiên tham dự giải đấu kể từ năm 2007.[35] Bất chấp điều đó, ông Park đã bị dư luận chỉ trích vì màn trình diễn kém thuyết phục của toàn đội, dù mới nắm đội được một tuần.[36] Tuy nhiên, thái độ của người hâm mộ thay đổi nhanh chóng sau những kỳ tích vô tiền khoáng hậu của đội tuyển U-23 Việt Nam do chính ông dẫn dắt khi đội lần lượt giành ngôi Á quân giải U-23 châu Á và sau đó đạt vị trí hạng tư Asiad 2018.[37] Cùng với nòng cốt là các cầu thủ U-23 vừa gây tiếng vang ở các giải trẻ châu lục, Park Hang-seo cuối cùng đã đưa đội tuyển Việt Nam đến vinh quang với chức vô địch AFF Cup 2018 sau 10 năm chờ đợi, giúp Việt Nam có lần thứ hai đăng quang giải đấu lớn nhất khu vực. Tuy nhiên, đội đã thất bại trước kình địch Thái Lan trong cả hai kỳ AFF Cup sau đó, lần lượt ở các vòng Bán kết và Chung kết.

Việt Nam tham dự AFC Asian Cup 2019 với đội hình trẻ nhất giải; phần lớn gồm những cầu thủ thuộc lứa U-23 vừa vô địch AFF Cup trước đó. Được xếp vào bảng D cùng Iran, IraqYemen, Việt Nam đã thua Iraq 2-3 và Iran 0-2, thắng Yemen 2-0 và đứng thứ ba bảng D, lọt vào Vòng 1/8 với tư cách là một trong 4 đội thứ 3 có thành tích tốt nhất. Sau đó, đội tuyển đã bất ngờ đánh bại đội nhất bảng A là Jordan trong loạt sút luân lưu sau khi hòa 1-1 trong thời gian thi đấu chính thức, qua đó có lần thứ hai lọt vào tứ kết Asian Cup.[38] Trong trận tứ kết, Việt Nam gặp Nhật Bản và chỉ để thua với tỷ số sát nút 0-1. Những kết quả tích cực này giúp bóng đá Việt Nam bứt phá trên bảng xếp hạng FIFA, khi đội lọt vào top 100 và duy trì được vị trí này xuyên suốt triều đại của ông Park.

Tại Vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á, Việt Nam rơi vào bảng G cùng với ba đối thủ Đông Nam Á khác là Thái Lan, MalaysiaIndonesia bên cạnh UAE. Với dàn cầu thủ đang đạt độ chín, đội tuyển Việt Nam trải qua một chiến dịch vòng loại World Cup thành công nhất cho đến nay khi kết thúc vòng loại thứ hai với 17 điểm, đứng thứ 2 sau UAE (18 điểm) và lần đầu tiên giành vé vào Vòng loại thứ ba, cũng như được đặc cách vượt qua vòng loại AFC Asian Cup 2023 tại Qatar với tư cách là một trong năm đội nhì bảng có thành tích tốt nhất.[39][40]

Tại Vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á, Việt Nam nằm ở bảng B cùng với Nhật Bản, Úc, Ả Rập Xê Út, Trung QuốcOman. Trước những đối thủ hàng đầu châu lục, đội tuyển kết thúc vòng ba với chỉ 1 trận thắng (trước Trung Quốc), 1 trận hòa (trước Nhật Bản) và thua đến 8 trận, giành được 4 điểm và đứng cuối bảng.

Sau khi cùng Việt Nam giành ngôi Á quân AFF Cup 2022, Park Hang-seo đã tuyên bố chia tay đội tuyển Việt Nam sau năm năm gắn bó. Trong năm năm thành công đó, bên cạnh những thành tích ở các giải trẻ, ông giúp đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại cuối cùng World Cup 2022.

Khủng hoảng thời Philippe Troussier và đợt suy thoái lần thứ hai (2023–nay)

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 27 tháng 2 năm 2023, Philippe Troussier - người từng dẫn dắt đội tuyển Nhật Bản vô địch Asian Cup 2000 - chính thức được bổ nhiệm làm huấn luyện viên mới của đội tuyển Việt Nam với tham vọng giành vé dự World Cup 2026. Hợp đồng giữa nhà cầm quân người Pháp với VFF có thời hạn gần ba năm rưỡi, từ ngày 1 tháng 3 năm 2023 tới 1 tháng 7 năm 2026.[41] Lực lượng của đội tuyển dưới thời Troussier có sự chuyển giao mạnh mẽ với những cầu thủ trẻ thuộc lứa U-23 vừa cùng ông giành huy chương đồng SEA Games 2023. Đội khởi đầu quá trình chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2026 và Asian Cup 2023 bằng sáu trận giao hữu với các đối thủ có trình độ tăng dần trong vòng bốn tháng và kết thúc với 3 thắng và 3 thua, trong đó có trận thua chủ nhà Hàn Quốc 0–6 ở trận giao hữu cuối cùng (cân bằng kỷ lục trận thua đậm nhất của đội tuyển).[42]

vòng loại World Cup 2026, Việt Nam được xếp vào bảng F cùng với Iraq, Philippines và Indonesia. Đội khởi đầu chiến dịch vòng loại bằng chiến thắng nhọc nhằn 2–0 trước Philippines trên sân khách, sau đó để thua Iraq 0–1 trên sân nhà trong một thế trận hoàn toàn lép vế khi không tạo ra tình huống nguy hiểm và không có cú sút nào, trước khi nhận bàn thua ngay phút bù giờ cuối cùng.[43] Kết quả này khiến đội tuyển đối mặt với nhiều áp lực, đặc biệt lối chơi kiểm soát mà huấn luyện viên người Pháp áp dụng không nhận được nhiều niềm tin về khả năng thành công.

Việt Nam tham dự Asian Cup 2023 trong bối cảnh sứt mẻ lực lượng với chín trụ cột dính chấn thương trước thềm giải đấu, do vậy nòng cốt của đội phần lớn là những cầu thủ trẻ còn ít kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Rơi vào bảng đấu có Nhật Bản, Iraq và Indonesia, đội chơi không tệ trong trận mở màn thua Nhật Bản 2–4 khi có thời điểm dẫn trước 2–1. Tuy nhiên, họ lại thất bại 0–1 trước đối thủ cạnh tranh trực tiếp Indonesia và sớm bị loại ngay từ vòng bảng, đánh dấu lần đầu tiên để thua đối thủ cùng khu vực sau hơn 7 năm bất bại. Ở trận cuối cùng gặp Iraq, Việt Nam chơi khởi sắc khi dẫn trước đối thủ 1–0 sau hiệp một, nhưng đội sớm rơi vào thế thiếu người do Khuất Văn Khang bị thẻ đỏ ngay trước giờ nghỉ, nên để mất thế trận trong hiệp hai và thua ngược 2–3, qua đó chia tay giải đấu với ba trận toàn thua. Sau giải đấu này, đội lần đầu tiên bị đánh bật khỏi top 100 bảng xếp hạng FIFA kể từ năm 2018.

Sau thất bại nặng nề của đội tuyển Việt Nam ở Asian Cup cùng với lối chơi thiếu thuyết phục trước đó của đội ở vòng loại World Cup, làn sóng chỉ trích tăng lên đáng kể với ông Troussier và đã có khá nhiều nghi vấn được đặt ra về năng lực cầm quân của ông, cũng như có nhiều luồng ý kiến cho rằng nên sa thải vị huấn luyện viên này. Tuy nhiên, Troussier vẫn được VFF tín nhiệm để dẫn dắt đội tuyển trong giai đoạn tiếp theo của vòng loại thứ hai World Cup 2026, với hai trận đấu quan trọng mà Việt Nam sẽ tái ngộ Indonesia.[44][45] Bất chấp sự tin tưởng đó, đội tuyển của Troussier đã thất bại toàn diện trong cả hai lượt trận trước Tim Garuda, với các trận thua 0–1 ở lượt đi và 0–3 ở lượt về ngay trên sân Mỹ Đình - đánh dấu lần đầu tiên đội để thua Indonesia ngay trên sân nhà sau 20 năm. Hai trận thua liên tiếp này khiến Việt Nam gần như sớm dừng chân ở vòng loại World Cup, dù trên lý thuyết họ vẫn còn hai lượt trận nữa.[46]

Trước sức ép ngày càng lớn từ giới truyền thông và người hâm mộ (thậm chí trong trận lượt về với Indonesia ở Mỹ Đình, các cổ động viên đã giăng biểu ngữ để kêu gọi huấn luyện viên Troussier phải từ chức sớm[47]), VFF đã quyết định chấm dứt hợp đồng với Philippe Troussier chỉ hai giờ sau trận thua Indonesia 0–3.[48] Với chỉ bốn chiến thắng qua 14 trận, Troussier là huấn luyện viên có tỷ lệ thắng thấp nhất trong các huấn luyện viên ngoại từng dẫn dắt tuyển Việt Nam (28,57%). Những thất bại liên tiếp trong khoảng thời gian này khiến Việt Nam trở thành đội tuyển sa sút nhất trên bảng xếp hạng FIFA, khi tụt 20 bậc từ vị trí 95 xuống 115.[49][50]

Ngày 3 tháng 5 năm 2024, chỉ hơn một tháng sau khi chia tay Philippe Troussier, huấn luyện viện người Hàn Quốc Kim Sang-sik đã được chọn làm tân thuyền trưởng của đội tuyển quốc gia với bản hợp đồng hai năm đến tháng 3 năm 2026.[51][52] Trong trận ra mắt của mình, ông Kim giúp Việt Nam lội ngược dòng thắng Philippines 3–2 trên sân nhà để nhen nhóm hi vọng đi tiếp mong manh ở vòng loại World Cup, khi đội chỉ còn kém Indonesia 1 điểm. Tuy nhiên, với việc Indonesia đánh bại Philippines 2–0 trong trận đấu diễn ra sớm hơn, Việt Nam đã sớm phải dừng bước ngay trước lượt trận cuối gặp chủ nhà Iraq, nơi họ để thua 1–3. Quãng thời gian sau đó, tuyển Việt Nam tiếp tục nối dài chuỗi trận đáng thất vọng bằng hai trận thua Nga và Thái Lan tại giải giao hữu LPBank Cup và trận hòa 1–1 với Ấn Độ, qua đó ngày càng lún sâu trên bảng xếp hạng FIFA.

Tại các giải đấu (1991–nay)

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại các giải khu vực Đông Nam Á

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại hội Thể thao Đông Nam Á

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam tại SEA Games 1991 do Vũ Văn TưNguyễn Kim Hằng dẫn dắt. Đội chỉ giành được một điểm, xếp cuối bảng và bị loại ngay từ vòng bảng sau khi hòa Philippines, thua IndonesiaMalaysia. Lần tập trung dự SEA Games năm đó, do điều kiện ở Nhổn rất thiếu thốn nên sau một tuần, 11 cầu thủ phía Nam (thành viên Quảng Nam - Đà Nẵng, Hải Quan, Cảng Sài Gòn) đồng loạt "đào ngũ".[53] Cũng vì ảnh hưởng bởi sự cố trên, Vũ Văn Tư từ nhiệm sau 7 ngày dẫn dắt. Để lấp chỗ trống, Liên đoàn huy động một số cầu thủ và HLV Thể Công, Nguyễn Sỹ Hiển lên làm nhiệm vụ. Ở kỳ SEA Games 1993, đội bắt đầu trình làng những tài năng trẻ như Nguyễn Hồng Sơn, Lê Huỳnh Đức và giành chiến thắng 1-0 trước Philippines. Tuy nhiên, hai trận thua trước Indonesia và Singapore đã khiến Việt Nam lần thứ hai liên tiếp bị loại ở vòng bảng SEA Games.

Sau hai kỳ SEA Games đầu tiên không thành công, VFF bắt đầu thuê huấn luyện viên ngoại nhằm cải thiện thành tích của đội tuyển, tiên phong với Edson Tavares và sau đó là Karl-Heinz Weigang. Ông Tavares dẫn dắt cả hai đội Việt Nam 1 và Việt Nam 2 đều vào bán kết Cúp Độc Lập, nhưng ông bất ngờ bị thay thế bởi Weigang chỉ sau 42 ngày làm việc. Weigang nhận thấy phần lớn các cầu thủ Việt Nam lúc đó đều có điểm yếu về thể lực cũng như không có kinh nghiệm thi đấu quốc tế nên chính ông đưa ra dự án phát triển cầu thủ Việt. Nhờ quan hệ cá nhân, năm 1995, Weigang đưa cả đội tuyển đi tập huấn tại châu Âu, nơi đội thi đấu hơn 20 trận. Nhờ sự chuẩn bị này, đội đã vượt qua vòng bảng SEA Games cùng năm, sau đó thắng Myanmar ở bán kết, trước khi để thua chủ nhà Thái Lan 0-4 ở chung kết.

Tại SEA Games 1997, đội thua Thái Lan ở bán kết, sau đó đoạt huy chương đồng khi hạ Singapore. Đến SEA Games 1999, đội một lần nữa lọt vào chung kết sau khi vượt qua vòng bảng và thắng Indonesia ở bán kết, nhưng HLV Alfred Riedl cùng Việt Nam tiếp tục nhìn người Thái đoạt huy chương vàng với thất bại 0-2 ở chung kết. Đó là lần cuối bóng đá nam tại SEA Games không giới hạn độ tuổi.

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam tham dự Tiger Cup ngay trong lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1996. Đội khởi đầu bằng trận thắng 3–1 trước Campuchia tại vòng bảng, trước khi bị Lào cầm hòa 1–1 ngay sau đó. Trận đấu gặp Lào đã gây thất vọng đến mức bị nghi vấn "bán độ" khi Nguyễn Hữu Thắng nhận thẻ đỏ trực tiếp; huấn luyện viên Karl-Heinz Weigang thậm chí đã đòi đuổi một nhóm năm cầu thủ có "vấn đề" về nước.[54][55] Sau sự việc, năm cầu thủ này đã được phép tiếp tục thi đấu và cùng đội tuyển Việt Nam vượt qua vòng bảng, trước khi thua Thái Lan ở bán kết và thắng Indonesia để đoạt huy chương đồng chung cuộc.

Tại Tiger Cup 1998 trên sân nhà – cũng là lần đầu đội đăng cai một giải quốc tế – đội tuyển Việt Nam dưới sự dẫn dắt của Alfred Riedl đã có màn thể hiện ấn tượng với 3 trận thắng và 1 trận hòa, trong đó có cả trận thắng đậm Thái Lan 3–0 tại bán kết. Tuy nhiên, họ đã phải khuất phục trước Singapore trong trận chung kết nhờ bàn thắng duy nhất bằng lưng của Sasi Kumar. Vòng bảng Tiger Cup hai năm sau đó, Việt Nam đã phục thù thành công khi thắng Singapore, gián tiếp khiến đối thủ này bị loại. Ở trận bán kết gặp Indonesia, Việt Nam đã chơi kiên cường khi hai lần gỡ hòa trong thế bị dẫn trước , trước khi để thua đáng tiếc trong hiệp phụ bởi bàn thắng vàng của Gendut Christiawan ở phút 120. Thất bại này khiến tinh thần của đội tuyển Việt Nam sụp đổ và sau đó thua chóng vánh Malaysia 0–3 ở trận tranh huy chương đồng.

Với những tên tuổi mới như Minh Phương, Tài Em, Văn Quyến, đội đoạt huy chương đồng Tiger Cup 2002 dưới nhiệm kỳ đầu tiên của huấn luyện viên Henrique Calisto. Đến Tiger Cup 2004, đội tuyển của huấn luyện viên Edson Tavares có sự kết hợp của lứa cầu thủ giành huy chương bạc SEA Games 22 như Lê Công Vinh, Phan Thanh Bình cùng các cựu binh, dưới sự dẫn dắt của đội trưởng Lê Huỳnh Đức và thủ môn Trần Minh Quang. Tuy nhiên, đây lại là giải đấu thất vọng của Việt Nam khi bị loại ngay từ vòng bảng do chỉ xếp thứ ba bảng đấu sau SingaporeIndonesia, trong đó có trận thua Indonesia 0–3 ngay tại Mỹ Đình. Sau giải đấu này, Lê Huỳnh ĐứcTrần Minh Quang đã chính thức giã từ đội tuyển quốc gia.

AFF Cup 2007, đội thi đấu dưới sự dẫn dắt của Alfred Riedl, người có lần thứ ba dẫn dắt tuyển Việt Nam. Việt Nam một lần nữa rơi vào bảng đấu có sự hiện diện của SingaporeIndonesia, bên cạnh Lào. Đội vượt qua vòng bảng với vị trí thứ nhì sau Singapore, trước khi để thua Thái Lan với tổng tỷ số 0–2 ở bán kết.

Trước khi AFF Cup 2008 khởi tranh, tuyển Việt Nam dưới nhiệm kỳ thứ hai của Henrique Calisto đang có phong độ kém cỏi khi trải qua 10 trận giao hữu toàn hòa và thua. Trân đấu mở màn thua Thái Lan 0–2 đã khiến Calisto và các cầu thủ chịu nhiều sức ép từ dư luận. Tuy nhiên, đội đã lần lượt đánh bại Malaysia 3–2 và Lào 4–0 để đi tiếp với vị trí nhì bảng. Đối đầu với đương kim vô địch Singapore ở bán kết, Việt Nam hòa tiếc nuối không bàn thắng trên sân nhà nhưng thắng 1–0 trên đất khách nhờ công của Nguyễn Quang Hải, qua đó đưa Việt Nam vào chung kết gặp Thái Lan. Đội đã tạo nên bất ngờ với chiến thắng 2–1 ở lượt đi trên sân khách. Lượt về, đội bị dẫn 0–1 cho đến khi cú đá phạt hàng rào của Nguyễn Minh Phương ở phút bù giờ cuối cùng của hiệp 2 được Lê Công Vinh đánh đầu ngược tung lưới Thái Lan, giúp cho Việt Nam lần đầu lên ngôi vô địch Đông Nam Á.

Cảnh trong trận chung kết của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2008. Theo chiều kim đồng hồ từ trên xuống: Những fan hâm mộ Việt Nam trong chiến thắng của Việt Nam, đội Việt Nam nhận cúp và đội Việt Nam trước trận đấu cuối cùng của trận lượt về.

Tại AFF Cup 2010, các nhà đương kim vô địch rơi vào bảng đấu có Singapore, PhilippinesMyanmar. Tuy vượt qua vòng bảng với ngôi đầu, đội đã chơi thiếu thuyết phục khi thua sốc Philippines 0–2 và thắng chật vật Singapore trong thế thiếu người ở 30 phút cuối. Việt Nam đã bị loại ở vòng bán kết bởi Malaysia (đội sau đó lên ngôi vô địch) với tổng tỷ số 0–2, qua đó thất bại trong việc bảo vệ danh hiệu. Đội tuyển sau đó chia tay huấn luyện viên Calisto cùng cặp tiền vệ Minh Phương, Tài Em.

Năm 2012, học hỏi từ thành công của bóng đá Malaysia, VFF đã dùng huấn luyện viên nội Phan Thanh Hùng để chuẩn bị cho AFF Cup vào cuối năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh bóng đá Việt Nam đang rối ren khi một loạt các câu lạc bộ V-League đồng loạt giải thể, Việt Nam kết thúc giải với thành tích tệ nhất trong các lần tham dự giải đấu của mình: bị loại từ vòng bảng với chỉ một điểm kiếm được sau ba trận (hòa Myanmar 1–1, còn lại thua Philippines 0–1 và Thái Lan 1–3). Đội chỉ hơn Myanmar về hiệu số bàn thắng bại nên tránh được vị trí chót bảng, qua đó không phải thi đấu vòng loại giải lần sau.[56]

Trong thời kỳ chuyển giao của đội tuyển ở AFF Cup 2014, huấn luyện viên Toshiya Miura đã sử dụng các nhân tố mới như Trần Nguyên Mạnh, Quế Ngọc Hải, Vũ Minh Tuấn, Ngô Hoàng Thịnh,... Đội chơi ấn tượng và vượt qua vòng bảng với ngôi nhất bảng A, bao gồm trận hòa 2–2 trước Indonesia cùng với các chiến thắng 3–0 trước Lào và 3–1 trước Philippines. Ở vòng bán kết, Việt Nam thắng Malaysia 2–1 trong trận lượt đi tại sân Shah Alam và nắm lợi thế lớn để giành quyền vào chung kết. Tuy nhiên, đến lượt về, đội thi đấu dưới sức đến ngỡ ngàng khi bị dẫn 1–4 chỉ sau hiệp một bởi những sai lầm nghiêm trọng của hàng phòng ngự, trong đó có một quả phạt đền ngay đầu trận do sai sót của Quế Ngọc Hải, một pha ra vòng cấm bất cẩn của thủ môn Trần Nguyên Mạnh để đối phương tâng bóng qua đầu, một bàn phản lưới nhà của Đinh Tiến Thành và tình huống mắc lỗi vị trí của Nguyễn Văn Biển. Nỗ lực trong hiệp hai của Việt Nam chỉ mang lại bàn rút ngắn tỷ số xuống còn 2–4 của Lê Công Vinh, khiến đội bị loại đầy cay đắng với tổng tỷ số 4–5.

Tại AFF Cup 2016, dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên nội Nguyễn Hữu Thắng, Việt Nam lần đầu tiên toàn thắng vòng bảng với 9 điểm tuyệt đối, bao gồm các chiến thắng 2–1 trước Myanmar, 1–0 trước Malaysia và 2–1 trước Campuchia. Gặp Indonesia của người cũ Alfred Riedl ở bán kết, đội để thua 1–2 trong trận lượt đi tại sân đối thủ. Ở trận lượt về trên sân Mỹ Đình, Việt Nam thi đấu áp đảo trước đối phương, nhưng lại bị dẫn bàn trước từ pha phá bóng sai kỹ thuật của Trần Đình Đồng để cho Stefano Lilipaly của Indonesia sút vào lưới trống. Trong tình thế khó khăn, đặc biệt là sau tấm thẻ đỏ trực tiếp của Nguyên Mạnh vì lỗi đánh nguội cầu thủ đối phương khi đội đã hết quyền thay người, Việt Nam đã ghi liền hai bàn để vươn lên dẫn 2–1 do công lần lượt của Vũ Văn ThanhVũ Minh Tuấn, buộc trận đấu phải bước sang hiệp phụ. Việt Nam thua thêm một bàn trên chấm phạt đền khi hậu vệ Quế Ngọc Hải phải làm thủ môn bất đắc dĩ, và chấp nhận thua chung cuộc 3–4 trước Indonesia. Sau giải đấu, đội tuyển Việt Nam chia tay hai cựu binh cuối cùng từng giúp Việt Nam vô địch AFF Cup 2008, Lê Công VinhPhạm Thành Lương.

Bước vào AFF Cup 2018, HLV Park Hang-seo đã tin dùng những cầu thủ U-23 đã đoạt huy chương bạc U-23 châu Á 2018 và hạng tư ASIAD 2018 như Nguyễn Công Phượng, Đoàn Văn Hậu, Nguyễn Quang Hải, Phan Văn Đức, Hà Đức Chinh,... cùng các cựu binh như Nguyễn Văn Quyết, Nguyễn Anh ĐứcNguyễn Trọng Hoàng,...[57] Việt Nam giành được ba chiến thắng trước Lào, Malaysia, Campuchia và một trận hòa với Myanmar, đứng đầu bảng A và lọt vào bán kết. Đội hạ gục Philippines cùng với tỷ số 2–1 qua hai lượt trận để giành quyền vào chung kết AFF Cup lần đầu tiên sau 10 năm và tái ngộ Malaysia. Hai đội hòa nhau 2–2 ở lượt đi trên sân Bukit Jalil, trước khi Anh Đức ghi bàn duy nhất trong trận lượt về trên sân Mỹ Đình để giúp đội thắng chung cuộc 3–2 và có lần thứ hai vô địch AFF Cup.

Tại AFF Cup 2020 tổ chức tập trung tại Singapore, với việc vừa trải qua sáu trận đấu ở vòng loại thứ ba World Cup 2022 trước những đội tuyển hàng đầu châu Á, đoàn quân của HLV Park Hang-seo được kỳ vọng sẽ bảo vệ ngôi vô địch của khu vực. Đội giành được 10 điểm giống Indonesia nhưng xếp nhì bảng vì kém hiệu số bàn thắng bại. Sau đó tại vòng bán kết, Việt Nam đã bị Thái Lan – đội sau đó đã giành ngôi vô địch – hạ gục với tổng tỷ số 0-2. Thất bại này đã đánh dấu lần thứ tám đội tuyển Việt Nam không thể vượt qua được vòng bán kết AFF Cup và trở thành đội bị loại ở bán kết nhiều nhất lịch sử giải đấu.[58]

Tại AFF Cup 2022 – giải đấu cuối cùng của HLV Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam, đội tuyển Việt Nam thể hiện quyết tâm vô địch để tri ân nhà cầm quân người Hàn Quốc, đặc biệt khi ba trụ cột quan trọng là Đỗ Hùng Dũng, Đặng Văn LâmĐoàn Văn Hậu, những người vắng mặt ở giải lần trước, trở lại sau chấn thương. Việt Nam rơi vào bảng đấu có Malaysia, Singapore, MyanmarLào, nơi đội giành được ngôi nhất bảng với 10 điểm, ghi được 12 bàn và không thủng lưới bàn nào. Tại vòng bán kết, Việt Nam đã phá dớp 27 năm không thắng trước Indonesia ở AFF Cup bằng chiến thắng chung cuộc 2–0 sau hai lượt trận, để tiến vào chung kết với thành tích giữ sạch lưới trong sáu trận tại giải. Tuy nhiên, đội đã một lần nữa thất bại trước Thái Lan khi hòa 2–2 trên sân Mỹ Đình và thua 0–1 ở trên sân khách. Sau giải đấu này, ông Park Hang-seo đã chia tay đội tuyển Việt Nam.

Tại các giải châu lục và thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội tuyển Việt Nam trước lượt trận thứ hai bảng D Cúp bóng đá châu Á 2019 gặp đội tuyển Iran.
Cảnh trong vòng tứ kết của Cúp bóng đá châu Á 2019. Theo chiều kim đồng hồ từ trên xuống: Đội tuyển Việt Nam với Nhật Bản tại vòng tứ kết và người hâm mộ Việt Nam trong trận đấu.

vòng loại World Cup 1994, đội được dẫn dắt bởi Trần Bình Sự và được xếp vào ở bảng đấu có Triều Tiên, Qatar, IndonesiaSingapore. Việt Nam chỉ thắng được Indonesia ở loạt trận đầu sau đó thua cả bốn trận lượt về, đứng cuối bảng và không vượt qua vòng loại. Lư Đình Tuấn là cầu thủ đầu tiên ghi bàn cho Việt Nam tại vòng loại World Cup. Tiếp đó, Việt Nam mất vé tham dự Asian Cup 1996 khi xếp sau một đội bóng mạnh ở châu Á là Hàn Quốc. Tại vòng loại World Cup 1998, Việt Nam rơi vào bảng đấu với Tajikistan, TurkmenistanTrung Quốc, nơi đội toàn thua tất cả các trận, qua đó tiếp tục đứng cuối bảng và không vượt qua vòng loại. Đến Asian Cup 2000, đội một lần nữa không thể tiến vào Vòng chung kết vì thua Trung Quốc.

vòng loại World Cup 2002, đội hòa một, thắng ba trận trước Mông CổBangladesh và thua Ả Rập Xê Út cả hai lượt đấu, chứng kiến đại diện Tây Á đi tiếp.

Năm 2003, Việt Nam cử đội tuyển U-23 dự vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2004 nhằm mục đích chuẩn bị cho SEA Games vào cuối năm trên sân nhà. Đội thua Oman với tỷ số kỷ lục 0–6, thua Hàn Quốc 0–5 và thắng đội yếu nhất bảng Nepal ở loạt trận đầu. Loạt trận sau, đội thắng sốc Hàn Quốc 1–0, trước khi thắng Nepal và thua Oman ở hai trận còn lại.

Năm 2004, Việt Nam khởi đầu vòng loại World Cup 2006 với chiến thắng 4–0 trước Maldives, lúc đó đội được dẫn dắt bởi huấn luyện viên tạm quyền Nguyễn Thành Vinh. Ngay sau đó, Edson Tavares trở lại dẫn dắt đội nhưng khiến Việt Nam thất bại nặng nề khi thua 4 trong tổng số 5 trận còn lại, bao gồm hai trận thua trước Hàn Quốc, một trận thua trước Liban trên sân nhà và trận thua Maldives 0–3 đầy bất ngờ trên sân khách. Việt Nam kết thúc vòng loại bằng trận hòa Liban 0–0 trên sân khách, đứng thứ 3 bảng đấu với chỉ 4 điểm và sớm dừng bước.

Asian Cup 2007 là lần đầu tiên Việt Nam đồng đăng cai và tham dự giải đấu lớn nhất châu lục. Tại vòng bảng, đội hạ UAE 2-0 nhờ hai bàn thắng của Quang ThanhCông Vinh, sau đó hòa Qatar 1-1 rồi thua ngược Nhật Bản 1–4. Đội lọt vào tứ kết và thua đội vô địch châu Á sau đó là Iraq với tỷ số 0–2. Đoàn quân của huấn luyện viên Alfred Riedl một lần nữa tái ngộ UAE tại vòng loại đầu tiên của World Cup 2010 nhưng toàn thua ở cả hai lượt đi và về với tổng tỷ số 0–6.

vòng loại Asian Cup 2011, đội khởi đầu thuận lợi khi thắng Liban 3–1 trên sân nhà, nhưng sau đó chỉ có thêm hai trận hòa nữa trước LibanSyria. Đội để thua ba trận còn lại, trong đó có trận thua Trung Quốc 1-6 trên sân khách, đành chấp nhận dừng bước. Ở vòng loại World Cup 2014, dưới sự dẫn dắt của HLV Falko Götz, đội đã đánh bại Ma Cao cả hai lượt trận ở vòng một với tổng tỷ số 13-1. Ở vòng hai, đội thua Qatar 0-3 trên sân khách và thắng đối thủ Tây Á 2-1 ở lượt về trên sân nhà, đành chấp nhận bị loại với tổng tỷ số 2-4. Ở vòng loại Asian Cup 2015, Việt Nam rơi vào bảng đấu có UAE, Uzbekistan và Hồng Kông, nơi đội có đến ba trận được tạm quyền dẫn dắt bởi HLV Nguyễn Văn Sỹ do HLV chính Hoàng Văn Phúc bận tập trung cùng đội U-23 chuẩn bị cho SEA Games 2013. Với sự chuẩn bị sơ sài, Việt Nam đã thi đấu tệ hại khi để thua 5 trong tổng số 6 trận và xếp cuối bảng, chỉ thắng được trận thủ tục ở lượt cuối trước Hồng Kông.

Trong chiến dịch vòng loại thứ 2 World Cup 2018, Việt Nam thua Thái Lan 0-1 và thắng Đài Loan 2-1 trên sân khách, sau đó hòa Iraq 1-1 và thua 0-3 trong trận tái đấu Thái Lan trên sân Mỹ Đình. Năm 2016, khi Nguyễn Hữu Thắng lên thay Miura Toshiya, đội đã thắng Đài Loan 4-1 trên sân nhà. Iraq, trong trận quyết định, đã hạ Việt Nam 1-0 trên sân trung lập để đi tiếp. Kết thúc ở vị trí thứ 3 trong bảng, Việt Nam lọt vào vòng 3 vòng loại Asian Cup 2019, nơi đội đối đầu với Afghanistan, CampuchiaJordan. Đội thắng Campuchia cả hai lượt trận, hòa 4 trận còn lại trong giai đoạn biến động ở cương vị huấn luyện viên trưởng khi Nguyễn Hữu Thắng, Mai Đức ChungPark Hang-seo lần lượt thay nhau dẫn dắt, qua đó có lần đầu tiên tham dự Asian Cup sau 12 năm.

Việt Nam rơi vào bảng D Asian Cup 2019 cùng ba đội Tây Á khác là Iran, Iraq và Yemen. Đội khởi đầu bằng trận thua ngược đáng tiếc trước Iraq với tỷ số 2-3, sau đó thua tiếp Iran 0-2 trước khi hạ Yemen 2-0 lượt đấu cuối. Toàn đội đã phải chờ đến những diễn biến cuối cùng của giai đoạn vòng bảng ở trận Liban thắng CHDCND Triều Tiên 4-1 mới có thể xác định được tấm vé đi tiếp ở vị trí cuối trong nhóm 4 đội đứng thứ 3 có thành tích tốt nhất (bằng điểm số, hiệu số bàn thắng thua và số bàn thắng với Liban nhưng hơn ở chỉ số fair-play). Ở vòng 16 đội, Việt Nam cầm hòa Jordan 1-1 trong 120 phút thi đấu chính thức và thắng 4-2 trong loạt sút luân lưu. Tuy nhiên, đội dừng bước ở tứ kết sau trận thua 0-1 trước Nhật Bản. Đây là lần thứ hai đội tuyển đi tới trận tứ kết của Asian Cup, nhưng đặc biệt hơn so với năm 2007 bởi đây là lần đầu tiên đội có một trận thắng ở vòng loại trực tiếp của một giải đấu châu lục không tổ chức trên sân nhà.

Vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á giai đoạn hai, Việt Nam được xếp vào bảng G – một bảng đấu được coi là kỳ lạ khi đội nằm chung bảng với những đối thủ quen thuộc ở khu vực bao gồm Indonesia, MalaysiaThái Lan. Đội duy nhất không thuộc Đông Nam Á ở bảng này là UAE, cũng là một đối thủ có duyên nợ với đội tuyển Việt Nam. Qua năm trận đầu tiên, đội thắng ba trận trước Malaysia (1-0), Indonesia (3-1), UAE (1-0) và hòa 0-0 cả hai lượt trận trước Thái Lan, được 11 điểm và đứng nhất bảng đấu. Sau khi vòng loại bị hoãn gần hai năm vì đại dịch COVID-19, Việt Nam chơi nốt ba trận còn lại tại Dubai, nơi đội thắng thêm hai trận nữa trước Indonesia (4-0) và Malaysia (2-1), sau đó để thua chủ nhà UAE 2-3 và xếp thứ hai chung cuộc với 17 điểm. Xét các đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sau khi loại kết quả với đội cuối bảng (trừ 6 điểm do CHDCND Triều Tiên bất ngờ rút khỏi giải), đội tuyển Việt Nam được 11 điểm, đứng thứ 4 trong 8 đội nhì bảng. Do 5 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sẽ được đi tiếp, Việt Nam đã giành quyền lọt vào vòng loại World Cup 2022 giai đoạn ba lần đầu tiên trong lịch sử, đồng thời sớm đoạt vé tham dự vòng chung kết Asian Cup 2023.

vòng loại thứ ba, Việt Nam nằm ở bảng B cùng với Nhật Bản, Úc, Ả Rập Xê Út, Trung QuốcOman. Đây là những đối thủ mà Việt Nam toàn thua về thành tích đối đầu trong quá khứ.[59] Trong lần đầu tiên tham dự vòng loại cuối cùng, đội đã chơi nỗ lực dù toàn thua 7 trận đầu, trong đó có trận thua đáng tiếc 2-3 ở những giây cuối trước Trung Quốc trên sân trung lập.[60] Ở lượt trận thứ tám, đội đánh bại Trung Quốc 3-1 trên sân nhà Mỹ Đình, qua đó có lần đầu tiên thắng được đối thủ này. Việt Nam kết thúc chiến dịch vòng loại của mình bằng trận hòa quả cảm 1-1 trước Nhật Bản trên sân khách Saitama, qua đó giành được 4 điểm sau 10 trận và xếp cuối bảng.

Ở vòng chung kết Asian Cup 2023, Việt Nam rơi vào bảng D cùng với Nhật Bản, Iraq và đối thủ cùng khu vực Indonesia. Đây là giải đấu không thành công của đội tuyển Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Philippe Troussier khi đội để thua cả ba trận và bị loại sớm với vị trí cuối bảng. Mặc dù chơi không tồi trong trận thua 2-4 trước Nhật Bản, Việt Nam gây thất vọng lớn khi để thua Indonesia 0-1, qua đó sớm bị loại dù vẫn còn một lượt trận. Đội sau đó thua tiếp Iraq 2-3 ở lượt cuối vòng bảng và xếp vị trí cuối bảng D với ba trận toàn thua. Đây là lần đầu tiên Việt Nam bị loại ngay từ vòng bảng Asian Cup với tư cách một quốc gia thống nhất, sau khi lọt vào đến tứ kết trong cả hai lần tham dự trước đó.

vòng loại World Cup 2026 giai đoạn hai, Việt Nam rơi vào bảng F gặp Iraq cùng với hai đối thủ Đông Nam Á Indonesia và Philippines. Được dự đoán sẽ không mấy khó khăn để chiếm một trong hai vị trí đầu bảng, nhưng màn trình diễn của đội đã chứng minh điều ngược lại. Họ chỉ có hai chiến thắng trước đội cuối bảng Philippines, còn lại toàn thua trước Iraq và Indonesia, những đội giành quyền đi tiếp ở bảng đấu. Trong đó, hai trận thua liên tiếp trước Indonesia trong vòng năm ngày cuối tháng 3 năm 2024 đã khiến cơ hội đi tiếp của Việt Nam gần như không còn. Kết quả nghèo nàn này buộc VFF phải sớm chấm dứt hợp đồng với huấn luyện viên Philippe Troussier và bổ nhiệm Kim Sang-sik cho giai đoạn còn lại tại vòng loại.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Trang phục thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Màu áo đấu truyền thống của đội tuyển Việt Nam là màu đỏ, tượng trưng cho màu quốc kỳ, còn màu áo đấu phụ của đội là màu trắng (trừ năm 1993, 1994, 1995 và 1998 là màu vàng).

Giai đoạn 2008-2010 dưới thời huấn luyện viên Henrique Calisto, đội tuyển Việt Nam cũng như đội tuyển U-23 lại thường sử dụng màu trắng như màu áo chính do niềm tin vào sự may mắn, như tại hai lượt trận chung kết AFF Cup 2008, sáu trận đấu tại vòng loại Asian Cup 2011 và cả ở kỳ SEA Games 2009.[61][62][63] Về phần các cầu thủ Việt Nam khi đó, họ cũng cảm thấy thoải mái khi mặc trang phục trắng. Ngoài lý do màu áo này thường đem tới may mắn cho đội, nhiều cầu thủ còn thấy mình đẹp trai và sáng sủa hơn khi khoác chiếc áo trắng.

Giai đoạn Hãng cung cấp trang phục
1995-2004 Đức adidas
2006-2008 Trung Quốc Li-Ning
2009-2014 Hoa Kỳ Nike[64]
2014-2023 Thái Lan Grand Sport[65]
2024- Nhật Bản Jogarbola[66]

Biểu tượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Khác với hầu hết các đội tuyển Quốc gia khác thường in biểu tượng của Liên đoàn/Hiệp hội bóng đá hoặc Quốc huy của quốc gia đó lên áo đấu, quốc kỳ cờ đỏ sao vàng thường được in trên ngực trái áo đấu của đội tuyển Việt Nam (mặc dù trong những năm 1998-1999, họ đã sử dụng logo (cũ) của VFF trên áo đấu[67]). Trên thế giới ngoài Việt Nam ra chỉ có một vài đội bóng làm điều tương tự như Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên hay Thổ Nhĩ Kỳ.

Năm 2016, lấy ý tưởng từ biệt danh "Rồng vàng"[a], biểu tượng "Rồng nhả Ngọc" với hình viên ngọc cách điệu thành quả bóng đã được thiết kế và được VFF sử dụng để lấy ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện huy hiệu chính thức cho đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, thiết kế đã nhận phải những phản hồi tiêu cực từ giới truyền thông và người hâm mộ;[68][69] thậm chí hình ảnh con rồng trong huy hiệu cũng bị cho là "giống rồng của Bảy viên ngọc rồng"[b]. Dù VFF đã thông qua biểu tượng con rồng nói trên làm biểu tượng chính thức cho đội tuyển vào tháng 12 năm 2017[70], nó không được sử dụng chính thức dù chỉ một lần. Hình quốc kỳ vẫn được in trên áo đấu, còn logo của VFF được in trên đồ dùng khác của đội tuyển (cặp, túi, mũ, khẩu trang,...) và được sử dụng trên các phương tiện truyền thông cho đội tuyển (banner họp báo, biển quảng cáo, mạng xã hội, bảng điện tử ở sân vận động, băng đội trưởng trong các trận giao hữu...).[71] Trên thực tế, các liên đoàn hay hiệp hội bóng đá của các quốc gia khác thường in biểu trưng đồng bộ lên tất cả áo đấu của các đội tuyển bóng đá nam và nữ (cả đội tuyển quốc gia và đội tuyển theo các lứa tuổi), đội tuyển futsal và đội tuyển bóng đá bãi biển, do vậy với biểu trưng con rồng vốn ban đầu chỉ thiết kế riêng cho đội tuyển quốc gia nam, việc in nó lên áo hay sử dụng nó làm biểu trưng cho bất kỳ đội tuyển bóng đá quốc gia nào của Việt Nam (dù là chỉ riêng đội tuyển nam) là điều không hợp lý.[c]

Biệt danh

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan quản lý hình ảnh của đội tuyển là VFF sử dụng biệt danh chính thức cho đội tuyển là Những Chiến Binh Sao Vàng (tiếng Anh: Golden Star Warriors), dựa theo ngôi sao trên Quốc kỳ.[2][73][74]

Tài trợ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tài trợ cho đội tuyển có Acecook[75], Yanmar[76], Honda[77], Sony[78], Bia Saigon[79], Coca-Cola[80], Vinamilk[81], Kao[82], Herbalife Nutrition[83], TNI Corporation[84] và một số nhà tài trợ phụ khác.

Các cổ động viên Việt Nam tại AFC Asian Cup 2019, trong trang phục áo cờ đỏ sao vàng, giống với quốc kỳ.

Cổ động viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai hội cổ động viên lớn cho đội tuyển quốc gia là Hội Cổ động viên bóng đá Việt Nam (VFS, tiếng Anh: Vietnam Football Supporters) được thành lập vào năm 2014 và Hội Cổ động viên Sao vàng Việt Nam (VGS, tiếng Anh: Vietnam Golden Stars) được thành lập vào năm 2017.

Mỗi khi đội tuyển quốc gia giành chiến thắng trong các trận đấu lớn, đường phố thường bị áp đảo bởi những đám đông người Việt Nam hát vang các bài hát mang đậm tính dân tộc.[85][86] Sự cuồng nhiệt của người hâm mộ tại đây còn thể hiện ngay cả trong các giải đấu nhỏ, chẳng hạn như khi Việt Nam giành được vị trí á quân tại giải đấu U-23 châu Á 2018.[87] Tuy nhiên một số cổ động viên Việt Nam với tinh thần "chỉ yêu bóng đá chiến thắng",[88] sẵn sàng chỉ trích, thậm chí xúc phạm đội tuyển và cả huấn luyện viên trên mạng xã hội mỗi khi đội tuyển thất bại.

Nhiều cổ động viên Việt Nam chưa có thói quen mua và mặc áo đấu chính thức của đội tuyển quốc gia như cổ động viên ở nhiều nước khác. Họ thường mua và mặc áo cờ đỏ sao vàng (giống quốc kỳ) với giá rẻ hoặc mua áo đấu không chính hãng khi đi xem và cổ vũ. Thực tế, việc mua áo chính thức của đội tuyển là một nguồn thu không nhỏ góp phần vào kinh phí cho các đội tuyển quốc gia.[89][90]

Sân nhà chính của đội trước năm 2003sân Hàng Đẫy, sau đó chuyển sang Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình nằm ở quận Nam Từ Liêm, phía tây thủ đô Hà Nội, được xây dựng để phục vụ cho SEA Games 22. Đội cũng thi đấu ở sân Thống Nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh trong một số trận giao hữu hay vòng loại. Đôi khi, đội tuyển Việt Nam cũng chọn sân ở những địa phương khác nhau để đá giao hữu, như sân Lạch TrayHải Phòng, sân Thiên TrườngNam Địnhsân Gò ĐậuBình Dương.

Sân nhà của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam
Hình ảnh Sân vận động Sức chứa Địa điểm Trận đấu cuối cùng
Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình 40,192 Nam Từ Liêm, Hà Nội v   Thái Lan (10 tháng 9 năm 2024; LPBank Cup 2024)
Sân vận động Thiên Trường 30,000 Nam Định v   Ấn Độ (12 tháng 10 năm 2024; Giao hữu)
Sân vận động Lạch Tray 30,000 Hải Phòng v   Hồng Kông (15 tháng 6 năm 2023; Giao hữu)
Sân vận động Hàng Đẫy 22,500 Đống Đa, Hà Nội v   Philippines (14 tháng 12 năm 2022; Giao hữu)
Sân vận động Cẩm Phả 20,000 Cẩm Phả, Quảng Ninh v  Việt Nam U-22 Việt Nam (23 tháng 12 năm 2020; Giao hữu không chính thức)
Sân vận động Gò Đậu 18,250 Thủ Dầu Một, Bình Dương v   Myanmar (2 tháng 7 năm 2014; Giao hữu)
Sân vận động Việt Trì 18,000 Việt Trì, Phú Thọ v  Việt Nam U-22 Việt Nam (27 tháng 12 năm 2020; Giao hữu không chính thức)
Sân vận động Thống Nhất 15,000 Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh v   Ấn Độ (27 tháng 9 năm 2022; VFF Cup 2022)

Kình địch

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển Việt Nam có sự kình địch chủ yếu với các đối thủ thuộc khu vực Đông Nam Á, bắt nguồn từ sự gần gũi về mặt địa lý giữa các quốc gia, trong đó đáng chú ý nhất là các cuộc đối đầu với Thái Lan, Indonesia và Malaysia.

Kình địch Số trận Thắng Hòa Thua BT BB Hiệu số Tỉ lệ thắng (%) Chi tiết
 Thái Lan &000000000000002900000029 &00000000000000030000003 &00000000000000090000009 &000000000000001700000017 &000000000000002200000022 &000000000000005000000050 −28 0&000000000000001033999910,34 Các trận đấu
 Indonesia &000000000000003000000030 &00000000000000080000008 &000000000000001100000011 &000000000000001100000011 &000000000000003400000034 &000000000000003600000036 −2 0&000000000000002667000026,67
 Malaysia &000000000000002300000023 &000000000000001500000015 &00000000000000030000003 &00000000000000050000005 &000000000000003400000034 &000000000000002000000020 +14 0&000000000000006521999965,22
 Singapore &000000000000002100000021 &00000000000000080000008 &00000000000000090000009 &00000000000000040000004 &000000000000002300000023 &000000000000001500000015 +8 0&000000000000003810000038,10

Thái Lan, với bề dày thành tích vượt trội ở Đông Nam Á, luôn được xem là đối thủ lớn nhất của Việt Nam ở các giải đấu khu vực kể từ khi bóng đá Việt Nam quay lại đấu trường quốc tế vào năm 1991.[91] Trong giai đoạn này, bóng đá Việt Nam thường xuyên bị Thái Lan lấn át về thành tích đối đầu lẫn danh hiệu, đặc biệt là hai thất bại liên tiếp trong hai trận chung kết SEA Games các năm 1995 và 1999, cùng với những trận thua tâm phục khẩu phục tại AFF Cup và vòng loại World Cup. Điều đó khiến các phương tiện truyền thông và người hâm mộ trong nước, với sự tị nạnh rất cao, thường đem đội tuyển ra so sánh với Thái Lan và luôn muốn Việt Nam phải hơn Thái Lan ở mọi phương diện, dù là ở giải giao hữu,[92] giải trẻ (SEA Games), giải đấu nhỏ (AFF Cup), vòng loại của các giải lớn hơn (AFC Asian Cup, FIFA World Cup),[93][94] hay thậm chí ngay cả trên bảng xếp hạng FIFA.[95][96] Đối với họ, không cần biết sức mạnh đội tuyển Việt Nam so với châu Á hay thế giới như thế nào, tiến bộ được bao nhiêu, chỉ cần Việt Nam mạnh nhất ở Đông Nam Á hoặc hơn Thái Lan là đủ.[97]

Kể từ khi tái hội nhập với bóng đá quốc tế năm 1991, Việt Nam đã đối đầu với Thái Lan 29 trận ở cấp độ đội tuyển quốc gia, nhưng hoàn toàn lép vế khi chỉ có 3 chiến thắng, còn lại là 9 trận hòa và 17 trận thua. Chiến thắng 2–1 trên sân vận động Rajamangala ngày 24 tháng 12 năm 2008 trong khuôn khổ chung kết lượt đi AFF Cup 2008 là lần gần nhất Việt Nam thắng được Bầy Voi Chiến ở một giải đấu chính thức, và từ đó đến nay đội chỉ thắng được đối thủ kỵ giơ này thêm một lần ở giải giao hữu King's Cup 2019 với tỷ số 1–0. Lần gần nhất hai đội gặp nhau là ở giải giao hữu LPBank Cup 2024, khi Việt Nam thất bại 1-2 trước Thái Lan trên sân nhà Mỹ Đình.

Indonesia được xem là đối thủ khó chịu và nhiều duyên nợ nhất với đội tuyển Việt Nam. Các trận đấu giữa hai đội thường diễn ra cân bằng, quyết liệt và có nhiều va chạm xảy ra từ các cầu thủ hai bên. Trong suốt giai đoạn 20 năm từ 1999 đến 2019, Việt Nam chỉ hòa và thua khi đối đầu với Indonesia tại các giải đấu chính thức.[98] Chuỗi trận không thắng này bắt đầu kể từ sau trận thắng 1–0 trước Indonesia ngày 12 tháng 8 năm 1999 tại bán kết SEA Games 1999, và kéo dài qua 12 trận với 7 trận hòa và 5 trận thua, trước khi chấm dứt bằng chiến thắng 3–1 trên sân của Indonesia ngày 15 tháng 10 năm 2019 tại vòng loại thứ hai của World Cup 2022, cũng là lần đầu tiên Việt Nam thắng được đội bóng xứ vạn đảo trên sân khách. Trong giai đoạn này, Việt Nam chỉ có một lần thắng Indonesia 3–2 trong trận đấu giao hữu trên sân Mỹ Đình ngày 8 tháng 11 năm 2016.

Hiện tại, Việt Nam đang có thành tích đối đầu bất lợi hơn Indonesia với 8 trận thắng, 11 trận thua, còn lại là 11 trận hòa, sau 30 lần đối đầu kể từ năm 1991. Đây là đối thủ Đông Nam Á duy nhất mà Việt Nam từng đối đầu ở Cúp bóng đá châu Á, khi hai đội gặp nhau ở lượt hai vòng bảng giải đấu năm 2023 với chiến thắng 1–0 cho Indonesia, trận thắng giúp Tim Garuda lọt vào vòng loại trực tiếp còn Việt Nam bị loại. Ở cuộc đối đầu gần nhất giữa hai đội tại vòng loại thứ hai World Cup 2026, Việt Nam đã gây thất vọng khi để thua Indonesia cả hai lượt trận, bao gồm các trận thua 0–1 trên sân Bung Karno và 0–3 trên sân Mỹ Đình, gián tiếp khiến đội sớm dừng bước ở vòng loại.

Khi Singapore vẫn còn là một thế lực của bóng đá Đông Nam Á, đội tuyển nước này được xem là một đối trọng lớn của Việt Nam tại AFF Cup. Hai đội đã đối đầu với nhau 21 trận kể từ năm 1991, trong đó Việt Nam chiếm ưu thế với 8 trận thắng, 9 trận hòa và 4 trận thua. Sau thất bại 0-1 trước đội bóng đảo quốc sư tử trong trận chung kết AFF Cup 1998, Việt Nam đang duy trì chuỗi trận bất bại trước Singapore cho đến hiện tại, bao gồm chiến thắng trước đối thủ này ở bán kết AFF Cup 2008, giải đấu mà Việt Nam lên ngôi vô địch. Điều đáng chú ý là hầu hết các trận mà Việt Nam hoặc Singapore giành chiến thắng đều có cách biệt rất sít sao, ngoài ra có đến năm trận mà hai đội hòa nhau không bàn thắng.

Với sự sa sút của bóng đá Singapore từ sau năm 2012, các cuộc đối đầu giữa hai đội dần trở nên ít được quan tâm hơn. Tại lần gần nhất đối đầu trong một giải đấu chính thức, Việt Nam bị Singapore cầm hòa 0–0 ở vòng bảng AFF Cup 2022.

Cùng với Thái Lan và Indonesia, Malaysia được xem là một trong ba đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam ở các giải đấu khu vực Đông Nam Á. Khác với hai đối thủ trên, Việt Nam tỏ ra áp đảo về thành tích đối đầu trước Harimau Malaya với 15 trận thắng, ba trận hòa và chỉ năm lần thất bại trong 23 lần chạm trán với đối thủ này kể từ năm 1991.[99] Hai đội từng đối đầu trong trận chung kết AFF Cup 2018, với chiến thắng chung cuộc 3–2 dành cho Việt Nam. Đội cũng đang duy trì mạch trận bất bại trước Malaysia kể từ năm 2014, với chiến thắng 3-0 trong lần chạm trán gần đây nhất ở vòng bảng AFF Cup 2022. Thất bại gần đây nhất của Việt Nam diễn ra trên sân Mỹ Đình trong trận bán kết lượt về AFF Suzuki Cup 2014 với tỷ số 2–4.

Thành phần ban huấn luyện

[sửa | sửa mã nguồn]
Vị trí Họ tên
Huấn luyện viên trưởng Hàn Quốc Kim Sang-sik
Trợ lý huấn luyện viên Hàn Quốc Choi Kwon Won
Việt Nam Lê Đức Tuấn
Việt Nam Lưu Danh Minh
Việt Nam Phạm Thành Lương
Huấn luyện viên thủ môn Việt Nam Ngô Việt Trung
Huấn luyện viên thể lực Hàn Quốc Sang Wuk An
Bác sĩ Việt Nam Trần Anh Tuấn
Việt Nam Trần Huy Thọ
Việt Nam Tuấn Nguyên Giáp
Việt Nam Lê Xuân An
Phiên dịch viên

Việt Nam Đỗ Anh Văn

Hàn Quốc Kim Jin-seong
Chuyên gia phân tích trận đấu Việt Nam Lê Minh Dũng
Săn sóc viên Việt Nam Đinh Kim Tuấn
Giám đốc kĩ thuật Nhật Bản Koshida Takeshi
Trưởng đoàn Việt Nam Đoàn Anh Tuấn

Cầu thủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách 27 cầu thủ được triệu tập để chuẩn bị cho trận đấu giao hữu gặp  Ấn Độ diễn ra vào ngày 12 tháng 10 năm 2024.
Số lần ra sân và số bàn thắng được cập nhật đến ngày 12 tháng 10 năm 2024, sau trận đấu với  Ấn Độ.

Số VT Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Trận Bàn Câu lạc bộ
1TM Nguyễn Filip 14 tháng 9, 1992 (32 tuổi) 9 0 Việt Nam Công an Hà Nội
1TM Đặng Văn Lâm 13 tháng 8, 1993 (31 tuổi) 44 0 Việt Nam Quy Nhơn Bình Định
1TM Nguyễn Văn Việt 12 tháng 7, 2002 (22 tuổi) 0 0 Việt Nam Sông Lam Nghệ An
1TM Trần Trung Kiên 9 tháng 2, 2003 (21 tuổi) 0 0 Việt Nam Hoàng Anh Gia Lai

2HV Quế Ngọc Hải (đội phó) 15 tháng 5, 1993 (31 tuổi) 79 6 Việt Nam Becamex Bình Dương
2HV Nguyễn Thành Chung 8 tháng 9, 1997 (27 tuổi) 24 0 Việt Nam Hà Nội
2HV Bùi Hoàng Việt Anh 1 tháng 1, 1999 (25 tuổi) 22 1 Việt Nam Công an Hà Nội
2HV Phạm Xuân Mạnh 27 tháng 3, 1996 (28 tuổi) 14 0 Việt Nam Hà Nội
2HV Vũ Văn Thanh 14 tháng 4, 1996 (28 tuổi) 52 5 Việt Nam Công an Hà Nội
2HV Giáp Tuấn Dương 7 tháng 9, 2002 (22 tuổi) 4 0 Việt Nam Công an Hà Nội
2HV Nguyễn Thanh Bình 2 tháng 11, 2000 (24 tuổi) 24 1 Việt Nam Viettel
2HV Nguyễn Phong Hồng Duy 13 tháng 6, 1996 (28 tuổi) 34 0 Việt Nam Thép Xanh Nam Định

3TV Đỗ Hùng Dũng (đội trưởng) 8 tháng 9, 1993 (31 tuổi) 45 1 Việt Nam Hà Nội
3TV Nguyễn Hoàng Đức 11 tháng 1, 1998 (26 tuổi) 39 2 Việt Nam Viettel
3TV Nguyễn Quang Hải 12 tháng 4, 1997 (27 tuổi) 65 11 Việt Nam Công an Hà Nội
3TV Nguyễn Văn Trường 9 tháng 10, 2003 (21 tuổi) 6 0 Việt Nam Hà Nội
3TV Lê Phạm Thành Long 5 tháng 6, 1996 (28 tuổi) 7 0 Việt Nam Công an Hà Nội
3TV Tô Văn Vũ 20 tháng 10, 1993 (31 tuổi) 1 0 Việt Nam Becamex Bình Dương
3TV Châu Ngọc Quang 1 tháng 2, 1996 (28 tuổi) 6 1 Việt Nam Hoàng Anh Gia Lai
3TV Khuất Văn Khang 11 tháng 5, 2003 (21 tuổi) 16 1 Việt Nam Viettel
3TV Nguyễn Thái Sơn 13 tháng 7, 2003 (21 tuổi) 13 0 Việt Nam Đông Á Thanh Hóa

4 Nguyễn Văn Toàn 12 tháng 4, 1996 (28 tuổi) 64 7 Việt Nam Thép Xanh Nam Định
4 Nguyễn Đình Bắc 19 tháng 8, 2004 (20 tuổi) 11 2 Việt Nam Công an Hà Nội
4 Nguyễn Quốc Việt 4 tháng 5, 2003 (21 tuổi) 0 0 Việt Nam Hoàng Anh Gia Lai
4 Bùi Vĩ Hào 24 tháng 2, 2003 (21 tuổi) 5 1 Việt Nam Becamex Bình Dương
4 Nguyễn Văn QuyếtRET 1 tháng 7, 1991 (33 tuổi) 60 16 Việt Nam Hà Nội
4 Nguyễn Tiến Linh 20 tháng 10, 1997 (27 tuổi) 49 21 Việt Nam Becamex Bình Dương

Từng triệu tập

[sửa | sửa mã nguồn]

Những cầu thủ sau đây đã được gọi lên đội tuyển trong vòng 12 tháng qua.

Vt Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Số trận Bt Câu lạc bộ Lần cuối triệu tập
TM Quan Văn Chuẩn 7 tháng 1, 2001 (23 tuổi) 0 0 Việt Nam Hà Nội v.  Philippines, 6 tháng 6 năm 2024PRE
TM Cao Văn Bình 8 tháng 1, 2005 (19 tuổi) 0 0 Việt Nam Sông Lam Nghệ An v.  Philippines, 16 tháng 11 năm 2023PRE
TM Nguyễn Đình Triệu 4 tháng 11, 1991 (33 tuổi) 2 0 Việt Nam Hải Phòng v.  Iraq, 11 tháng 6 năm 2024
TM Trịnh Xuân Hoàng 6 tháng 11, 2000 (24 tuổi) 0 0 Việt Nam Đông Á Thanh Hóa LPBank 2024

HV Bùi Tiến Dũng 2 tháng 10, 1995 (29 tuổi) 50 1 Việt Nam Viettel v.  Iraq, 11 tháng 6 năm 2024
HV Đỗ Duy Mạnh 29 tháng 9, 1996 (28 tuổi) 58 1 Việt Nam Hà Nội v.  Iraq, 11 tháng 6 năm 2024
HV Hồ Tấn Tài 6 tháng 11, 1997 (27 tuổi) 26 4 Việt Nam Công an Hà Nội LPBank 2024
HV Phan Tuấn Tài 7 tháng 1, 2001 (23 tuổi) 18 0 Việt Nam Viettel LPBank 2024
HV Nguyễn Đức Chiến 24 tháng 8, 1998 (26 tuổi) 5 0 Việt Nam Viettel LPBank 2024
HV Lương Duy Cương 7 tháng 11, 2001 (23 tuổi) 1 0 Việt Nam SHB Đà Nẵng v.  Philippines, 16 tháng 11 năm 2023PRE
HV Nguyễn Quang Huy 20 tháng 12, 2004 (19 tuổi) 0 0 Việt Nam Bà Rịa – Vũng Tàu v.  Philippines, 16 tháng 11 năm 2023PRE
HV Lê Ngọc Bảo 29 tháng 3, 1998 (26 tuổi) 1 0 Việt Nam Quy Nhơn Bình Định v.  Indonesia, 26 tháng 3 năm 2024
HV Võ Minh Trọng 24 tháng 10, 2001 (23 tuổi) 10 0 Việt Nam Becamex Bình Dương v.  Indonesia, 26 tháng 3 năm 2024
HV Đỗ Thanh Thịnh 18 tháng 8, 1998 (26 tuổi) 0 0 Việt Nam Quy Nhơn Bình Định Cúp bóng đá châu Á 2023PRE
HV Hồ Văn Cường 15 tháng 1, 2003 (21 tuổi) 3 0 Việt Nam Công an Hà Nội Cúp bóng đá châu Á 2023PRE

TV Nguyễn Tuấn Anh 16 tháng 5, 1995 (29 tuổi) 47 1 Việt Nam Hoàng Anh Gia Lai LPBank 2024
TV Nguyễn Hai Long 27 tháng 8, 2000 (24 tuổi) 3 0 Việt Nam Hà Nội LPBank 2024
TV Phạm Văn Luân 26 tháng 5, 1999 (25 tuổi) 1 0 Việt Nam Công an Hà Nội v.  Indonesia, 26 tháng 3 năm 2024
TV Trương Tiến Anh 25 tháng 4, 1999 (25 tuổi) 8 1 Việt Nam Viettel v.  Indonesia, 21 tháng 3 năm 2024 PRE
TV Hà Văn Phương 7 tháng 1, 2001 (23 tuổi) 0 0 Việt Nam Công an Hà Nội v.  Philippines, 16 tháng 11 năm 2023PRE
TV Trần Mạnh Quỳnh 18 tháng 1, 2001 (23 tuổi) 0 0 Việt Nam Sông Lam Nghệ An v.  Philippines, 16 tháng 11 năm 2023PRE
TV Trần Nam Hải 5 tháng 2, 2004 (20 tuổi) 0 0 Việt Nam Sông Lam Nghệ An v.  Philippines, 16 tháng 11 năm 2023PRE
TV Nguyễn Thái Quốc Cường 6 tháng 3, 2004 (20 tuổi) 0 0 Việt Nam Bà Rịa – Vũng Tàu v.  Philippines, 16 tháng 11 năm 2023PRE
TV Triệu Việt Hưng 19 tháng 1, 1999 (25 tuổi) 2 0 Việt Nam Hải Phòng v.  Indonesia, 26 tháng 3 năm 2024
TV Hoàng Văn Toản 1 tháng 4, 2001 (23 tuổi) 2 0 Việt Nam Công an Hà Nội Cúp bóng đá châu Á 2023PRE INJ
TV Lê Văn Đô 7 tháng 8, 2001 (23 tuổi) 0 0 Việt Nam PVF–CAND Cúp bóng đá châu Á 2023PRE
TV Trần Ngọc Sơn 27 tháng 1, 2003 (21 tuổi) 0 0 Việt Nam Thép Xanh Nam Định v.  Iraq, 11 tháng 6 năm 2024PRE

Đinh Thanh Bình 19 tháng 3, 1998 (26 tuổi) 6 0 Việt Nam Hoàng Anh Gia Lai LPBank 2024
Nguyễn Văn Tùng 2 tháng 6, 2001 (23 tuổi) 5 0 Việt Nam Hà Nội LPBank 2024
Phạm Tuấn Hải 19 tháng 5, 1998 (26 tuổi) 31 7 Việt Nam Hà Nội LPBank 2024
Phan Văn Đức 11 tháng 4, 1996 (28 tuổi) 44 5 Việt Nam Công an Hà Nội LPBank 2024
Nguyễn Công Phượng 21 tháng 1, 1995 (29 tuổi) 56 12 Nhật Bản Yokohama F.C. v.  Indonesia, 21 tháng 3 năm 2024 PRE INJ
Nguyễn Thanh Nhàn 28 tháng 7, 2003 (21 tuổi) 1 0 Việt Nam PVF–CAND Cúp bóng đá châu Á 2023PRE INJ
Võ Nguyên Hoàng 7 tháng 2, 2002 (22 tuổi) 0 0 Việt Nam Đông Á Thanh Hóa v.  Philippines, 16 tháng 11 năm 2023PRE
Nhâm Mạnh Dũng 12 tháng 4, 2000 (24 tuổi) 2 0 Việt Nam Viettel v.  Indonesia, 26 tháng 3 năm 2024

Ghi chú:

Các trận đấu gần đây

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là kết quả các trận đã đấu trong 12 tháng qua, cũng như bất kỳ trận đấu nào đã được lên lịch trong tương lai.

Thống kê thành tích quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
Vòng chung kết Vòng loại
Năm Kết quả ST T H B BT BB ST T H B BT BB
Hoa Kỳ 1994 Không vượt qua vòng loại 8 1 0 7 4 18
Pháp 1998 6 0 0 6 2 21
Hàn Quốc Nhật Bản 2002 6 3 1 2 9 9
Đức 2006 6 1 1 4 5 9
Cộng hòa Nam Phi 2010 2 0 0 2 0 6
Brasil 2014 4 3 0 1 15 5
Nga 2018 6 2 1 3 7 8
Qatar 2022 18 6 3 9 21 24
Canada México Hoa Kỳ 2026 6 2 0 4 6 10
Tổng 62 17 6 37 65 105
Vòng chung kết Vòng loại
Năm Kết quả ST T H B BT BB ST T H B BT BB
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 1996 Không vượt qua vòng loại 3 2 0 1 13 5
Liban 2000 3 2 0 1 14 2
Trung Quốc 2004 6 3 0 3 8 13
Indonesia Malaysia Thái Lan Việt Nam 2007 Tứ kết 4 1 1 2 4 7 Chủ nhà
Qatar 2011 Không vượt qua vòng loại 6 1 2 3 6 11
Úc 2015 6 1 0 5 5 15
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 2019 Tứ kết 5 1 1 3 5 7 12 4 5 3 16 11
Qatar 2023 Vòng bảng 3 0 0 3 4 8 8 5 2 1 13 5
Ả Rập Xê Út 2027 Chưa xác định 6 2 0 4 6 10
Tổng Thành tích tốt nhất: Tứ kết 12 2 2 8 13 22 44 18 9 19 70 62
Năm Kết quả ST T H B BT BB
Singapore 1996 Hạng ba 6 3 2 1 14 10
Việt Nam 1998 Á quân 5 3 1 1 8 2
Thái Lan 2000 Hạng tư 6 3 1 2 14 6
Indonesia Singapore 2002 Hạng ba 6 4 1 1 21 12
Malaysia Việt Nam 2004 Vòng bảng 4 2 1 1 13 5
Singapore Thái Lan 2007 Bán kết 5 1 3 1 10 3
Indonesia Thái Lan 2008 Vô địch 7 4 2 1 11 6
Indonesia Việt Nam 2010 Bán kết 5 2 1 2 8 5
Malaysia Thái Lan 2012 Vòng bảng 3 0 1 2 2 5
Singapore Việt Nam 2014 Bán kết 5 3 1 1 12 8
Myanmar Philippines 2016 Bán kết 5 3 1 1 8 6
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2018 Vô địch 8 6 2 0 15 4
Singapore 2020 Bán kết 6 3 2 1 9 2
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2022 Á quân 8 4 3 1 16 3
Tổng 2 lần vô địch 79 41 22 16 161 77

Kể từ năm 2002, giải bóng đá nam tại Asiad chỉ dành cho đội tuyển U23

Kể từ năm 2001, giải bóng đá nam tại SEA Games chỉ dành cho đội tuyển U23

Thành tích đối đầu với các quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cập nhật lần cuối ngày 12 tháng 10 năm 2024.[101]

      Đối đầu tốt hơn       Đối đầu cân bằng       Đối đầu kém hơn

Thống kê cầu thủ

[sửa | sửa mã nguồn]
Lê Công Vinh đang là cầu thủ nắm giữ cả hai kỷ lục thi đấu nhiều nhất và ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội tuyển Việt Nam.
  • Những cầu thủ được in đậm là những cầu thủ đang tiếp tục thi đấu cho đội tuyển Việt Nam.
Thi đấu nhiều nhất
Thứ hạng Cầu thủ Số trận Thời gian thi đấu
1 Lê Công Vinh 83 2004–2016
2 Quế Ngọc Hải 79 2014–nay
3 Phạm Thành Lương 78 2008–2016
4 Nguyễn Trọng Hoàng 74 2009–2022
5 Nguyễn Minh Phương 73 2002–2010
6 Nguyễn Quang Hải 65 2017–nay
7 Nguyễn Văn Toàn 64 2016–nay
8 Lê Tấn Tài 63 2006–2014
9 Nguyễn Văn Quyết 60 2011–2024
10 Đỗ Duy Mạnh 58 2015–nay
Ghi nhiều bàn thắng nhất
Thứ hạng Cầu thủ Số bàn thắng Số trận khoác áo Hiệu suất Bàn đầu–cuối Thời gian thi đấu
1 Lê Công Vinh 51 83 0.61 20/8/2004–26/11/2016 2004-2016
2 Lê Huỳnh Đức 27 51 0.53 4/1/1995–23/12/2002 1993-2004
3 Nguyễn Tiến Linh 21 49 0.43 24/11/2018–10/9/2024 2018-nay
4 Nguyễn Hồng Sơn 18 37 0.49 30/4/1993–17/2/2001 1993-2001
5 Nguyễn Văn Quyết 16 60 0.27 29/6/2011–27/9/2022 2011-2024
6 Phan Thanh Bình 13 31 0.42 27/9/2003–10/12/2008 2003-2009
7 Nguyễn Anh Đức 12 36 0.33 24/6/2007–5/6/2019 2006-2019
Nguyễn Trọng Hoàng 12 74 0.16 31/5/2009–23/11/2016 2009-2022
Nguyễn Công Phượng 12 56 0.21 8/11/2016–11/09/2023 2015-nay
10 Nguyễn Quang Hải 11 64 0.17 5/9/2017-24/1/2024 2017-nay

Các đội trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội trưởng Thời gian
Đỗ Hùng Dũng 2022–nay
Quế Ngọc Hải 2018–2021
Nguyễn Văn Quyết 2017–2018
Lê Công Vinh 2014–2016
Lê Tấn Tài 2013–2014
Nguyễn Minh Đức 2012–2013
Phan Văn Tài Em 2008, 2011
Nguyễn Minh Phương 2004–2007, 2009–2010
Lê Huỳnh Đức 2000–2004
Trần Công Minh 1996–2000
Nguyễn Mạnh Cường 1995–1996

Thống kê huấn luyện viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Park Hang-seo, người được coi là nhà cầm quân thành công nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam.[102]
Henrique Calisto, huấn luyện viên đã mang về danh hiệu quốc tế đầu tiên cho đội tuyển Việt Nam - chức vô địch AFF Cup 2008
Danh sách huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam từ năm 1991 đến nay
Huấn luyện viên Ngày bắt đầu Ngày kết thúc Lý do ra đi Tr T H B BT BB %Thắng Thành tích nổi bật
Hàn Quốc Kim Sang-sik 6 tháng 5 năm 2024[103] &0000000000000019000000 &0000000000000014000000 &0000000000000013000000 &0000000000000041000000 &0000000000000031000000
Pháp Philippe Troussier 1 tháng 3 năm 2023[104] 26 tháng 3 năm 2024[105] Bị sa thải 14 &00000000000000190000004 &00000000000000140000000 &000000000000001300000010 &000000000000004100000011 &000000000000003100000025 28,57
Hàn Quốc Park Hang-seo 11 tháng 10 năm 2017[106] 31 tháng 1 năm 2023 Hết hợp đồng 60 28 &000000000000001400000015 &000000000000001300000017 90 52 0&000000000000004129999946,66 Vô địch AFF Cup 2018
Tứ kết Asian Cup 2019
Việt Nam Mai Đức Chung (tạm quyền lần 3) 24 tháng 8 năm 2017 11 tháng 10 năm 2017 2 &00000000000000020000002 &00000000000000000000000 &00000000000000000000000 &00000000000000070000007 &00000000000000010000001 &0000000000000100000000100,00
Việt Nam Nguyễn Hữu Thắng 3 tháng 3 năm 2016 24 tháng 8 năm 2017 Từ chức 16 9 5 &00000000000000000000002 31 &000000000000000100000018 &000000000000010000000056,25 Bán kết AFF Cup 2016
Nhật Bản Miura Toshiya 8 tháng 5 năm 2014 28 tháng 1 năm 2016[107] Bị sa thải 17 9 3 5 36 28 &000000000000010000000052,94 Bán kết AFF Cup 2014
Việt Nam Hoàng Văn Phúc 16 tháng 5 năm 2013 4 tháng 4 năm 2014[108] Từ chức 8 3 1 4 9 20 37,50
Việt NamNguyễn Văn Sỹ (tạm quyền) 1 tháng 1 năm 2013 16 tháng 5 năm 2013 3 &00000000000000010000001 &00000000000000000000000 2 3 4 33,33
Việt Nam Phan Thanh Hùng 1 tháng 9 năm 2012 31 tháng 12 năm 2012 Từ chức 10 3 4 3 &000000000000000700000010 7 &000000000000010000000030,00
Việt Nam Mai Đức Chung (tạm quyền lần 2) 21 tháng 2 năm 2012 31 tháng 8 năm 2012 3 2 &00000000000000000000000 1 3 4 66,66
Đức Falko Götz 1 tháng 6 năm 2011 6 tháng 1 năm 2012 Bị sa thải 5 &00000000000000000000003 &00000000000000000000000 &00000000000000000000002 &000000000000000000000015 &00000000000000000000006 &000000000000010000000060,00
Việt Nam Mai Đức Chung (tạm quyền) tháng 3 năm 2011[109] 0 &00000000000000000000000 &00000000000000000000000 &00000000000000000000000 &00000000000000000000000 &00000000000000000000000 !
Bồ Đào Nha Henrique Calisto (2) tháng 6 năm 2008[110] 1 tháng 3 năm 2011 Từ chức 42 &000000000000000000000011 &000000000000000000000011 &000000000000000000000020 &000000000000000000000038 &000000000000000000000041 &000000000000010000000026,19 Vô địch AFF Cup 2008
Áo Alfred Riedl (3) 2005 tháng 10 năm 2007[110] Từ chức 23 &00000000000000080000008 &00000000000000080000008 &00000000000000070000007 &000000000000002900000029 &000000000000002700000027 0&000000000000003478000034,78 Bán kết AFF Cup 2007
Tứ kết Asian Cup 2007
Việt Nam Trần Văn Khánh (tạm quyền)[111] 12 tháng 12 năm 2004 2005 1 &00000000000000010000001 &00000000000000000000000 &00000000000000000000000 &00000000000000030000003 &00000000000000000000000 &0000000000000100000000100,00
Brasil Edson Tavares 22 tháng 3 năm 2004 12 tháng 12 năm 2004 Bị sa thải 11 &00000000000000080000004 &00000000000000080000001 &00000000000000070000006 &000000000000002900000018 &000000000000002700000015 &000000000000010000000036,36
Việt Nam Nguyễn Thành Vinh (tạm quyền) tháng 1 năm 2004 tháng 2 năm 2004 1 &00000000000000000000000 &00000000000000000000000 &00000000000000010000001 &00000000000000000000000 &00000000000000050000005 00&00000000000000000000000,00
Áo Alfred Riedl (2) tháng 1 năm 2003 tháng 12 năm 2003 Bị sa thải 7 &00000000000000080000003 &00000000000000070000000 &00000000000000290000004 &00000000000000270000008 &000000000000010000000012 &000000000000010000000042,86
Bồ Đào Nha Henrique Calisto tháng 8 năm 2002 tháng 12 năm 2002 Từ chức 10 &00000000000000080000005 &00000000000000070000003 &00000000000000290000002 &000000000000002700000027 &000000000000010000000018 &000000000000010000000050,00 Hạng ba AFF Cup 2002
Brasil Dido tháng 12 năm 2000 25 tháng 9 năm 2001 Bị sa thải 6 &00000000000000080000003 &00000000000000070000001 &00000000000000290000002 &00000000000000270000009 &00000000000001000000009 &000000000000010000000050,00
Áo Alfred Riedl tháng 8 năm 1998 2000 Từ chức 31 &000000000000000800000016 &00000000000000070000006 &00000000000000290000009 &000000000000002700000054 &000000000000010000000021 &000000000000010000000051,61 Á quân AFF Cup 1998
Huy chương bạc SEA Games 1999
Anh Colin Murphy tháng 10 năm 1997 1998 Bị sa thải 6 &00000000000000080000003 &00000000000000070000001 &00000000000000290000002 &00000000000000270000009 &00000000000001000000006 &000000000000010000000050,00 Huy chương đồng SEA Games 1997
Việt Nam Lê Đình Chính[112] (tạm quyền) 1997 1997 1 &00000000000000000000000 &00000000000000000000000 &00000000000000010000001 &00000000000000000000000 &00000000000000040000004 00&00000000000000000000000,00
Việt Nam Trần Duy Long[112] 1997 1997 Bị sa thải 5 &00000000000000080000000 &00000000000000070000000 &00000000000000290000005 &00000000000000270000002 &000000000000010000000017 &00000000000001000000000,00
Đức Karl-Heinz Weigang 1995 tháng 6 năm 1997 Bị sa thải 17 &00000000000000080000009 &00000000000000070000002 &00000000000000290000006 &000000000000002700000037 &000000000000010000000033 &000000000000010000000052,94 Huy chương bạc SEA Games 1995
Hạng ba AFF Cup 1996
Brasil Edson Tavares 1995 1995 Bị sa thải 1 &00000000000000080000001 &00000000000000070000000 &00000000000000290000000 &00000000000000270000001 &00000000000001000000000 &0000000000000100000000100,00
Việt Nam Trần Duy Long (tạm quyền) 1994 1995 1 &00000000000000010000001 &00000000000000000000000 &00000000000000000000000 &Lỗi biểu thức: Dư toán tử >=- &Lỗi biểu thức: Dư toán tử >=- &0000000000000100000000100,00
Việt Nam Trần Bình Sự 1993 1993 Bị sa thải 11 &00000000000000080000002 &00000000000000070000000 &00000000000000290000009 &00000000000000270000005 &000000000000010000000021 &000000000000010000000018,18
Việt Nam Nguyễn Sỹ Hiển 1993 1993 Từ chức 3 &00000000000000080000000 &00000000000000070000001 &00000000000000290000002 &00000000000000270000003 &00000000000001000000005 &00000000000001000000000,00
Việt Nam Vũ Văn Tư 1991 1991 Từ chức - &0000000000000008000000- &0000000000000007000000- &0000000000000029000000- &0000000000000027000000- &0000000000000100000000- &0000000000000100000000-

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Các danh hiệu được liệt kê dưới đây chỉ tính riêng Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam là đội tuyển không giới hạn tuổi, không bao gồm thành tích của Đội tuyển Việt Nam Cộng hòa và các đội tuyển trẻ của Việt Nam (U-22, U-23, Olympic)

Giải chính thức

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực (Đông Nam Á)

[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ năm 2007, AFF Cup không tổ chức trận tranh hạng ba. Hai đội thua ở bán kết được coi là đồng giải ba.

Từ năm 2001, môn bóng đá nam bị giới hạn dưới 23 tuổi.

Giải giao hữu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ VFF (ngày 25 tháng 5 năm 2021). “Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc những chiến binh sao vàng giành vé vào vòng loại thứ ba World Cup 2022”. vff.org.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ a b “Liên đoàn Bóng đá Việt Nam - VFF”. Facebook VFF. 15 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2023.
  3. ^ “Liên đoàn Bóng đá Việt Nam - VFF”. Facebook VFF. 14 tháng 1 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2022.
  4. ^ “Bảng xếp hạng FIFA/Coca-Cola thế giới”. FIFA. ngày 4 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2024.
  5. ^ “Vietnam National Football Team: FIFA Ranking”. FIFA Ranking.net. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2018.
  6. ^ “Vietnam matches, ratings and points exchanged”. World Football Elo Ratings: Vietnam. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2016.
  7. ^ Agathe Larcher-Goscha (2009). “Du Football au Vietnam (1905–1949) : colonialisme, culture sportive et sociabilités en jeux” [Football in Vietnam (1905–1949): colonialism, sports culture and sociabilities in games]. Outre-Mers. Revue d'histoire (bằng tiếng Pháp). 96 (364): 61–89. doi:10.3406/outre.2009.4414. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021 – qua Persée.
  8. ^ “Asian Cup: Know Your History – Part One (1956–1988)”. Goal.com. 7 tháng 1 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2019.
  9. ^ “VFF - About Us”. VFF. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2022. Truy cập 28 tháng 1 năm 2024.
  10. ^ Scott Sommerville (16 tháng 11 năm 2017). “The Reunification Game that brought North and South Vietnam together”. These Football Times. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2019.
  11. ^ “Biển người ra đường ăn mừng U22 Việt Nam vô địch SEA Games 30”. Người Lao Động. 10 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  12. ^ Tuan Hoang (26 tháng 1 năm 2018). “Vietnamese nationalism & the U23 Asian championship tournament”. Tuannyriver. Tuanny River. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2019.
  13. ^ “Chùm ảnh: "Bão đêm" ăn mừng chiến thắng của U19 Việt Nam”. Lao Động. 12 tháng 9 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  14. ^ baochinhphu.vn (30 tháng 4 năm 2011). “Trận cầu của ngày đoàn tụ”. Báo điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.
  15. ^ “Những dấu mốc của NGÀY ĐOÀN TỤ”. thethaovanhoa.vn. 30 tháng 4 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.
  16. ^ “Những chặng đường phát triển của Thể thao thành tích cao”. TRANG TIN ĐIỆN TỬ THỂ DỤC THỂ THAO VIỆT NAM. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2023.
  17. ^ “VFF - Kỷ niệm 20 năm thành lập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam: Từ Đại hội đến Đại hội”. VFF. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.
  18. ^ “Chủ tịch LĐBĐVN qua các nhiệm kỳ” [Chairman of VFF organisation through tenure]. Vietnam Football Federation. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2018.
  19. ^ “BĐVN sau đỉnh AFF Cup: Lối mòn hay lộ trình?”. Vietnamnet. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2009.
  20. ^ “Amichevole 1995/96: Vietnam-Juventus 1-2 02/06/1996”. Myjuve.it. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021.
  21. ^ “South Korea 0–1 Vietnam”. football database.eu. 19 tháng 10 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2019.
  22. ^ “Bàn thắng phút chót giúp VN lần đầu vô địch Đông Nam Á” [Last minute goal helped Vietnam for the first time to emerged as the Southeast Asian champion]. VnExpress. 28 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2018.
  23. ^ “Đại nhảy vọt, Việt Nam vào top 100 BXH FIFA”. thethaovanhoa.vn. 21 Tháng mười hai 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2021. Truy cập 5 Tháng sáu 2021.
  24. ^ “Fans unsatisfied as Vietnam midfielder rejects suspected AFF Cup rigging”. Tuổi Trẻ. 13 tháng 12 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2019.
  25. ^ Eric Samuel; K. Rajan (7 tháng 12 năm 2014). “Malaysia crumble to Vietnam in AFF Suzuki Cup semis”. The Star. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2019.
  26. ^ 'Hụt' chiến thắng đầy tiếc nuối, Việt Nam chia điểm trước Iraq” ['Recession' victory is regretful, Vietnam divided the points with Iraq]. Thể Thao 247. 8 tháng 10 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2019.
  27. ^ “Thailand beat Vietnam 1–0 in World Cup qualifier”. Việt Nam News. Vietnam Net. 25 tháng 5 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2019.
  28. ^ Terry Fredrickson (14 tháng 10 năm 2015). “Thailand thrash Vietnam 3–0 in World Cup Qualifier”. Bangkok Post. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2019.
  29. ^ Nghiem Trung (7 tháng 12 năm 2016). “Vietnam say good-bye to AFF Suzuki Cup 2016”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2019.
  30. ^ AFF Cup 2016: Indonesia vs Việt nam 2–1 [AFF Cup 2016: Indonesia vs Vietnam 2–1]. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2019.
  31. ^ Băng Tâm (25 tháng 8 năm 2017). “Nguyễn Hữu Thắng trắng tay rời ghế HLV trưởng đội tuyển Việt Nam” [Nguyễn Hữu Thắng left the chair of the Vietnam team empty handed]. An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2019.
  32. ^ Paul Murphy (11 tháng 10 năm 2017). “Vietnam close to 2019 AFC Asian Cup qualification after Cambodia win”. ESPN Inc. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2019.
  33. ^ “Vietnam name Park Hang-seo as new coach”. Fox Sports Asia. 29 tháng 9 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2019.
  34. ^ Kim Điền (16 tháng 11 năm 2017). “Sự nghi ngờ về năng lực của HLV Park Hang Seo” [Doubt on the ability of Coach Park Hang Seo]. Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2019.
  35. ^ Faridullah Mohammadi (14 tháng 11 năm 2017). “Afghanistan Fails To Qualify For AFC Asian Cup”. TOLOnews. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2019.
  36. ^ Duy Nguyễn. “Tuyển Việt Nam: Khi may hơn... khôn” [Vietnam recruitment: When sewing more... smart]. Vietnam Net. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2019.
  37. ^ “Vietnam 1–2 Uzbekistan: Vietnam comes second at Asian U23 Championship”. VnExpress. Vietnam Investment Review. 27 tháng 1 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2019.
  38. ^ Alaric Gomes (20 tháng 1 năm 2019). “Asian Cup: Vietnam continue to chase their dream with quarters berth”. Gulf News. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2019.
  39. ^ “Vietnam claim 4-0 victory over Indonesia at World Cup qualifiers”. E.vnexpress. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021.
  40. ^ “Malaysia 1-2 Vietnam: World Cup dream over for Harimau Malaya | Goal.com”. Goal.com. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021.
  41. ^ “HLV Troussier: "Tôi đến Việt Nam vì mục tiêu dự World Cup 2026”. VnExpress. 27 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2023.
  42. ^ “Việt Nam thua Hàn Quốc 0-6”. VnExpress. 17 tháng 10 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2024.
  43. ^ “Cầu thủ Việt Nam bật khóc khi thua Iraq”. VnExpress. 21 tháng 11 năm 2023.
  44. ^ “VFF giải thích lý do chưa sa thải HLV Troussier”. Tiền Phong.vn. 24 tháng 1 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  45. ^ “VFF tiếp tục tin tưởng HLV Troussier”. VnExpress. 26 tháng 1 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
  46. ^ “Cơ hội của Việt Nam ở vòng loại World Cup 2026 mỏng manh thế nào”. VnExpress. 26 tháng 3 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2024.
  47. ^ “CĐV Việt Nam tức giận với HLV Troussier”. ZingNews. 26 tháng 3 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2024.
  48. ^ “VFF chấm dứt hợp đồng với HLV Troussier”. VnExpress. 26 tháng 3 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2024.
  49. ^ “Việt Nam sa sút nhất trên bảng FIFA”. VnExpress. 4 tháng 4 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2024.
  50. ^ “Việt Nam tụt bậc FIFA sâu nhất sau tám năm”. VnExpress. 27 tháng 3 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2024.
  51. ^ “VFF bổ nhiệm HLV Kim Sang-sik”. VnExpress. 2 tháng 5 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
  52. ^ “HLV Kim Sang-sik: 'Trung thành và quyết tâm là nền móng để chiến thắng'. VnExpress. 6 tháng 5 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
  53. ^ “Xung quanh sự cố "mất hộ chiếu" của Hồng Sơn: Lời thì thầm của con gấu”. Thể thao & Văn hóa Online. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2010.
  54. ^ “Lịch sử bán độ khủng khiếp của bóng đá Việt Nam”. VTC News. 26 tháng 12 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2022.
  55. ^ “Tiger Cup 1996 và cơn lôi đình của ông Weigang”. SGGP Thể thao. 19 tháng 12 năm 2005.
  56. ^ “Ký ức AFF Cup 2012: Giải đấu "thảm hoạ" với tuyển Việt Nam”. laodong.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2022.
  57. ^ VnExpress. “HLV Park Hang-seo gọi 8 cầu thủ Hà Nội lên tuyển Việt Nam”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2021. Truy cập 5 Tháng sáu 2021.
  58. ^ “Thống kê đáng buồn của tuyển Việt Nam sau khi bị loại ở AFF Cup 2020”. VietnamPlus. VietnamPlus. 27 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2022.
  59. ^ “Việt Nam từng toàn thua các đội bảng B”. VnExpress. 1 tháng 7 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2024.
  60. ^ “Việt Nam thua Trung Quốc ở phút bù giờ”. VnExpress. 7 tháng 10 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2024.
  61. ^ “AFF Cup 2008: Lấy may, ĐTVN sẽ mặc quần áo thi đấu mầu trắng”. giading.net.vn. 27 tháng 12 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  62. ^ “Áo trắng và cuộc chia ly màu đỏ”. Người Lao Động. 2 tháng 12 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  63. ^ “Tuyển Việt Nam mặc trang phục trắng ở trận đấu với Lào”. VnExpress. 7 tháng 11 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  64. ^ “Từ tháng 1/2009, ĐTVN sẽ mặc áo đấu Nike”. Thể thao & Văn hóa Online. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2009.
  65. ^ “Đội tuyển Việt Nam có trang phục thi đấu mới”. Thanh Niên Online. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2014.
  66. ^ Phương Anh. “Jogarbola chính thức ra mắt BST Đội tuyển Quốc gia Việt Nam”. Jogarbola Việt Nam. Động Lực Group. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2023.
  67. ^ “Nhìn lại Tiger Cup 1998: Giải đấu tiếc nuối nhất của bóng đá Việt Nam”. vtv.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.
  68. ^ “VFF không tự ý chốt huy hiệu hình rồng cho các đội tuyển bóng đá Việt Nam”. Tuổi Trẻ. 30 tháng 7 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  69. ^ “Huy hiệu hình rồng cho các đội tuyển bóng đá Việt Nam bị 'ném đá'. Tuổi Trẻ. 29 tháng 7 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  70. ^ Fox Sports (2 tháng 12 năm 2017). “VFF thông qua Huy hiệu mới cho các Đội tuyển quốc gia Việt Nam”. foxsports.com.vn. Truy cập 9 tháng 4 năm 2019.[liên kết hỏng]
  71. ^ “Huy hiệu không thay quốc kỳ trên áo đấu tuyển Việt Nam”. Thể thao Văn hoá. 2 tháng 12 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  72. ^ “Suisse Men's Home Replica Jersey” (bằng tiếng Anh). Puma. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2022.
  73. ^ “Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc các chiến binh sao vàng giành vé vào vòng loại thứ ba World Cup 2022”. VFF. 25 tháng 5 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2021.
  74. ^ “Liên đoàn Bóng đá Việt Nam - VFF”. Facebook VFF. 14 tháng 1 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2022.
  75. ^ “Liên đoàn Bóng đá Việt Nam - VFF”. Facebook VFF. 23 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2022.
  76. ^ “Yanmar Announces Official Sponsorship of the Vietnamese National Football Team”. Yanmar. 4 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2018.
  77. ^ “Honda Vietnam becomes main sponsor for National Team”. VFF. 4 tháng 2 năm 2013. Truy cập 4 tháng 2 năm 2013.[liên kết hỏng]
  78. ^ “Sony Việt Nam là Nhà tài trợ chính thức của các Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam” [Sony Vietnam is the official sponsor of Vietnamese national football team]. Sony Corporation. 8 tháng 8 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2018.
  79. ^ VietnamPlus (21 tháng 6 năm 2021). “SABECO to sponsor national football teams for one year | Culture - Sports | Vietnam+ (VietnamPlus)”. VietnamPlus (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021.
  80. ^ “LĐBĐVN ký kết hợp tác với Coca-Cola: Cùng đội tuyển bóng đá chinh phục giấc mơ vàng”. Vietnam Football Federation. 13 tháng 4 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2018.
  81. ^ “Vinamilk tài trợ chính cho các Đội tuyển bóng đá Quốc gia: Vì một Việt Nam vươn cao”. Vietnam Football Federation. 3 tháng 7 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2019.
  82. ^ “Kao Việt Nam chính thức trở thành Nhà tài trợ các ĐTQG Việt Nam”. Vietnam Football Federation. 25 tháng 9 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2019.
  83. ^ “Herbalife Vietnam sponsor Vietnam national teams”. Aseanfootball.org (bằng tiếng Anh). 6 tháng 8 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021.
  84. ^ “VFF - TNI trở thành Nhà tài trợ chính ĐTQG Việt Nam trong 3 năm liên tiếp”. Vff.org. 25 tháng 5 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021.
  85. ^ Ralph Jennings (19 tháng 12 năm 2018). “Wild Post-Game Street Partying in Vietnam Reveals Surge in Patriotism”. Voice of America. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2019.
  86. ^ “Football fans storm city streets to celebrate historic Asian Cup victory”. Voice of Vietnam. 21 tháng 1 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2019.
  87. ^ Cheng Cheng (24 tháng 1 năm 2018). “Vietnamese people celebrate U23 national soccer team's victory”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2018.
  88. ^ “Người quan sát: Người hâm mộ Việt Nam chỉ yêu bóng đá thắng?”. Thể thao & Văn hoá. 20 tháng 10 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
  89. ^ “VFF kêu gọi cổ động viên "nói không với áo nhái" đội tuyển Việt Nam”. Lao Động. 18 tháng 1 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  90. ^ “AFC cảnh cáo CĐV Việt Nam về việc bán áo, mũ trước sân vận động”. Tuổi trẻ online. 15 tháng 1 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  91. ^ toquoc.vn. “Thống kê lịch sử đối đầu của Đội tuyển Việt Nam và Đội tuyển Thái Lan”. toquoc.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2021. Truy cập 5 Tháng sáu 2021.
  92. ^ “ĐT Việt Nam hay hơn Thái Lan; U23 Trung Quốc thua đậm, U23 Thái Lan xếp cuối”. baonghean.vn. 30 tháng 3 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2022.
  93. ^ “Việt Nam đá thế nào ở vòng loại World Cup 2022”. Báo điện tử VnExpress. 30 tháng 3 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022.
  94. ^ “Hành trình vòng loại World Cup của Việt Nam thuyết phục hơn Thái Lan”. Thanh niên. 30 tháng 3 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2022.
  95. ^ “Bị trừ điểm, đội tuyển Việt Nam vẫn cho Thái Lan "hít khói" trên BXH FIFA”. baogiaothong.vn. 30 tháng 3 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2022.
  96. ^ “Vô địch AFF Cup, Thái Lan vẫn bị Việt Nam bỏ xa trên BXH FIFA”. Tiền phong. 5 tháng 1 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2022.
  97. ^ 'Tuyển Việt Nam sẽ vượt mặt Thái Lan trong 5 năm tới'. VnExpress. 28 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2022.
  98. ^ “Đội tuyển Việt Nam chấm dứt 20 năm không thắng Indonesia”. Đại đoàn kết. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2019. Truy cập 5 Tháng sáu 2021.
  99. ^ VnExpress. “Lịch sử đối đầu giữa tuyển Việt Nam và Malaysia - VnExpress”. video.vnexpress.net. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2021. Truy cập 5 Tháng sáu 2021.
  100. ^ a b c “Lịch thi đấu và phát sóng đội tuyển Việt Nam tháng 10”. thanhnien.vn. 6 tháng 9 năm 2024.
  101. ^ “Thành tích đối đấu của Việt Nam với các đội tuyển”. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập 28 tháng 3 năm 2018.
  102. ^ “Coach Park has made us believe in ourselves, says Vietnam's Quang Hai”. Asian Football Confederation. 22 tháng 1 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2019.
  103. ^ “VFF công bố chọn ông Kim Sang Sik làm HLV trưởng đội tuyển Việt Nam”. Tuổi Trẻ. 3 tháng 5 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2024.
  104. ^ “HLV Troussier: "Tôi đến Việt Nam vì mục tiêu dự World Cup 2026”. VnExpress. 27 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2023.
  105. ^ “VFF chấm dứt hợp đồng với HLV Troussier”. VTCNews. 26 tháng 3 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2024.
  106. ^ “Park Hang-seo ra mắt trên cương vị HLV trưởng tuyển Việt Nam”. thethao.vnexpress.net. VNE. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập 11 tháng 10 năm 2017.
  107. ^ “HLV Hữu Thắng: "Mourinho cũng bị sa thải, huống hồ tôi". Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2016.
  108. ^ Quỳnh Cao. “HLV Hoàng Văn Phúc chính thức rời ghế thuyền trưởng ĐTVN”. zing.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2014.
  109. ^ “HLV Mai Đức Chung lần thứ 3 "đóng thế". SGGP. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2017.
  110. ^ a b Phúc Long (ngày 6 tháng 9 năm 2018). “10 HLV trước ông Park: Một người được gia hạn, 9 người bị sa thải”. zing.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2023.
  111. ^ “Vietnam coach quits”. The Island. 4 tháng 12 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2015. "VFF also decided to appoint Vietnamese coach Tran Van Khanh for the job." (After Tavares resigned)
  112. ^ a b “Vietnam sacked”. AFP. 31 tháng 10 năm 1997. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2013.
  113. ^ TOI, Press Trust of India (10 tháng 8 năm 2002). “India beat Vietnam to win LG Cup football”. timesofindia. indiatimes.com. The Times of India. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2021.
  1. ^ "Rồng vàng" (tiếng Anh: Golden Dragon) là hình ảnh biểu trưng của đội tuyển Việt Nam Cộng hòa, với cờ vàng ba sọc đỏ cùng hình con rồng tại Quốc huy Việt Nam Cộng hòa. Màu áo chính của đội tuyển Việt Nam Cộng hòa cũng là màu vàng. Do FIFA và AFC thường tính tất cả thành tích và danh hiệu của đội tuyển Việt Nam Cộng hòa cho Đội tuyển Việt Nam hiện tại, nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài cũng dùng từ "Golden Dragon" của đội tuyển Việt Nam Cộng hòa để nói về đội tuyển Việt Nam như là một sự "kế thừa" đội tuyển Việt Nam Cộng hòa (mặc dù điều này là không chính xác khi đây là hai đội tuyển riêng biệt). Các phương tiện truyền thông trong nước khi lấy nguồn tin từ nước ngoài thường chỉ dịch lại mà không tìm hiểu kỹ nguồn gốc của biệt danh.
  2. ^ Tạo hình "Dragon Ball" được sáng tác dựa theo Tây Du Ký, nên con rồng thần trong truyện cũng được tạo hình dựa theo Rồng Trung Hoa. Thậm chí ngay bản gốc bằng tiếng Nhật, nó cũng được gọi tên là "Shen Long", dựa theo âm tiếng Quan thoại.
  3. ^ Trên thế giới, các liên đoàn hay hiệp hội bóng đá của các quốc gia và vùng lãnh thổ thường in logo đồng bộ lên áo thi đấu của tất cả các đội tuyển mà họ quản lý (gồm đội tuyển nam, đội tuyển nữ, các đội tuyển trẻ, đội tuyển bóng đá trong nhà, đội tuyển bóng đá bãi biển).
    Logo thường khộng phải là hình Quốc kỳ, mà là của chính liên đoàn hay hiệp hội bóng đá (như Anh, Pháp, Brasil, Argentina, Nhật Bản,...) hoặc logo được thiết kế từ Quốc huy (như Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, Indonesia,...), và in thêm tên của liên đoàn/hiệp hội bóng đá, có thể viết đầy đủ như ở logo đội Đức (Deutscher Fussball-Bund) hoặc viết tắt như ở logo đội Pháp (FFF), Nhật Bản (JFA), Tây Ban Nha (RFEF),... Trường hợp đặc biệt là in cả logo của liên đoàn/hiệp hội bóng đá và Quốc kỳ thì có Thụy Sĩ, khi logo của Hiệp hội được in bên phải ngực, Quốc kỳ được in bên trái ngực áo, còn ở giữa là logo hãng áo.[72]
    Tuy vậy, Quốc kỳ thường được in lên áo của các đội tuyển bóng đá tham dự một Đại hội thể thao như SEA Games, Asiad, Olympic, vì các đội tuyển thi đấu dưới tư cách đại diện từ một đoàn thể thao của một quốc gia hay vùng lãnh thổ.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Akatsuki no Goei - Trinity Complete Edition [Tiếng Việt]
Akatsuki no Goei - Trinity Complete Edition [Tiếng Việt]
Cậu chuyện lấy bối cảnh Nhật Bản ở một tương lai gần, giai đoạn cảnh sát hoàn toàn mất kiểm soát, tội phạm ở khắp nơi
Giới thiệu nhân vật Yuta Okkotsu trong Jujutsu Kaisen
Giới thiệu nhân vật Yuta Okkotsu trong Jujutsu Kaisen
Yuta Okkotsu (乙おっ骨こつ憂ゆう太た Okkotsu Yūta?) là một nhân vật phụ chính trong sê-ri Jujutsu Kaisen và là nhân vật chính của sê-ri tiền truyện.
Cốt lõi của
Cốt lõi của "kiệt sức vì công việc" nằm ở "mức độ hài lòng với bản thân"?
Nếu bạn cảm thấy suy kiệt, bắt đầu thấy ghét công việc và cho rằng năng lực chuyên môn của mình giảm sút, bạn đang có dấu hiệu kiệt sức vì công việc.
Innate personality - bài test tính cách bẩm sinh nhất định phải thử
Innate personality - bài test tính cách bẩm sinh nhất định phải thử
Bài test Innate personality được tạo ra bởi viện triển lãm và thiết kế Đài Loan đang trở thành tâm điểm thu hút giới trẻ Châu Á, Hoa Kỳ và cả Châu Âu