Nhà thờ chính tòa Bùi Chu

Nhà thờ chính toà Bùi Chu

Mặt tiền nhà thờ cổ năm 2011
Nhà thờ
Tên chính Nhà thờ chính tòa Nữ vương
Rất Thánh Mân Côi
Tôn giáo Công giáo
Chức năng Nhà thờ chính tòa
Quốc gia Việt Nam
Vùng Giáo phận Bùi Chu
Kiến trúc
Hoàn thành 1885
Phong cách Baroque, chiết trung
Chất liệu Gạch, vôi vữa, gỗ
Cao 35 m
Quản nhiệm nhà thờ
Sự kiện
 

Nhà thờ chính tòa Bùi Chu tọa lạc tại xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Địnhnhà thờ chính tòa của Giáo phận Bùi Chu.

Giáo xứ Bùi Chu, chính thức thành lập năm 1670, được chọn là nơi đặt tòa giám mục của Địa phận Đông Đàng Ngoài từ năm 1779, sau đó là của Địa phận Trung Đàng Ngoài từ khi thành lập năm 1848. Xứ đạo Bùi Chu là một làng toàn tòng, nằm giữa nhiều làng Công giáo khác trong vùng,[1] từng được truyền giảng Phúc Âm bởi Dòng Tên, Hội Thừa sai Paris và nhất là Dòng Đa Minh Tây Ban Nha. Sau khi nạn bách hại đạo chấm dứt, Nhà thờ Bùi Chu được hoàn thành năm 1885. Năm 2020, công trình nhà thờ cổ 135 năm tuổi đã bị dỡ bỏ vì lý do an toàn, hiện nay việc thi công nhà thờ mới đang được tiến hành.

Với sự bổ nhiệm giám mục Đa Minh Maria Hồ Ngọc Cẩn, Bùi Chu là giáo phận thứ hai ở Việt Nam được trao cho các giáo sĩ người Việt coi sóc (sau Giáo phận Phát Diệm do Giám mục Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng coi sóc).

Nhà thờ cũ

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thờ Bùi Chu là một trong những nhà thờ cổ kính nhất ở Việt Nam, có lịch sử tương đương Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (hoàn thành năm 1880), Nhà thờ Lớn Hà Nội (1887), Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (1891). Đây là nơi lưu dấu ấn lịch sử truyền giáo, giao thoa văn hóa Đông – Tây ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, và là công trình có giá trị đặc biệt về phương diện lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc. Nhà thờ chính tòa Bùi Chu cách thị trấn Xuân Trường 3 km, cách thành phố Nam Định 31 km và cách thủ đô Hà Nội 115 km. Hàng năm vào ngày 8 tháng 8 có rất nhiều giáo dân tập trung về dự lễ kính Thánh Đa Minh quan thầy của giáo phận, quen gọi là lễ đầu dòng.[2][3]

Nhà thờ Bùi Chu được chuẩn bị xây dựng từ thời giám mục Manuel Ignacio Riaño Hòa,[4] và khánh thành vào năm 1885 dưới thời giám mục Wenceslao Oñate Thuận.[5] Nguyên vật liệu lấy tại địa phương là gạch, vôi vữa rất đơn giản. Dù vậy, nhà thờ có kiến trúc độc đáo với phong cách chính là Baroque (đọc là Ba-rốc) Tây Ban Nha, kết hợp với cách thức xây dựng truyền thống Việt Nam. Các đường nét hoa văn thể hiện sự hài hòa kiến trúc Âu – Á. Bộ tòa chính ở cung thánh được sơn son thếp vàng lộng lẫy, các cột gỗ lim lớn được đặt trên bệ đá chạm trổ tỉ mỉ, vòm trần nhà thờ làm từ vôi rơm trộn mật, có thiết kế đặc sắc là những hình oval ba lá.[6]

Công trình này dài 78 m, rộng 22 m, cao 15 m,[7] hai tháp chuông cao 35 m. Tháp cổng phía đầu nhà thờ có chiếc đồng hồ cổ kính, sản xuất đơn chiếc theo đơn đặt hàng ở Pháp năm 1922. Khu vực nơi đây ngoài nhà thờ chính tòa còn có tòa giám mục và đại chủng viện của Giáo phận Bùi Chu, dòng nữ Đa Minh Bùi Chu và cô nhi viện Thánh An.

Dỡ bỏ và xây mới

[sửa | sửa mã nguồn]

Ý định xây mới nhà thờ đã có từ thời cố giám mục Giuse Hoàng Văn Tiệm. Năm 2016 dưới thời giám mục Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu, phương án xây mới này được giáo quyền lên kế hoạch và chính quyền cấp phép.[8] Năm 2019, Giáo phận Bùi Chu thông báo sẽ tháo dỡ nhà thờ, dự kiến ban đầu là ngày 13 tháng 5, để xây mới trên nền cũ.[9] Việc này khiến một số kiến trúc sư không đồng tình, và đề nghị tạm hoãn để chờ đánh giá toàn diện của Hội đồng di sản quốc gia, mặc dù nhà thờ không thuộc diện di tích quốc gia Việt Nam. Dựa vào cảm tính cho rằng nhà thờ không hư hỏng nặng, các kiến trúc sư này gửi đơn xin cứu xét đến chính quyền. Ngày 3 tháng 5 năm 2019, trang web Vatican News đăng tải một bản tin tiếng Đức về nhà thờ Bùi Chu với nhan đề: "Việt Nam: Liệu còn cứu được nhà thờ?"[10]

Thực tế, Hội đồng linh mục Giáo phận Bùi Chu đã họp bàn vấn đề này trong nhiều năm và đi đến quyết định hạ giải nhà thờ; thủ tục hành chính cũng đã hoàn tất.[11] Giáo phận không được cấp phép xây dựng nhà thờ mới ở cạnh đó, trong khi nhà thờ cũ với kết cấu gạch vữa đã quá xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn.[12] Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, ông Michael Croft sau khi khảo sát cho biết nền móng nhà thờ bị sụt lún, cấu trúc gỗ và mái mục nát. Ông cũng nhấn mạnh việc tiếp nối di sản phi vật thể là những thực hành văn hóa, tín ngưỡng đôi khi còn quan trọng hơn việc bảo tồn di sản vật chất.[13] Viện trưởng Bảo tồn Di tích Việt Nam, tiến sĩ Hoàng Đạo Cương cho biết nhà thờ đã xuống cấp ở mức báo động.[14] Không gian nhà thờ được số hóa 3D để lưu giữ lại lâu dài hình ảnh cách chi tiết.[15]

Sau khi hoãn kế hoạch hạ giải năm 2019,[16] đến ngày 4 tháng 2 năm 2020, nội thất, bàn thờ và các bộ tòa đã được đưa ra ngoài, chuẩn bị cho việc hạ giải toàn bộ.[17] Sau 135 năm tồn tại, nhà thờ chính thức được hạ giải vào ngày 17 tháng 7 năm 2020,[18][19][20] việc phá dỡ hoàn tất vào đầu tháng 8.[21][22] Nhà thờ mới sẽ được xây với kích thước rộng hơn, theo thiết kế thì kiến trúc ngoại thất tương tự nhà thờ cũ nhưng nội thất là hệ vì kèo gỗ theo kiến trúc cổ Việt Nam thay vì kiến trúc Baroque Tây Ban Nha.[23]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Giáo xứ chính tòa Bùi Chu”.
  2. ^ “Lễ Đầu Dòng xưa và nay”. Giáo phận Bùi Chu. 2016.
  3. ^ “Lễ Đầu Dòng và chứng tích Nhà thờ Chính tòa”. Giáo phận Bùi Chu. 2017.
  4. ^ Trần Thị Vĩnh Tường (ngày 20 tháng 5 năm 2019). “Nhà thờ Bùi Chu thuở bình minh”.
  5. ^ “Nhà thờ chính tòa Bùi Chu: hạ giải hay phá bỏ?”. RFA. 3 tháng 5 năm 2019.
  6. ^ “Kiến trúc Baroque ở nhà thờ Bùi Chu đang tháo dỡ có gì đặc biệt?”. Kiến Thức. ngày 20 tháng 7 năm 2020.
  7. ^ “Lược Sử Giáo phận Bùi Chu”. Vietnamese Missionaries in Asia.
  8. ^ “Việc trùng tu nhà thờ Bùi Chu được yêu cầu giữ các chi tiết kiến trúc như cũ”. Văn Hóa. ngày 24 tháng 5 năm 2019.
  9. ^ "Lễ Truyền dầu năm nay sẽ được tổ chức ở đâu?" Giáo phận Bùi Chu. 2019.
  10. ^ “Vatican đưa tin về nhà thờ Bùi Chu”. Vietnamnet. 5 tháng 5 năm 2019.
  11. ^ "Hơn 20 kiến trúc sư, nhà bảo tồn gửi đơn xin ‘cứu xét' nhà thờ Bùi Chu". Tuổi Trẻ. 1 tháng 5 năm 2019.
  12. ^ Vũ Lê Hoàng (ngày 22 tháng 5 năm 2019). “Một lần về Bùi Chu để nghe chuyện từ cả hai tai”.
  13. ^ “UNESCO: 'Không nhất thiết bảo tồn nguyên trạng nhà thờ Bùi Chu'. VnExpress. ngày 24 tháng 5 năm 2019.
  14. ^ “Viện trưởng bảo tồn di tích: 'Nhà thờ Bùi Chu xuống cấp ở mức báo động'. VnExpress. ngày 30 tháng 6 năm 2019.
  15. ^ Vinh Sơn Đỗ Huy Hoàng (tháng 11 năm 2020). “Nhà thờ chính tòa Bùi Chu - Dấu ấn giai đoạn phát triển mới của Giáo phận Bùi Chu”. Hội đồng Giám mục Việt Nam.
  16. ^ “Giáo phận Bùi Chu hoãn hạ giải nhà thờ chính tòa”. VnExpress. ngày 10 tháng 5 năm 2019.
  17. ^ "Nhà thờ Bùi Chu sắp được hạ giải". VnExpress. 4 tháng 2 năm 2020
  18. ^ “Nhà thờ Bùi Chu được hạ giải”. VnExpress. ngày 19 tháng 7 năm 2020.
  19. ^ “Đang tháo dỡ nhà thờ Bùi Chu”. Tuổi Trẻ. ngày 19 tháng 7 năm 2020.
  20. ^ Paddock, Richard (ngày 22 tháng 7 năm 2020). “Demolition of Historic Vietnam Cathedral Is Underway”. The New York Times.
  21. ^ “Bi tráng vẻ đẹp nhà thờ Bùi Chu những ngày... trơ cột kèo”. Tuổi Trẻ. ngày 25 tháng 7 năm 2020.
  22. ^ “Video những hình ảnh 2 tháp chuông nhà thờ Bùi Chu khi sụp đổ”. Tuổi Trẻ. ngày 5 tháng 8 năm 2020.
  23. ^ “Phá dỡ nhà thờ Bùi Chu rồi làm gì?”. Tuổi Trẻ. ngày 20 tháng 7 năm 2020.
Tham khảo
  • Nguyen, Ky Nam; Phan, Quang Anh (2020). “The management of minority heritage: critical challenges to Vietnamese Catholic heritage seen from the case study of Bui Chu Cathedral”. International Journal of Heritage Studies. 27 (7): 734–751. doi:10.1080/13527258.2020.1858139.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đọc sách như thế nào?
Đọc sách như thế nào?
Chắc chắn là bạn đã biết đọc sách là như thế nào rồi. Bất cứ ai với trình độ học vấn tốt nghiệp cấp 1 đều biết thế nào là đọc sách.
[Review phim] Hương mật tựa khói sương
[Review phim] Hương mật tựa khói sương
Nói phim này là phim chuyển thể ngôn tình hay nhất, thực sự không ngoa tí nào.
IT đã không còn là vua của mọi nghề nữa rồi
IT đã không còn là vua của mọi nghề nữa rồi
Và anh nghĩ là anh sẽ code web như vậy đến hết đời và cuộc sống sẽ cứ êm đềm trôi mà không còn biến cố gì nữa
Thao túng tâm lý: Vì tôi yêu bạn nên bạn phải chứng minh mình xứng đáng
Thao túng tâm lý: Vì tôi yêu bạn nên bạn phải chứng minh mình xứng đáng
Thuật ngữ “thao túng cảm xúc” (hay “tống tiền tình cảm/tống tiền cảm xúc”) được nhà trị liệu Susan Forward đã đưa ra trong cuốn sách cùng tên