Kiatisuk Senamuang

Kiatisuk Senamuang
Kiatisuk năm 2017
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ Kiatisuk Senamuang
Ngày sinh 11 tháng 8, 1973 (51 tuổi)
Nơi sinh Udon Thani, Thái Lan
Chiều cao 1,73 m
Vị trí Tiền đạo cắm
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
1982–1990 Trường Nampong Suksa
1991–1992 Bangkok Commercial School
1993–1994 Đại học Dhurakijpundit
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1989–1995 Krung Thai Bank 145 (98)
1995–1996 Raj Pracha 27 (18)
1997–1998 Royal Thai Police 25 (21)
1998–1999 Perlis 21 (22)
1999–2000 Huddersfield Town 1 (1)
2000–2001 Raj Pracha 26 (18)
2001–2002 Singapore Armed Forces 20 (15)
2002–2006 Hoàng Anh Gia Lai 75 (59)
Tổng cộng 339 (251)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
1992–2007 Thái Lan 131 (70)
Sự nghiệp quản lý
Năm Đội
2006 Hoàng Anh Gia Lai
2008 Chula United
2008–2009 Chonburi
2010 Hoàng Anh Gia Lai
2011–2012 Chula United
2012 Bangkok
2013–2016 U-23 Thái Lan
2013–2017 Thái Lan
2017 Port F.C.
2020–2023 Hoàng Anh Gia Lai
2024 Công An Hà Nội
Thành tích huy chương
Đội tuyển bóng đá quốc gia Thái Lan
Đại hội Thể thao Đông Nam Á
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất SEA Games 15 Cầu thủ
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất SEA Games 16 Cầu thủ
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất SEA Games 17 Cầu thủ
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất SEA Games 18 Cầu thủ
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất SEA Games 27 Huấn luyện viên trưởng
AFF Cup
Vô địch Tiger Cup 1996 Cầu thủ
Vô địch Tiger Cup 2000 Cầu thủ
Vô địch Tiger Cup 2002 Cầu thủ
Á quân AFF Cup 2007 Cầu thủ
Vô địch AFF Cup 2014 Huấn luyện viên trưởng
Vô địch AFF Cup 2016 Huấn luyện viên trưởng
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Kiatisuk Senamuang (tiếng Thái: เกียรติศักดิ์ เสนาเมือง; sinh ngày 11 tháng 8 năm 1973) là một huấn luyện viên và cựu tiền đạo bóng đá người Thái Lan. Ông còn được người hâm mộ đặt biệt danh "Zico Thái" .

Được xem như cầu thủ xuất sắc nhất Đông Nam Á trong lịch sử, Kiatisak đã ghi được 251 bàn thắng trong tổng số 339 trận thi đấu trong suốt sự nghiệp 18 năm của mình (từ 1989–2007). Ông từng chơi cho các câu lạc bộ ở Malaysia, Singapore, AnhViệt Nam cũng như các câu lạc bộ tại quê hương mình. Kiatisuk cũng đã khoác áo đội tuyển Thái Lan 131 lần, ghi được 70 bàn thắng cho đội nhà từ năm 1992 đến năm 2007.[1] Năm 1996, khi chơi cho câu lạc bộ Raj Pracha FC, ông ghi được tổng cộng 127 bàn thắng trong 71 trận, đạt kỷ lục cầu thủ ghi bàn nhiều nhất trong một năm (kỉ lục này không được công nhận chính thức). Kiatisuk từng là huấn luyện viên trưởng của đội tuyển U-23 Thái Lanđội tuyển quốc gia Thái Lan. Ông giúp đội tuyển U-23 Thái Lan giành huy chương vàng SEA Games 2013, lọt vào bán kết ASIAD 2014. Ông cũng giúp đội tuyển Thái Lan giành chức vô địch AFF Cup 2014AFF Cup 2016, đồng thời lọt vào vòng loại thứ 3 World Cup 2018 khu vực châu Á.[2]

Cho đến nay, ông là người đầu tiên và duy nhất vô địch AFF Cup ở cả 2 cương vị cầu thủ và huấn luyện viên.

Sự nghiệp cầu thủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Xuất thân từ một sĩ quan cảnh sát, Kiatisuk đã bỏ nghề để trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp. Sau một thời gian chơi bóng cho các câu lạc bộ trong nước, ông sang Malaysia thi đấu cho Perlis FA, sau đó sang Anh khoác áo câu lạc bộ Huddersfield Town năm 1999. Tuy nhiên sau một mùa bóng không thường xuyên xuất hiện trong đội hình chính của Huddersfield Town, Kiatisuk trở về nước đá cho Rajpracha Sports Club. Năm 2001, ông sang Singapore thi đấu cho đội Quân đội Singapore. Chỉ trong 30 trận đấu, ông đã ghi được tới 15 bàn thắng.

Năm 2002, khi còn là một đội bóng ở hạng Nhất của Việt Nam, Hoàng Anh Gia Lai đã gây bất ngờ trong giới bóng đá Việt Nam khi ký hợp đồng với Kiatisuk vào tháng 3. Ông đã có đóng góp lớn cho Hoàng Anh Gia Lai khi cùng câu lạc bộ 2 lần vô địch quốc gia năm 2003 (ngay khi vừa mới lên hạng) và 2004. Sau 5 năm khoác áo Hoàng Anh Gia Lai (2002 – 2006), thời gian cuối vừa là cầu thủ vừa là huấn luyện viên trưởng câu lạc bộ, Kiatisuk đã được nhận giải thưởng thành tựu của câu lạc bộ khi chia tay, chiếc áo số 13 ở HAGL cũng được treo vĩnh viễn. Sau khi rời Hoàng Anh Gia Lai và cũng giải nghệ sự nghiệp câu lạc bộ, ông còn thi đấu vài trận cho đội tuyển quốc gia.

Đội tuyển quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở cấp độ đội tuyển, theo thống kê chính thức của FIFA, Kiatisuk Senamuang khoác áo đội tuyển 130 trận và ghi được 65 bàn thắng. Hai thành tích này đều là kỉ lục quốc gia của Thái Lan. Tuy nhiên con số này theo thống kê của Thái Lan còn cao hơn, vì một số trận đấu không được FIFA công nhận chính thức.[3]

Sự nghiệp huấn luyện viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Kiatisuk Senamuang, trước trận đấu trong khuôn khổ giải AFC Asian Cup giữa Thái Lan và Singapore tại sân vận động Rajamangala.

Hoàng Anh Gia Lai

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi giải nghệ, Kiatisuk về tiếp quản đội bóng Hoàng Anh Gia Lai ở V-League năm 2007.

Trở lại Thái Lan

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2008, Kiatisuk trở lại Thái Lan dẫn dắt Chula United. Năm 2009, Kiatisuk trở thành huấn luyện viên trưởng của Chonburi F.C. và dẫn dắt câu lạc bộ giành được Cúp Hoàng gia Kor năm 2009. Kiatisuk dẫn dắt đội kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 2, với số điểm cao nhất mà câu lạc bộ từng đạt được. Tuy nhiên, sau khi không đạt được chức vô địch quốc nội, ông từ chức.

Trở lại Hoàng Anh Gia Lai lần 1

[sửa | sửa mã nguồn]

Kiatisuk lại sang Việt Nam để quản lý CLB cũ Hoàng Anh Gia Lai. CLB kết thúc mùa giải ở V-League ở vị trí thứ 7. Kiatisuk dẫn dắt Hoàng Anh Gia Lai vào chung kết Cúp quốc gia 2010 nhưng để thua 0-1 trước Sông Lam Nghệ An tại sân vận động Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trở lại Thái Lan lần 2

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 12 năm 2010, Kiatisuk trở lại Thái Lan làm huấn luyện viên trưởng của Chula United ở Thai League 2. Kiatisuk đưa câu lạc bộ lên vị trí thứ 3 vào cuối mùa giải, dẫn đến việc thăng hạng lên Giải bóng đá vô địch quốc gia Thái Lan 2012. Sau 10 trận, Kiatisuk từ chức vì kết quả kém cỏi: 1 thắng, 4 hòa và 5 thua.

Một tháng sau, Kiatisuk quyết định gia nhập Bangkok F.C. tại giải VĐQG Thái Lan năm 2012 để giúp câu lạc bộ tránh xuống hạng. Bangkok trụ lại Thai League 2 sau khi kết thúc ở vị trí thứ 10.

Huấn luyện các đội tuyển bóng đá Thái Lan

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 1 năm 2013, Kiatisuk được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng U-23 Thái Lan. Ông còn nắm giữ luôn cương vị HLV trưởng đội tuyển quốc gia Thái Lan vào tháng 6 cùng năm.[4]. Trận đấu đầu tiên của ông trong vai trò huấn luyện viên trưởng là trận giao hữu với đội tuyển Trung Quốc vào ngày 15 tháng 6 năm 2013, khi đó Thái Lan thắng 5-1[5]. Tại SEA Games 27 trên đất Myanmar năm 2013, Kiatisuk đã dẫn dắt U23 trở lại với ngôi vương sau nhiều năm thi đấu không thành công.[6] Sau đó, ông tiếp tục dẫn dắt đội tuyển U23 Thái Lan lọt vàn bán kết ASIAD 2014.[7] Từ năm 2014 đến năm 2016, ông dẫn dắt đội tuyển quốc gia và giúp đội tuyển quốc gia nước này giành hai chức vô địch AFF Cup 2014AFF Cup 2016, cũng như lọt vào vòng chung kết Giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2016.[8][9]

Vào năm 2015, tại vòng loại thứ 2 FIFA World Cup 2018 khu vực châu Á, Thái Lan nằm cùng bảng với Iraq, Việt Nam và Đài Bắc Trung Hoa, đội kết thúc vòng loại thứ 2 với tư cách là đội nhất bảng với 14 điểm sau 6 trận để tiến vào vòng loại thứ 3

Ngày 31 tháng 3 năm 2017, do thành tích yếu kém của đội tuyển Thái Lan tại vòng loại thứ 3 World Cup 2018 (xếp bét bảng với 1 điểm, chỉ ghi được 3 bàn thắng và bị thủng lưới 19 bàn), sau trận thua 0-4 trước Nhật Bản tại sân vận động Saitama 2002 vào ngày 28 tháng 3, Kiatisuk quyết định chia tay đội tuyển Thái Lan sau 4 năm gắn bó,[10] Kiatisak khẳng định lãnh đạo FAT "ảo tưởng" khi cho rằng Thái Lan có thể chơi tốt ở vòng loại cuối: "Mục tiêu ấy quá cao, quá khó để thực hiện. Tôi từ chức để mở đường cho một người khác có thể làm được việc này. Trong bóng đá, chúng ta không thể lúc nào cũng thắng. Đó là điều mà Chủ tịch FAT và Ban điều hành Liên đoàn đã bỏ qua khi đánh giá về tôi" [11]. Sau đó đến ngày 23 tháng 6 năm 2017, Kiatisak quyết định nhận lời mời làm HLV trưởng cho CLB Port FC.[12]

Ngày 20 tháng 9 năm 2017, sau khi Port FC thất bại 1-3 trước Chonburi FC ngay trên sân nhà, như lời tuyên bố trước trận, Kiatisak đã chính thức nói lời chia tay Port FC chỉ sau 3 tháng dẫn dắt.[13]

Trở lại Hoàng Anh Gia Lai lần 2

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 20 tháng 11 năm 2020, sau khi từ chối dẫn dắt CLB bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh FC ở V.League, HLV Kiatisuk Senamuang đã nhận lời mời của bầu Đức để quay trở lại dẫn dắt Hoàng Anh Gia Lai cũng là đội bóng ở V.League và giúp cho đội bóng này xây dựng một lối chơi khởi sắc, đạt được thành tích tốt vào đầu mùa giải, tuy nhiên HAGL không được công nhận vô địch khi V-League hủy bỏ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 cũng như lịch trình tập trung của đội tuyển quốc gia, dù sau 12 vòng đấu, HAGL vững vàng dẫn đầu V-League 2021 với 29 điểm, trong đó có mạch 11 trận liên tiếp bất bại với 7 chiến thắng, 2 trận hòa, hiệu số bàn thắng ấn tượng +14, cao gấp đôi đội nhì bảng Viettel trong cảnh giải chỉ còn 6 trận, tức chỉ còn 1/3 chặng đường.[14][15][16] Kiatisak sau đó cam kết trên Facebook cá nhân sẽ tiếp tục dẫn dắt Hoàng Anh Gia Lai.[17] Ông quyết định rời HAGL và gia nhập CLB CAHN vào đầu năm 2024.[18]

Mở ra ý tưởng thành lập Học viện bóng đá Học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai - JMG

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2006, sau khi rời Hoàng Anh Gia Lai lần thứ nhất - Kiatisuk nhận lời làm trưởng văn phòng đại diện đồ gỗ Hoàng Anh Gia Lai chi nhánh tại Bangkok, "Zico Thái" đã lái xe đưa bầu Đức đến tham quan CLB Muangthong United và mô hình đào tạo của Arsenal JMG và khuyên bầu Đức đầu tư vào công tác đào tạo trẻ. Từ đó, Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG đã ra đời.

Công An Hà Nội

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 16/1/2024, Kiatisuk chính thức ra mắt tại Công An Hà Nội[19]. Kiatisak sau đó cùng đội bóng liên tục giành chiến thắng lần lượt trước đội TP.HCM 2-0, SLNA 1-0 và Thanh Hóa 3-1. Nhưng khi bị Hà Tĩnh cầm hòa, đội bóng đương kim vô địch bị đứt chuỗi thắng. CLB CAHN thi đấu trồi sụt và nhận trận thua đậm Viettel 0-3. Bước sang giai đoạn lượt về của mùa giải, CAHN lấy lại phong độ thi đấu với hai trận thắng liên tiếp trước Thanh Hóa và SLNA với tỷ số 2-0 nhưng để thua trước Nam Định 2-3 ngay trên sân nhà và bị tân binh Quảng Nam đánh bại với tỷ số 0-2. Trận thắng Khánh Hòa 3-1 ở vòng 18 không thể giúp Kiatisak nuôi thêm giấc mơ cùng đội bóng ngành công an. Ông thông báo quyết định từ chức HLV trưởng Công an Hà Nội và rời đội sáng nay 14/5, sau chưa đầy 5 tháng nhận nhiệm vụ.[20]

Bình luận về bóng đá Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước cuộc bốc thăm AFF Cup 2018 vào ngày 2/5, ông chia sẻ: “Người Thái đang mơ dự World Cup. Nhưng người Việt lại chỉ muốn thắng được Thái Lan. Bóng đá Việt Nam rất mạnh ở các giải đấu trẻ. Thế nhưng ở cấp đội tuyển quốc gia, tôi nghĩ phải mất khoảng 10 năm nữa Việt Nam mới thắng nổi Thái Lan. Sự thật là Thái Lan vẫn mạnh hơn Việt Nam ở thời điểm này, bởi chúng tôi đã vươn tầm châu Á”. khiến cho người hâm mộ cảm thấy bức xúc. Tuy nhiên sau khi chứng kiến sự thành công vượt bậc của bóng đá Việt Nam năm 2018, ông đã phải sớm lên tiếng rút lại phát biểu bị xem xúc phạm bóng đá Việt Nam. Kiatisak đã thay đổi cách nghĩ: “Trước đây tôi từng nói rằng phải mất 10 năm nữa Việt Nam mới có thể theo kịp Thái Lan, nhưng bây giờ tôi xin rút lại câu nói đó. Hai nền bóng đá của hai quốc gia giờ đã ngang hàng nhau rồi, một chín một mười. Tôi kỳ vọng sẽ được chứng kiến màn trình diễn của cả hai đội bóng tại AFF Suzuki Cup sắp tới”.[21]

Đầu năm 2021, Kiatisuk lên tiếng đính chính rằng: "Đó là cách truyền đạt của tôi với cầu thủ. Tôi muốn nói rằng họ 22 tuổi thì phải cố gắng để trong 10 năm phát triển sự nghiệp, chứ không phải nói về bóng đá Thái Lan và Việt Nam. Đó có thể là hiểu lầm thôi. Tôi muốn nói rằng nếu anh em cố gắng thì trong vòng 10 năm nữa, không đội nào có thể đá lại. Chứ tôi yêu Việt Nam lắm, các bạn có niềm đam mê bóng đá cuồng nhiệt."[21]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Kiatisuk là một Phật tử sinh ra ở Udon Thani. Trước khi trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, Kiatisuk từng làm cảnh sát, nhưng luôn dành tình yêu cho bóng đá.

Ông được bạn bè đặt biệt danh Zico để vinh danh thần tượng bóng đá Brazil mà ông yêu thích Zico.

Kiatisuk đã học tiếng Việt và nói thành thạo tiếng Việt chỉ sau 1-2 năm làm việc tại Việt Nam.

Ông đã có 3 cô con gái, họ lần lượt có biệt danh là Perth, Proud và Pearl.

Vào năm 2021, Kiatisuk đấu giá chiếc áo có chữ ký của mình. Tổng số tiền thu về được thông báo là 210 triệu đồng. Theo đó, với số tiền đấu giá 130 triệu đồng, một người hâm mộ đã trở thành chủ nhân của chiếc áo đấu này. Riêng cá nhân huấn luyện viên Kiatisak cũng đóng góp 10 triệu đồng vào quỹ vaccine COVID-19. Trước đó, cũng từ việc bán đấu giá chiếc áo đấu có chữ ký của mình, "Zico Thái" đã quyên góp cho Quỹ phòng chống dịch bệnh Thái Lan số tiền gần 200 triệu đồng.[22]

Thành tích và danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Thống kê sự nghiệp huấn luyện

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến hết ngày 14 tháng 5 năm 2024

Đội bóng Từ Đến Thành tích
Trận T H B BT SBT HS Tỉ lệ thắng (%)
Hoàng Anh Gia Lai 27 tháng 2 năm 2006 Tháng 2 năm 2006 25 10 6 9 25 24 +1 40.00
Chula Sinthana Tháng 6 năm 2006 Tháng 12 năm 2008 18 7 7 4 36 22 +14 38.89
Chonburi Tháng 12 năm 2008 Tháng 11 năm 2009 46 28 11 7 87 42 +45 60.87
Hoàng Anh Gia Lai Tháng 1 năm 2010 Tháng 11 năm 2010 31 12 9 10 39 32 +7 38.71
Chula United 9 tháng 12 năm 2010 21 tháng 5 năm 2012 49 21 14 14 54 44 +10 42.86
Bangkok 20 tháng 6 năm 2012 Tháng 12 năm 2012 21 7 5 9 31 33 −2 33.33
U-23 Thái Lan Tháng 1 năm 2013 Tháng 1 năm 2016 40 28 7 5 83 28 +55 70.00
Thái Lan (tạm quyền) Tháng 5 năm 2013 Tháng 6 năm 2013 1 1 0 0 5 1 +4 100.00
Thái Lan 10 tháng 2 năm 2014 31 tháng 3 năm 2017 42 21 7 14 66 53 +13 50.00
Port FC 23 tháng 6 năm 2017 20 tháng 9 năm 2017 10 1 3 6 12 19 −7 10.00
Hoàng Anh Gia Lai 20 tháng 11 năm 2020 11 tháng 1 năm 2024 &000000000000007400000074 &000000000000002400000024 &000000000000002800000028 &000000000000002200000022 &000000000000008200000082 &000000000000007900000079 +3 0&000000000000003242999932,43
Công An Hà Nội 16 tháng 1 năm 2024 14 tháng 5 năm 2024 &000000000000001100000011 &00000000000000060000006 &00000000000000010000001 &00000000000000040000004 &000000000000001600000016 &000000000000001200000012 +4 0&000000000000005454999954,55
Tổng cộng &0000000000000368000000368 &0000000000000166000000166 &000000000000009800000098 &0000000000000104000000104 &0000000000000536000000536 &0000000000000389000000389 +147 0&000000000000004510999945,11

Bàn thắng quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
# Ngày Địa điểm Đối thủ Bàn thắng Kết quả Giải đấu
1. ngày 11 tháng 4 năm 1993 Kobe, Nhật Bản  Sri Lanka 1–0 Thắng Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 1994
2. ngày 5 tháng 5 năm 1993 Dubai, United Arab Emirates  Bangladesh 4–1
3. ngày 7 tháng 6 năm 1993 Singapore  Myanmar 2–0 Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1993
4. ngày 13 tháng 6 năm 1993  Lào 4–1
5. ngày 20 tháng 6 năm 1993  Myanmar 4–3
6. ngày 9 tháng 10 năm 1994 Hiroshima, Nhật Bản  Malaysia 1–1 Hòa Đại hội Thể thao châu Á 1994
7. ngày 12 tháng 12 năm 1995 Chiang Mai, Thái Lan  Campuchia 9–0 Thắng Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1995
8. ngày 12 tháng 12 năm 1995
9. ngày 16 tháng 2 năm 1996 Bangkok, Thái Lan  Phần Lan 5–2 King's Cup 1996
10. ngày 27 tháng 6 năm 1996  Maldives 8–0 Vòng loại AFC Asian Cup 1996
11. ngày 27 tháng 6 năm 1996
12. ngày 29 tháng 6 năm 1996  Myanmar 5–1
13. ngày 7 tháng 7 năm 1996 Singapore 7–1
14. ngày 7 tháng 7 năm 1996
15. ngày 9 tháng 7 năm 1996  Singapore 2–2 Hòa
16. ngày 2 tháng 9 năm 1996  Philippines 5–0 Thắng Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 1996
17. ngày 6 tháng 9 năm 1996  Brunei 6–0
18. ngày 8 tháng 9 năm 1996  Malaysia 1–1 Hòa
19. ngày 13 tháng 9 năm 1996  Việt Nam 4–2 Thắng
20. ngày 15 tháng 9 năm 1996  Malaysia 1–0
21. ngày 8 tháng 12 năm 1996 Dubai, United Arab Emirates  Iran 1–3 Thua Vòng loại AFC Asian Cup 1996
22. ngày 15 tháng 3 năm 1997 Bangkok, Thái Lan  Nhật Bản 3–1 Thắng Giao hữu
23. ngày 15 tháng 3 năm 1997
24. ngày 7 tháng 10 năm 1997 Jakarta, Indonesia  Brunei 6–0 Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1997
25. ngày 7 tháng 10 năm 1997
26. ngày 12 tháng 10 năm 1997  Campuchia 4–0
27. ngày 16 tháng 10 năm 1997  Việt Nam 2–1
28. ngày 16 tháng 10 năm 1997 2–1
29. ngày 22 tháng 3 năm 1998 Bangkok, Thái Lan  Kazakhstan 1–0 Giao hữu
30. ngày 21 tháng 10 năm 1998 Bangkok, Thái Lan  Turkmenistan 3–3 Hòa
31. ngày 2 tháng 12 năm 1998  Hồng Kông 5–0 Thắng Đại hội Thể thao châu Á 1998
32. ngày 2 tháng 12 năm 1998
33. ngày 14 tháng 12 năm 1998  Hàn Quốc 2–1
34. ngày 23 tháng 2 năm 1999  CHDCND Triều Tiên 2–2 Hòa King's Cup 1999
35. ngày 16 tháng 6 năm 1999  New Zealand Giải đấu giao hữu
36. ngày 16 tháng 6 năm 1999
37. ngày 30 tháng 7 năm 1999 Bandar Seri Begawan, Brunei  Philippines 9–0 Thắng Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1999
38.
39.
40.
41. ngày 1 tháng 8 năm 1999  Lào 4–1
42. ngày 8 tháng 8 năm 1999  Myanmar 7–0
43. ngày 8 tháng 8 năm 1999 7–0
44. ngày 6 tháng 11 năm 2000 Chiang Mai, Thái Lan 3–1 Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2000
45. ngày 10 tháng 11 năm 2000  Indonesia 4–1
46. ngày 12 tháng 11 năm 2000  Philippines 2–0
47. ngày 16 tháng 11 năm 2000  Malaysia 2–0
48. ngày 23 tháng 1 năm 2001 Bangkok, Thái Lan  Kuwait 5–4 Giao hữu
49. ngày 23 tháng 1 năm 2001 5–4
50. ngày 23 tháng 1 năm 2001 5–4
51. ngày 17 tháng 2 năm 2001  Qatar 2–0 King's Cup 2001
52. 2–0
53. ngày 13 tháng 5 năm 2001 Beirut, Liban  Sri Lanka 4–2 Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002
54. Beirut, Liban 4–2
55. ngày 17 tháng 5 năm 2001 Beirut, Liban  Liban 2–1
56. ngày 26 tháng 5 năm 2001 Bangkok, Thái Lan  Sri Lanka 3–0
57. ngày 26 tháng 5 năm 2001 3–0
58. ngày 28 tháng 5 năm 2001  Pakistan 6–0
59. ngày 28 tháng 5 năm 2001 6–0
60. ngày 28 tháng 5 năm 2001 6–0
61. ngày 28 tháng 5 năm 2001 6–0
62. ngày 13 tháng 8 năm 2001 Singapore  Singapore 5–0 Giao hữu
63. 5–0
64. ngày 6 tháng 9 năm 2001 Manama, Bahrain  Bahrain 1–1 Hòa Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002
65. ngày 18 tháng 12 năm 2002 Singapore  Lào 5–1 Thắng Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2002
66. 5–1
67. 5–1
68. ngày 31 tháng 3 năm 2004 Sana'a, Yemen  Yemen 3–0 Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2006
69. ngày 9 tháng 6 năm 2004 Bangkok, Thái Lan  CHDCND Triều Tiên 1–4 Thua
70. ngày 26 tháng 12 năm 2006  Singapore 2–0 Thắng King's Cup 2006
71. 2–0
Correct as of ngày 7 tháng 10 năm 2015[23]

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Krung Thai Bank

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kor Royal Cup: 1989
  • Khǒr Royal Cup: 1993

Singapore Armed Forces

[sửa | sửa mã nguồn]
  • S-League: 2002
  • Cầu thủ xuất sắc nhất AFF Cup: 2000

Huấn luyện viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển Thái Lan

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kor Royal Cup: 2009
  • Huấn luyện viên xuất sắc nhất AFF: 2015, 2017

Hoàng Anh Gia Lai

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kiatisuk Senamuang – Century of International Appearances, Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation.
  2. ^ “Thailand appoint Kiatisuk Senamuang as new national team coach - Goal.com”. Goal.com. Truy cập 22 tháng 12 năm 2014.
  3. ^ “hina humbled at home in Thailand rout”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2014. Truy cập 22 tháng 12 năm 2014.
  4. ^ “Kiatisak thành HLV trưởng tuyển Thái Lan”.
  5. ^ “Thắng Trung Quốc 5-1, U23 Thái Lan lộ sức mạnh đáng gờm”.
  6. ^ “Hạ gục Indonesia, U23 Thái Lan vô địch SEA Games”. VietNamNet. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2014. Truy cập 22 tháng 12 năm 2014.
  7. ^ VnExpress. “Olympic Thái Lan vỡ mộng vào chung kết ASIAD 17”. vnexpress.net. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2023.
  8. ^ Nẵng, Báo Công an TP Đà. “Nhìn lại trận chung kết lượt về AFF Cup 2014: Bản lĩnh người Thái”. cadn.com.vn. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2023.
  9. ^ VnExpress. “Đánh bại Indonesa, Thái Lan giữ ngôi vua Đông Nam Á”. vnexpress.net. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2023.
  10. ^ VnExpress. “Kiatisuk từ chức HLV trưởng tuyển Thái Lan”. vnexpress.net. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2023.
  11. ^ “Kiatisak bật mí lý do từ chức HLV trưởng ĐT Thái Lan”. Bongdaplus-Báo Bóng đá. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2021.
  12. ^ “Kiatisuk trở lại với bóng đá cấp CLB”.
  13. ^ “Kiatisak chia tay Port FC, để ngỏ khả năng tới Việt Nam”. thethaovanhoa.vn. 20 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2021.
  14. ^ “Kiatisak nói về việc dẫn dắt HAGL: 'Như trở về nhà, không cần suy nghĩ'.
  15. ^ “Báo chí Thái Lan: 'Lạ lùng Kiatisak và CLB HAGL đi đâu cũng gây sốt vé'.
  16. ^ News, V. T. C. (23 tháng 9 năm 2021). “Hủy V-League 2021, HAGL tan mộng vô địch”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2021.
  17. ^ “Kiatisak đưa ra quyết định làm nức lòng fan HAGL lẫn HLV Park Hang-seo”. Báo Thanh Niên. 24 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2021.
  18. ^ thanhnien.vn (9 tháng 1 năm 2024). “Kiatisak chính thức nhận lời làm HLV đội CAHN, ông Gong Oh-kyun có thể bị sa thải”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2024.
  19. ^ Trí, Dân (16 tháng 1 năm 2024). “HLV Kiatisuk ra mắt CLB Công an Hà Nội, quyết giúp Quang Hải tỏa sáng”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2024.
  20. ^ VnExpress. “HLV Kiatisuk chia tay Công an Hà Nội”. vnexpress.net. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2024.
  21. ^ a b “Kiatisak giải thích câu nói '10 năm nữa bóng đá Việt Nam mới bắt kịp Thái Lan'.
  22. ^ “HLV Kiatisak đấu giá áo, góp 210 triệu vào quỹ chống dịch COVID-19 ở TPHCM”. laodong.vn. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2021.
  23. ^ Kiatisuk Senamuang - Century of International Appearances

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review game Kena: Bridge of Spirits
Review game Kena: Bridge of Spirits
Kena: Bridge of Spirits là một tựa game indie được phát triển bởi một studio Mỹ mang tên Ember Lab - trước đây là một hãng chuyên làm phim hoạt hình 3D và đã rất thành công với phim ngắn chuyển thể từ tựa game huyền thoại Zelda
Bố cục chụp ảnh là gì?
Bố cục chụp ảnh là gì?
Bố cục chụp ảnh là cách chụp bố trí hợp lí các yếu tố/ đối tượng khác nhau trong một bức ảnh sao cho phù hợp với ý tưởng người chụp.
Nhân vật Araragi Koyomi - Monogatari Series
Nhân vật Araragi Koyomi - Monogatari Series
Araragi Koyomi (阿良々木 暦, Araragi Koyomi) là nam chính của series Monogatari.
Maeve Wiley: Dịu dàng như một giấc mơ bão tố
Maeve Wiley: Dịu dàng như một giấc mơ bão tố
Nàng như một khối Rubik, nhưng không phải do nàng đổi màu trước mỗi đối tượng mà do sắc phản của nàng khác biệt trong mắt đối tượng kia