Paul Kalanithi

Paul Kalanithi
Sinh1 tháng 4 năm 1977
Mất9 tháng 3, 2015(2015-03-09) (37 tuổi)
Học vịĐại học Stanford (BA, MA)
Đại học Darwin, Cambridge (M.Phil)
Trường Y khoa Đại học Yale (MD)
Nghề nghiệp
Sự nghiệp y khoa
Cơ quanTrường Y khoa Đại học Stanford

Paul Sudhir Arul Kalanithi (1 tháng 4 năm 1977 – 9 tháng 3 năm 2015) là một nhà giải phẫu thần kinh và nhà văn người Mỹ gốc Ấn Độ. Cuốn sách When Breath Becomes Air của anh là một cuốn hồi ký về cuộc đời và cuộc chiến đấu với bệnh ung thư phổi di căn giai đoạn IV của anh. Nó được xuất bản sau khi anh qua đời bởi Random House vào tháng 1 năm 2016.[1] Cuốn sách đã lọt vào danh sách những cuốn sách phi hư cấu bán chạy nhất của The New York Times trong nhiều tuần liên tiếp.[2] Tại Việt Nam, cuốn sách này đã được Nhà xuất bản Lao Động dịch và xuất bản vào tháng 7 năm 2017 với tên gọi Khi hơi thở hoá thinh không.

Niên thiếu và học vấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Paul Kalanithi sinh ngày 1 tháng 4 năm 1977 và sống tại Westchester, New York. Anh sinh ra trong một gia đình tín hữu Thiên chúa giáo chuyển tới từ Tamil NaduAndhra Pradesh, Ấn Độ. Kalanithi có hai người anh em trai, Jeevan và Suman; Jeevan là một kỹ sư về máy tính/robot và Suman là một nhà thần kinh học. Gia đình anh chuyển từ Bronxville, New York tới Kingman, Arizona khi Kalanithi lên 10. Kalanithi theo học trường Trung học Kingman, nơi anh tốt nghiệp với tư cách thủ khoa (en:valedictorian).[3][4]

Kalanithi đã theo học Đại học Stanford, nơi anh tốt nghiệp với bằng Cử nhânThạc sĩ (Master of Arts) ngành Văn học Anh, và một bằng Cử nhân khoa học (Bachelor of Science) ngành nhân sinh học vào năm 2000.[4][5] Sau khi tốt nghiệp Stanford, anh tiếp tục theo học Đại học Cambridge, nơi anh học tập tại Đại học Darwin và tốt nghiệp với bằng Thạc sĩ ngành Lịch sửTriết học về Khoa họcY học.[5] Mặc dù ban đầu định theo đuổi bằng tiến sĩ ngành Văn học Anh, Kalanithi sau đó theo học tại Trường Y khoa Đại học Yale (Yale School of Medicine), nơi anh tốt nghiệp với bằng danh dự cum laude năm 2007, được trao tặng Giải thưởng Tiến sĩ Louis H. Nahum cho nghiên cứu của anh về hội chứng Tourette.[6] Ông được giới thiệu vào hội danh dự y học quốc gia Alpha Omega Alpha.[5]

Tại Yale, Kalanithi đã gặp Lucy Goddard, người sẽ trở thành vợ tương lai của anh.[4]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi tốt nghiệp trường y, Kalanithi trở về Stanford để hoàn thành khóa đào tạo nội trú của mình về ngành phẫu thuật thần kinh và học bổng sau tiến sĩ về khoa học thần kinh tại Trường Y khoa Đại học Stanford.[4][5]

Vào tháng 5 năm 2013, Kalanithi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi tế bào không nhỏ (non-small-cell) dương tính với EGFR di căn giai đoạn IV.[4][7] Anh qua đời vào tháng 3 năm 2015 ở tuổi 37.[4]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Kalanithi đã cưới Lucy (nhũ danh Goddard), và có với nhau một con gái, Elizabeth Acadia ("Cady").[5][8] Lucy là một bác sĩ nội khoa tại Trung tâm nghiên cứu ưu tú lâm sàng (Clinical Excellence Research Center) thuộc Trường Y khoa Đại học Stanford, cô cũng là người viết lời bạt cho cuốn Khi hơi thở hoá thinh không.[9][10][11]

Mặc dù Kalanithi được nuôi dưỡng trong một gia đình tín hũu Thiên chúa giáo mộ đạo, ông đã từ bỏ đức tin ở trong những năm thiếu niên và lứa tuổi hai mươi của mình để ủng hộ các ý tưởng khác.[5] Tuy nhiên, ông vẫn giữ lại "các giá trị trung tâm của Công giáo – hy sinh, cứu chuộc, tha thứ" và quay trở lại với Thiên chúa giáo sau này trong cuộc đời của mình. Trong cuốn sách của mình, ông thậm chí còn nói rằng nếu ông trở nên mộ đạo hơn khi còn niên thiếu, ông sẽ trở thành một mục sư.[5]

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Sách phi hư cấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiểu luận

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài báo học thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ các bài viết là tác giả chính (lead author) được liệt kê bên dưới

  • Kalanithi, P. S.; Arrigo, R. T.; Tran, P; Gephart, M. H.; Shuer, L; Fisher, R; Boakye, M (2014). “Rehospitalization and emergency department use rates before and after vagus nerve stimulation for epilepsy: Use of state databases to provide longitudinal data across multiple clinical settings”. Neuromodulation: Technology at the Neural Interface. 17 (1): 60–4, discussion 64–5. doi:10.1111/ner.12051. PMID 23551457.
  • Kalanithi, P. S.; Henderson, J. M. (2012). “Emerging Horizons in Neuromodulation – New Frontiers in Brain and Spine Stimulation”. International review of neurobiology. International Review of Neurobiology. 107: 185–205. doi:10.1016/B978-0-12-404706-8.00010-3. ISBN 9780124047068. PMID 23206683. |chapter= bị bỏ qua (trợ giúp)
  • Kalanithi, P. A.; Arrigo, R; Boakye, M (2012). “Morbid obesity increases cost and complication rates in spinal arthrodesis”. Spine. 37 (11): 982–8. doi:10.1097/BRS.0b013e31823bbeef. PMID 22037526.
  • Kalanithi, P; Schubert, R. D.; Lad, S. P.; Harris, O. A.; Boakye, M (2011). “Hospital costs, incidence, and inhospital mortality rates of traumatic subdural hematoma in the United States”. Journal of Neurosurgery. 115 (5): 1013–8. doi:10.3171/2011.6.JNS101989. PMID 21819196.
  • Kalanithi PS, Patil CG, Boakye M (2009). “National complication rates and disposition after posterior lumbar fusion for acquired spondylolisthesis”. Spine. 34 (18): 1963–9. doi:10.1097/BRS.0b013e3181ae2243. PMID 19652635.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  • Kalanithi, P. S.; Zheng, W; Kataoka, Y; Difiglia, M; Grantz, H; Saper, C. B.; Schwartz, M. L.; Leckman, J. F.; Vaccarino, F. M. (2005). “Altered parvalbumin-positive neuron distribution in basal ganglia of individuals with Tourette syndrome”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 102 (37): 13307–12. Bibcode:2005PNAS..10213307K. doi:10.1073/pnas.0502624102. PMC 1201574. PMID 16131542. father. name.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Maslin, Janet. “Review: In 'When Breath Becomes Air,' Dr. Paul Kalanithi Confronts an Early Death”. New York Times. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2016.
  2. ^ a b “Print and E-book Nonfiction”. New York Times. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2016.
  3. ^ Steele, Kim. “Obituary: Paul Kalanithi”. Daily Miner. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2016.
  4. ^ a b c d e f Spector, Rosanne (ngày 11 tháng 3 năm 2015). “Paul Kalanithi, writer and neurosurgeron, dies at 37”. Stanford Medicine News. Stanford University School of Medicine.
  5. ^ a b c d e f g Kalanithi, Paul (ngày 27 tháng 5 năm 2016). “Paul Kalanithi: Why I gave up on atheism”. Fox News. Fox News Network.
  6. ^ Reisz, Matthew. “Paul Kalanithi, 1977-2015”. Times Higher education. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2016.
  7. ^ Kalanithi, Paul. “My Last Day as a Surgeon”. New Yorker. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2016.
  8. ^ O'Kelly, Lisa (ngày 14 tháng 2 năm 2016). “Lucy Kalanithi: "Paul's view was that life wasn't about avoiding suffering". The Guardian. The Guardian.
  9. ^ Smith, Duncan (ngày 25 tháng 4 năm 2018). “Lucy Kalanithi: Work, life, grief, love”. BMJ: k1220. doi:10.1136/bmj.k1220.
  10. ^ Kalanithi, Lucy (ngày 6 tháng 1 năm 2016). “My Marriage Didn't End When I Became a Widow”. The New York Times. The New York Times Company.
  11. ^ Stanford University School of Medicine. “Lucy Kalanithi”. Stanford University School of Medicine.
  12. ^ Kalanithi, Paul (ngày 24 tháng 1 năm 2014). “How Long Have I Got Left?”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2016.
  13. ^ Kalanithi, Paul. “Before I Go”. Stanford Medicine Magazine. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2016.
  14. ^ Kalanithi, Paul (ngày 11 tháng 1 năm 2016). “My Last Day as a Surgeon”. The New Yorker. ISSN 0028-792X. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2016.
  15. ^ Kalanithi, Paul. “Remembering Sherwin B. Nuland, the author of How We Die”. www.theparisreview.org. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2016.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nên mua iPhone 11 Lock hay không?
Nên mua iPhone 11 Lock hay không?
Chỉ với 13 triệu đồng đã có thể sở hữu một chiếc iPhone 11 Lock, nhưng tại sao người dùng lại không nên ham rẻ?
Tổng quan Ginny - Illusion Connect
Tổng quan Ginny - Illusion Connect
Quy tắc và mệnh lệnh chỉ là gông cùm trói buộc cô. Và cô ấy được định mệnh để vứt bỏ những xiềng xích đó.
You Raise Me Up - Học cách sống hạnh phúc dù cuộc đời chỉ đạt 20 - 30 điểm
You Raise Me Up - Học cách sống hạnh phúc dù cuộc đời chỉ đạt 20 - 30 điểm
Đây là một cuộc hành trình để lấy lại sự tự tin cho một kẻ đã mất hết niềm tin vào chính mình và cuộc sống
Mối quan hệ giữa Itadori, Fushiguro, Kugisaki được xây dựng trên việc chia sẻ cùng địa ngục tội lỗi
Mối quan hệ giữa Itadori, Fushiguro, Kugisaki được xây dựng trên việc chia sẻ cùng địa ngục tội lỗi
Akutami Gege-sensei xây dựng nhân vật rất tỉ mỉ, nhất là dàn nhân vật chính với cách lấy thật nhiều trục đối chiếu giữa từng cá thể một với từng sự kiện khác nhau