Nhĩ Nhã

Nhĩ Nhã
Nhĩ Nhã trưng bày tại Bảo tàng Từ điển Trung Quốc (Tấn Thành, Sơn Tây)
Phồn thể爾雅
Giản thể尔雅

Nhĩ Nhã (giản thể: 尔雅; phồn thể: 爾雅; bính âm: ěr yǎ) là bộ từ điển của Trung Quốc thời kỳ cổ đại, một trong những tác phẩm kinh điển của Nho giáo được xếp vào danh sách thập tam kinh. Nhĩ nghĩa là cận (gần), nhã nghĩa là chính (tức nhã ngôn - lời nói nhã nhặn), nên Nhĩ Nhã nghĩa là cận chính, tức là tiếp cận với quy cách ăn nói sao cho nhã nhặn, đúng mực. Nội dung chủ yếu của Nhĩ Nhã là giải thích và khảo chứng vốn từ ngữ Trung Quốc thời cổ đại.

Tác giả[sửa | sửa mã nguồn]

Tác giả Nhĩ Nhã có nhiều ý kiến không thống nhất. Có thuyết cho là do môn đệ của Khổng Tử sáng tác, có thuyết cho là do Chu Công sáng tác, sau đó được người đời sau bổ sung thêm vào. Cũng có thuyết cho là do người thời Tần, Hán sáng tác, đến thời Tây Hán được chỉnh lý bổ sung mà thành.

Nội dung chủ yếu[sửa | sửa mã nguồn]

Ban Cố trong tác phẩm Hán thư, mục Văn nghệ chí có ghi chép Nhĩ Nhã gồm 3 quyển, 20 thiên. Về sau đến thời Đường Nhĩ Nhã được xếp vào bộ kinh, trở thành một trong những tác phẩm kinh điển của Nho giáo. Hiện nay Nhĩ Nhã chỉ còn lại 19 thiên, theo học giả Tống Tường Phượng thời Thanh thì là do thiên chép Lời tựa của tác phẩm bị thất lạc.

19 thiên của Nhĩ Nhã là:

  1. Thích Hỗ: giải thích các từ ngữ cổ đại.
  2. Thích Ngôn: giải thích các động từtính từ.
  3. Thích Huấn: giải thích các tính từ, phó từ, liên từ và cụm từ.
  4. Thích Thân: giải thích các cách xưng hô thân thuộc.
  5. Thích Cung: giải thích kiến trúc cung đình.
  6. Thích Khí: giải thích các vật dụng hàng ngày, ẩm thực, y phục.
  7. Thích Nhạc: giải thích về âm nhạc.
  8. Thích Thiên: giải thích về thiên văn, lịch pháp.
  9. Thích Địa: giải thích về địa lý, hành chính.
  10. Thích Khâu: giải thích về Khâu Lăng, cao địa.
  11. Thích Sơn: giải thích về núi.
  12. Thích Thủy: giải thích về sông ngòi.
  13. Thích Thảo: giải thích về hoa cỏ.
  14. Thích Mộc: giải thích về cây cối.
  15. Thích Trùng: giải thích về côn trùng.
  16. Thích Ngư: giải thích về .
  17. Thích Điểu: giải thích về chim.
  18. Thích Thú: giải thích về động vật.
  19. Thích Súc: giải thích về động vật.

Các sách chú giải Nhĩ Nhã[sửa | sửa mã nguồn]

Các sách chú thích, khảo chứng Nhĩ Nhã bao gồm:

Các sách phỏng theo Nhĩ Nhã (gọi là Quần Nhã) bao gồm:

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Chưa bao giờ trong lịch sử có nền kinh tế của một quốc gia hồi phục nhanh như vậy sau chiến tranh và trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bà chúa Stalk - mối quan hệ giữa Sacchan và Gintoki trong Gintama
Bà chúa Stalk - mối quan hệ giữa Sacchan và Gintoki trong Gintama
Gin chỉ không thích hành động đeo bám thôi, chứ đâu phải là anh Gin không thích Sacchan
Jinx: the Loose Cannon - Liên Minh Huyền Thoại
Jinx: the Loose Cannon - Liên Minh Huyền Thoại
Jinx, cô nàng tội phạm tính khí thất thường đến từ Zaun, sống để tàn phá mà chẳng bận tâm đến hậu quả.
Tìm hiểu về căn bệnh tâm lý rối loạn lưỡng cực
Tìm hiểu về căn bệnh tâm lý rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực là căn bệnh tâm lý phổ biến với tên gọi khác là bệnh rối loạn hưng – trầm cảm