Nhà tù

Tù binh quân Đồng minh ở nhà tù Changi được giải phóng. Năm 1945.
Một Lưu trữ 2020-09-29 tại Wayback Machine zindan (một nhà tù truyền thống Trung Á) ở Nga, được Sergey Prokudin-Gorsky chụp, khoảng năm 1905 đến năm 1915.
Bản[liên kết hỏng] đồ thế giới hiển thị số tù nhân trên 100.000 công dân, theo quốc gia. Hoa Kỳ có cả dân số tù lớn nhất thế giới và tỷ lệ giam giữ bình quân đầu người cao nhất thế giới.[1][2]

Nhà tù, hay trại giam/ cơ sở cải huấn / trung tâm giam giữ / trung tâm cải tạo, là một cơ sở mà ở đó các tù nhân bị giam nhốt cưỡng bức và bị từ chối các quyền tự do thuộc thẩm quyền của nhà nước. Nhà tù được sử dụng phổ biến nhất trong hệ thống tư pháp hình sự: những người bị buộc tội có thể bị bỏ tù cho đến khi họ xét xử; những người nhận tội hoặc bị kết tội tại phiên tòa có thể bị phạt tù trong một thời gian nhất định. Nói một cách đơn giản nhất, nhà tù cũng có thể được mô tả là một tòa nhà trong đó mọi người bị giam giữ một cách hợp pháp như một hình phạt cho tội ác mà họ đã gây ra.

Nhà tù cũng có thể được sử dụng như một công cụ các chế độ độc tài dùng để đàn áp chính trị. Các đối thủ của họ có thể bị bỏ tù vì các tội ác chính trị, thường mà không cần xét xử hoặc theo thủ tục pháp lý khác; việc sử dụng này là bất hợp pháp theo hầu hết các hình thức luật quốc tế quản lý việc quản lý công bằng công bằng. Trong thời kỳ chiến tranh, tù nhân chiến tranh hoặc những người bị giam giữ có thể bị giam giữ trong các nhà tù quân sự hoặc trại tù binh chiến tranh, và một nhóm lớn dân thường có thể bị giam giữ trong các trại tạm giam

Sơ lược

[sửa | sửa mã nguồn]

Không chỉ dùng để giam giữ người phạm tội đã bị kết án mà nhà tù (tại Việt Nam là trại giam) còn được dùng để tạm giam những người bị tình nghi là phạm tội, phục vụ cho việc điều tra vụ án nếu như người đó không đủ điều kiện để được tại ngoại. Bị can trong vụ án hình sự trước khi có quyết định tống đạt về phiên tòa hay bị cáo trong quá trình đang bị xét xử đều ở trong tù hay trại giam. Tuy nhiên không nhất thiết bị can bị tạm giam trong nhà tù. Ở Việt Nam, trại giam là một tổ chức có quy mô nhỏ và đơn giản hơn nhà tù.

Những tên gọi khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà tù và trại giam là 2 từ được dùng chính thức, phổ biến trên thế giới. Ngoài ra còn có nhiều từ khác được dùng không chính thức để chỉ nhà tù như: nhà đá, nhà lao, ngục, xà lim, khám, chuồng cọp... Ở Việt Nam từ "trại giam" được dùng một cách chính thức, có giá trị pháp lý.

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Ra đời từ rất sớm, ngay khi nhà nước ra đời thì các nhà tù cũng được thiết lập cùng với lực lượng vũ trang, tòa án tạo nên hệ thống công cụ trấn áp của giai cấp thống trị đối với các giai cấp, tầng lớp bị trị trong xã hội. Thuở sơ khai, nhà tù chủ yếu được dùng để giam giữ những người chống đối lại giai cấp cầm quyền, tức là những kẻ có thể làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của giai cấp đó. Về sau cùng với sự phát triển của xã hội, nhà tù còn được dùng để giam giữ tội phạm, tức những kẻ chống đối, gây hại cho cộng đồng xã hội. Và ở thời kỳ nào cũng vậy, ngoài chức năng pháp định của mình các nhà tù còn thực hiện những nhiệm vụ chính trị riêng của mình.

Nhà tù cổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời cổ đại, để giam giữ những người chống đối hay các nô lệ thì giai cấp cầm quyền đã biết tới việc xây dựng các nhà tù, dù còn đơn giản, để giam giữ những kẻ chống đối, những tên nô lệ...Những nhà tù này thường xây dựng đơn giản nhưng rất kiên cố. Các tù nhân bị giam giữ giống như những con thú nuôi, trong các lồng, cũi...

Nhà tù phong kiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời gian này, đã xuất hiện những nhà tù, thường gọi là 'ngục kiên cố hơn.

Nhà tù phát xít

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà tù phát xít mà nổi tiếng là các trại tập trung của phát xít Đức là nơi giam giữ những người dân mà không cần qua một phiên tòa xét xử nào cả. Những trại tập trung chủ yếu dùng để giam giữ những người Do Thái và những người Cộng sản. Nơi đây nổi tiếng vì sự hà khắc của nó, các tù nhân thường xuyên bị đánh đập, tra tấn, dùng làm vật thí nghiệm cho các nghiên cứu...

Nhà tù hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày nay nhà tù, nhất là ở những nước phát triển, được xây dựng rất quy củ. Một nhà tù thường bao gồm nhiều dãy nhà giam khác nhau, mỗi dãy lại được chia thành nhiều buồng riêng biệt có số hiệu và tên gọi riêng để phân biệt. Mỗi buồng giam có thể được chia nhỏ thành những ô, ngăn (xà lim), nơi thường giam giữ 1 hay 2 tù nhân.

Bao quanh các dãy nhà là hệ thống hàng rào bảo vệ cùng chòi canh gác nhằm ngăn chặn bất cứ ý định vượt ngục nào của tù nhân, đồng thời ngăn chặn những ý định xâm nhập bất hợp pháp vào nhà tù.

Ngoài những buồng giam, nhà tù còn có thể gồm một nhà thờ nhỏ (tại các quốc gia đa số dân cư theo tôn giáo), thư viện, phòng y tế hay thậm chí phòng tập thể hình giúp phạm nhân rèn luyện sức khỏe.

Thông thường thì tại một số nhà tù đặc biệt còn có thêm những buồng biệt giam, đây là nơi giam giữ tạm thời những kẻ có tư tưởng chống phá mạnh, hay những tù nhân vi phạm kỷ luật. Khi bị giam giữ tại các buồng biệt giam này, tù nhân phải chịu một cuộc sống khó khăn hơn nhiều so với tại buồng giam thông thường. Họ gần như không được ra ngoài, tất cả mọi hoạt động đều phải tiến hành trong buồng giam chật hẹp.

Cơ cấu tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Đứng đầu nhà tù là một giám thị, giúp việc cho giám thị là các phó giám thị. Quản giáo (trước đây thường gọi là cai tù) là người trực tiếp quản lý, giáo dục phạm nhân. Nhân viên bảo vệ, lính gác phụ trách việc đảm bảo an ninh cho nhà tù. Ngoài ra còn có các nhân viên kỹ thuật, y tế, hậu cần... đảm bảo nhà tù vận hành tốt.

Nhiệm vụ nhà tù

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở một số quốc gia nhà tù đơn thuần chỉ được dùng làm nơi giam giữ, quản lý, cách ly tù nhân khỏi đời sống xã hội. Ở một số quốc gia khác nhà tù còn có nhiệm vụ giáo dục, cải tạo tù nhân, giúp họ xóa đi những cái xấu, trở thành những công dân có ích cho xã hội. Ở Việt Nam, Trại giam còn là một "trường dạy nghề" giúp cho những công dân tương lai nhận thức được giá trị của sức lao động.

Cơ quan quản lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Không có một hình mẫu quản lý nhà tù chung cho tất cả các nước trên thế giới, nhưng nhìn chung cơ quan chủ quản của nhà tù có thể chia làm 2 nhóm chính

Nhà tù của các nước trên thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]
Khối buồng giam chính của nhà tù Fremantle, Tây Úc

Đa số các nhà tù ở nước này được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19 bởi chính các phạm nhân. Sau đó khá lâu, đến thập niên 1990, chính phủ nước này mới lại cho xây dựng những nhà tù hiện đại hơn.

Xem Nhà tù Hoa Kỳ

Danh sách các nhà tù trong lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhật Bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Việt Nam hệ thống nhà tù, theo tên gọi chính thức là trại giam, thuộc sự quản lý của Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng, Bộ Công an.

Thống kê số lượng tù nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2006 theo các nguồn tin công khai có khoảng 9 triệu người bị giam giữ trong các nhà tù trên toàn thế giới. Tuy vậy, trên thực tế con số này cao hơn nhiều. Độ chính xác của con số được công khai không cao do còn nhiều nhà tù bí mật, nhà tù của các chế độ độc tài được giữ kín.

Hiện tại Hoa Kỳ đang là nước có số lượng tù nhân nhiều nhất trên thế giới, với hơn 2 triệu tù nhân tại thời điểm cuối năm 2002, trong khi đó cả NgaTrung Quốc (nước có số dân gấp 4 lần Hoa Kỳ) mỗi nước chỉ có khoảng 1 triệu tù nhân.

Tuy vậy xét về tỷ lệ phần trăm của số tù nhân trên dân số thì Rwanda là nước dẫn đầu, vào năm 2002 với hơn 100.000 tù nhân, trong khi dân số có khoảng 8.000.000 người, tức là cứ 100.000 người dân thì có 1.250 người ở trong tù.

Hoa Kỳ đứng thứ hai với tỷ lệ 486 tù nhân trên 100.000 dân (theo số liệu của Bộ Tư pháp, là nước có tỷ lệ tù nhân cao nhất trong số các quốc gia phát triển), tiếp theo là New Zealand với 169. Vào năm 2003, Anh có khoảng 73.000 tù nhân và con số tương tự với các nước Pháp, Đức.

Số tù nhân trên 100.000 người dân
Mỹ Nga Anh Canada Đức Italia Pháp Việt Nam Thụy Điển Đan Mạch Iceland
725 713 124 102 98 92 80 75 64 61 29

Những nhà tù nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trên thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]
Nơi giam tù binh cộng sảnPhú Quốc (phục dựng để kỷ niệm)

Một số nhà tù từ thời thuộc Pháp và Mỹ để lại, nay phần lớn là di tích lịch sử như:

Ngoài những nhà tù trên, do các chế độ trước để lại nay chỉ còn ý nghĩa là di tích, thì hiện tại nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đang duy trì một hệ thống trại giam.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Highest to Lowest. World Prison Brief. International Centre for Prison Studies. Use dropdown menu to choose lists of countries by region, or the whole world. Use menu to select highest-to-lowest lists of prison population totals, prison population rates, percentage of pre-trial detainees / remand prisoners, percentage of female prisoners, percentage of foreign prisoners, and occupancy ratio. Column headings in tables can be clicked to reorder columns lowest to highest, or alphabetically. For detailed info for each country go to the World Prison Brief main page and click on the map links and/or the sidebar links to get to the region and country desired.
  2. ^ Holland, Joshua (ngày 16 tháng 12 năm 2013). “Land of the Free? US Has 25 Percent of the World's Prisoners”. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2013.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một chút về Sayu - Genshin Impact
Một chút về Sayu - Genshin Impact
Sayu là một ninja bé nhỏ thuộc Shuumatsuban – một tổ chức bí mật dưới sự chỉ huy của Hiệp Hội Yashiro
Vì sao Ryomen Sukuna là kẻ mạnh nhất trong Jujutsu Kaisen
Vì sao Ryomen Sukuna là kẻ mạnh nhất trong Jujutsu Kaisen
Con người tụ tập với nhau. Lời nguyền tụ tập với nhau. So sánh bản thân với nhau, khiến chúng trở nên yếu đuối và không phát triển
3 chiếc túi hiệu thú vị được lòng giới thời trang, nàng công sở cá tính hẳn cũng mê mệt
3 chiếc túi hiệu thú vị được lòng giới thời trang, nàng công sở cá tính hẳn cũng mê mệt
Nếu để chọn ra nững mẫu túi hiệu thú vị đáp ứng được các tiêu chí về hình khối, phom dáng, chất liệu, mức độ hữu dụng cũng như tính kinh điển thì bạn sẽ chọn lựa những mẫu túi nào?
Kết thúc truyện Sơ Thần, là em cố ý quên anh
Kết thúc truyện Sơ Thần, là em cố ý quên anh
Đây là kết thúc trong truyện nhoa mọi người